Chủ nhật 15/06/2025 03:52
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Doanh nghiệp bán lẻ tăng tốc hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết 68

Các doanh nghiệp bán lẻ đang nổi lên như một "đầu tàu" kinh tế tư nhân, hiện thực hóa Nghị quyết 68 với chiến lược khép kín từ sản xuất đến bán lẻ, thúc đẩy hàng Việt phát triển.
Doanh nghiệp bán lẻ "đón" xu hướng mua sắm Tết 2025 Doanh nghiệp bán lẻ tại Hà Nội đồng loạt kích cầu tiêu dùng dịp lễ 30/4

Đầu tàu kinh tế tư nhân khởi động mạnh mẽ

Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, đánh dấu bước chuyển mang tính chiến lược, lần đầu tiên khẳng định kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân. Trong bối cảnh đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan nổi bật lên là một ví dụ điển hình đang hiện thực hóa tinh thần của Nghị quyết bằng những bước đi chiến lược và đầy thực tiễn.

Khởi đầu từ lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh, các doanh nghiệp bản lẻ như Masan, coopmart, Thế giới di động…đang từng bước phát triển thành tập đoàn đa ngành với hệ sinh thái tiêu dùng - bán lẻ khép kín. Đây không chỉ là một mô hình kinh doanh hiệu quả mà còn là giải pháp toàn diện đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng GDP 8% mà Chính phủ đề ra.

Đơn cử như Masan Consumer - đơn vị phụ trách mảng FMCG - hiện sở hữu loạt thương hiệu nổi bật như CHIN-SU, Nam Ngư, Omachi, Kokomi, Wake-Up 247. Đây đều là những thương hiệu đạt doanh thu trên 100 triệu USD mỗi năm và có độ phủ rộng khắp 98% hộ gia đình Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2017–2023 cao gấp 2,2 lần toàn ngành, cho thấy nội lực lớn trong việc xây dựng chuỗi giá trị nội địa bền vững.

Đáng chú ý, hệ thống phân phối của doanh nghiệp nói trên bao phủ toàn quốc với hơn 313.000 điểm bán truyền thống và 8.500 điểm bán hiện đại. Thông qua nền tảng số “Retail Supreme”, toàn bộ chuỗi cung ứng được số hóa, từ khâu sản xuất đến phân phối, giúp tối ưu chi phí, rút ngắn thời gian tiếp cận người tiêu dùng chỉ còn từ 2 đến 3 tuần.

Nghị quyết 68 cũng yêu cầu đa dạng hóa kênh phân phối, phát triển thương mại điện tử và thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Trong thực tế, hệ sinh thái này đã và đang làm đúng tinh thần đó. Các sản phẩm “Make in Vietnam” không chỉ phổ biến trong hệ thống riêng của doanh nghiệp này mà còn chiếm tỷ trọng hơn 90% trong toàn bộ chuỗi bán lẻ.

Doanh nghiệp bán lẻ tăng tốc hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết 68
Doanh nghiệp bán lẻ tăng tốc hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết 68.

Mở rộng bán lẻ, đưa hàng Việt về nông thôn

WinCommerce - công ty thành viên phụ trách bán lẻ trong hệ sinh thái Masan - hiện đang là đơn vị sở hữu hệ thống điểm bán lẻ lớn nhất tại Việt Nam với hơn 3.700 cửa hàng WinMart/WinMart+. Dự kiến trong năm 2025, WinCommerce sẽ mở mới thêm từ 800 đến 1.000 cửa hàng, nâng tổng số lên hơn 4.500 điểm bán. Điều đáng chú ý là khoảng 70% trong số này sẽ được mở tại khu vực nông thôn - nơi đang thiếu hệ thống phân phối hiện đại nhưng có nhu cầu chuyển đổi tiêu dùng ngày càng cao.

Chiến lược này không chỉ mang tính kinh doanh mà còn đóng góp vào mục tiêu lớn hơn: hiện đại hóa hạ tầng tiêu dùng, đưa hàng Việt đến tận tay người dân vùng sâu, vùng xa. Các mô hình cửa hàng cũng được điều chỉnh linh hoạt: WinMart+ tại nông thôn tập trung vào giá cả hợp lý, còn mô hình WiN tại đô thị chú trọng đến trải nghiệm tiện lợi, thời gian nhanh chóng cho người dân thành thị.

Song song, doanh nghiệp bản lẻ không chỉ chú trọng hàng hóa chất lượng cao mà còn đẩy mạnh phát triển nông sản Việt Nam trong chuỗi cung ứng. Với tỷ lệ hơn 90% hàng nội địa trong các điểm bán WinMart+, doanh nghiệp này đã thực sự trở thành cầu nối mạnh mẽ giữa người nông dân và người tiêu dùng Việt.

Việc số hóa hoạt động bán lẻ thông qua các ứng dụng hội viên như WinLife, hệ sinh thái tích hợp tài chính WinBank, tiêu dùng WinMart, chăm sóc sức khỏe WinPharma… đang góp phần tạo ra trải nghiệm mua sắm thông minh, tiện lợi và hiện đại hóa toàn bộ chuỗi tiêu dùng nội địa.

Chiến lược này của doanh nghiệp bán lẻ không chỉ phục vụ mục tiêu lợi nhuận mà còn thể hiện vai trò của doanh nghiệp trong việc đồng hành cùng chính sách quốc gia. Masan đang đóng vai trò là “đầu tàu” trong tiến trình xây dựng nền kinh tế tự chủ, thúc đẩy tiêu dùng nội địa và phát triển chuỗi giá trị nội địa đúng như tinh thần của Nghị quyết 68.

Trong bối cảnh Chính phủ ưu tiên phát triển kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp bán lẻ nổi lên như một hình mẫu lý tưởng: phát triển bền vững, nội địa hóa sâu rộng và tạo ra giá trị thực cho nền kinh tế. Với chiến lược khép kín và tầm nhìn dài hạn, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang hiện thực hóa khát vọng "Người Việt dùng hàng Việt", đồng thời củng cố vai trò hạt nhân của kinh tế tư nhân trong giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Tin bài khác
Tinh thần tích cực – nền móng bền bỉ của người khởi nghiệp

Tinh thần tích cực – nền móng bền bỉ của người khởi nghiệp

Tinh thần tích cực không đảm bảo thành công tức thì, nhưng là nền móng bền vững giúp doanh nhân trẻ vượt qua thách thức khởi nghiệp.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tháo gỡ nút thắt hóa đơn điện tử cho hộ kinh doanh

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tháo gỡ nút thắt hóa đơn điện tử cho hộ kinh doanh

Ngày 12/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 88/CĐ-TTg yêu cầu các địa phương, Bộ Tài chính và ngành thuế triển khai giải pháp hỗ trợ kịp thời về hạ tầng công nghệ thông tin và chi phí cho hộ, cá nhân kinh doanh trong việc lắp đặt hóa đơn điện tử (HĐĐT) khởi tạo từ máy tính tiền (MTT).
Công ty CP Đầu tư F88 chính thức được cấp mã chứng khoán

Công ty CP Đầu tư F88 chính thức được cấp mã chứng khoán

VSDC (Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam) vừa cấp mã F88 cho 8,26 triệu cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư F88.
Đề xuất xóa độc quyền, cho doanh nghiệp lớn được sản xuất vàng miếng

Đề xuất xóa độc quyền, cho doanh nghiệp lớn được sản xuất vàng miếng

Điểm đáng chú ý là đề xuất cho phép doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng trở lên được tham gia sản xuất vàng miếng. Đây được xem là bước tiến quan trọng nhằm xóa bỏ cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng, minh bạch hóa và tăng nguồn cung cho thị trường.
KOLs, KOC, Streamer học để "làm nghề tử tế trong Kỷ nguyên số"

KOLs, KOC, Streamer học để "làm nghề tử tế trong Kỷ nguyên số"

Sáng 13/6, tại Trung tâm Báo chí TP. Hồ Chí Minh, hơn 100 người sáng tạo nội dung số – bao gồm KOLs, KOC, streamer, nhà làm video ngắn – đã cùng tham dự chương trình đào tạo đặc biệt với chủ đề: “Người ảnh hưởng có trách nhiệm – Làm nghề tử tế trong Kỷ nguyên số”.
Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025: Khơi nguồn sức mạnh nội lực địa phương

Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025: Khơi nguồn sức mạnh nội lực địa phương

Cuộc thi Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025 chính thức phát động, tìm kiếm các mô hình khởi nghiệp sáng tạo trong nông nghiệp sạch, kinh tế tuần hoàn, công nghệ, du lịch cộng đồng... với tổng giải thưởng gần 1 tỷ đồng.
Chủ động kiểm soát rủi ro, bảo vệ “hộ chiếu” sầu riêng Việt

Chủ động kiểm soát rủi ro, bảo vệ “hộ chiếu” sầu riêng Việt

Sau những con số ấn tượng về giá trị xuất khẩu, ngành hàng sầu riêng đang đối mặt với hàng loạt nguy cơ tiềm ẩn, từ chất lượng nông sản, rủi ro an toàn thực phẩm... đến nguy cơ mất thị trường, khiến yêu cầu phát triển bền vững trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Con trai Chủ tịch Phát Đạt sẽ bán hết 3,4 triệu cổ phiếu PDR

Con trai Chủ tịch Phát Đạt sẽ bán hết 3,4 triệu cổ phiếu PDR

Công ty Cổ phần Phát triển bất động sản Phát Đạt (mã PDR) vừa công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ.
Dệt may xuất siêu tỷ đô, doanh nghiệp vẫn lo thiếu nguyên liệu

Dệt may xuất siêu tỷ đô, doanh nghiệp vẫn lo thiếu nguyên liệu

Xuất siêu gần 7 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2025 là tín hiệu tích cực của ngành dệt may giữa bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn. Tuy nhiên, đằng sau con số ấn tượng ấy là nỗi lo thiếu hụt nguyên phụ liệu kéo dài, đặt ra yêu cầu cấp thiết về giải pháp căn cơ để phát triển bền vững và nâng cao tính tự chủ.
Mô hình pop-up: Bệ phóng doanh thu

Mô hình pop-up: Bệ phóng doanh thu

Mô hình pop-up không chỉ là điểm bán tạm thời mà là chiến lược hiệu quả để thử nghiệm thị trường, thúc đẩy doanh số và xây dựng cộng đồng trung thành.
Làn sóng M&A 2025 bùng nổ doanh nghiệp nội giành lại thế chủ động

Làn sóng M&A 2025 bùng nổ doanh nghiệp nội giành lại thế chủ động

Năm 2025 chứng kiến làn sóng M&A tại Việt Nam với sự tham gia tích cực của doanh nghiệp nội, đón đầu xu hướng công nghệ và bất động sản, giá trị giao dịch tăng đột biến.
Doanh nhân thế hệ gen Z đang tạo cú huých toàn cầu như thế nào?

Doanh nhân thế hệ gen Z đang tạo cú huých toàn cầu như thế nào?

Gen Z với tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ, khả năng vận dụng công nghệ và ngoại ngữ, thành lực lượng tiên phong xây dựng doanh nghiệp đổi mới trên thị trường quốc tế.
ThinkZone chính thức quản lý BK Fund

ThinkZone chính thức quản lý BK Fund

Việc ThinkZone trực tiếp quản lý BK Fund cho thấy cam kết lớn nhằm hiện thực hóa tầm nhìn của các cựu sinh viên Bách Khoa trong việc hỗ trợ, ươm tạo startup công nghệ đột phá.
Vì sao các khu chợ truyền thống ở Hà Nội vắng bóng tiểu thương?

Vì sao các khu chợ truyền thống ở Hà Nội vắng bóng tiểu thương?

Từ chợ Cầu Giấy đến chợ Bưởi, nhiều gian hàng đóng cửa vì vắng khách. Thương mại điện tử, siêu thị hiện đại và chính sách thuế mới làm thay đổi cục diện bán lẻ.
Bí quyết để nhà lãnh đạo luôn dẫn đầu xu hướng công nghệ

Bí quyết để nhà lãnh đạo luôn dẫn đầu xu hướng công nghệ

Sairah Ashman – Tổng Giám đốc Điều hành toàn cầu của Wolff Olins, một công ty tư vấn thương hiệu – cho rằng: để trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả trong kỷ nguyên công nghệ, các lãnh đạo doanh nghiệp cần duy trì sự tò mò và không ngừng cập nhật kiến thức.