Năm Đinh Dậu kể huyện con gà

00:00 12/10/2020

DNHN: Cũng như các hàng can chi khác, cứ 60 năm một vòng chu kỳ quay trở lại, năm 2017 – Đinh Dậu (năm con Gà) lại đến với ta; ta hân hoan mở cửa đón chào, như chào đón người thân yêu nhất của mình đã từng bươn trải vượt qua ngàn trùng đạn bom, dông bão, no đói, vui buồn 60 năm cuộc đời nay đã trở về.

ngam-dan-ga-tien-ty-dep-nhu-tranh-dip-tet-dinh-dau-2

Trước khi nói chuyện Năm con Gà, xin phép được khái quát những ảnh hưởng của âm – dương ngũ hành, tử vi tướng pháp, tử vi đẩu số, cùng các nội dung phong thủy, địa lý, thiên văn, Bát cẩm trạch có liên quan,  ảnh hưởng gì đến người sinh năm Đinh Dậu, như sau: Đinh thuộc thiên can, Dậu thuộc địa chi; người sinh năm Đinh Dậu có tuổi Kim, mạng Hỏa, Tốn trạch, nam cung Đoài, nữ cung Cấn. Năm Đinh Dậu còn gọi là năm Con Gà (Sơn hạ hỏa) – nghĩa là hỏa dưới núi; theo vòng quay của Ngũ hành sinh khắc thì mạng hỏa khắc tuổi kim, còn theo Bát cẩm trạch người có cung Tốn khi làm nhà hoặc lập ban thờ, hướng tốt nhất là chính Nam (phúc đức); hướng tốt nhì là chính Đông (Diên niên), có nghĩa là khỏe mạnh, sống lâu. Hướng tốt thứ ba là Đông Nam (phục vị) có nghĩa là công danh phú quý bậc trung, hướng tốt thứ tư là Đông Bắc (sinh khí) có nghĩa là mát mẻ. Lưu ý trong mỗi hướng nói trên đều được chia làm 3 phương vị, mỗi phương vị có ý nghĩa tốt xấu khác nhau cần được hiểu biết cụ thể từng trường hợp của ngôi nhà nằm trên khuôn đất như thế nào. - Người Đông Á nói chung, người Việt Nam nói riêng rất tín tâm, vì thế ngày tuần rằm và các ngày lễ khánh tiết theo lệ cổ truyền, đặc biệt là nghi thức lễ giao thừa là một nghi thức tối linh, nó như bắt buộc người ta phải theo khuôn phép tôn kính thực sự trong sâu thẳm trái tim mình; Trong nghi thức linh thiêng tôn kính đó, không thể thiếu “Anh Gà Trống”- anh gà trống được oai phong chễm chệ ngồi giữa mâm để ngang hàng cùng mâm ngũ quả trên ban thờ; mâm ngũ quả đủ 5 màu tượng trưng cho ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Trong trường hợp này gà đóng vai trò chính cho vật cúng tế, lễ tạ - Phật, Thánh, Thần linh, hoặc Gia tiên nội, ngoại. Hơn thế nữa người ta còn lấy chân gà làm vật bí hiểm cho thầy cúng, thầy bói xem phúc họa, rủi may, thời vận… cho tín chủ. Nhân đây xin khái quát với bạn đọc về truyền thuyết xem bói chân giò (chân gà) như sau: Từ thời Khổng Tử, Mạnh Tử, Khổng Minh… mỗi khi có việc lớn khai trương, xuất hành, khởi sự hoặc lập kế hoạch ra trận…  người ta làm lễ tạ Đất – Trời, Phật, Thánh, Thần linh, cầu may bỏ rủi bằng các con vật thuộc 12 hàng địa chi, năm nào thì xem chân giò của con vật năm ấy; chẳng hạn năm Ngọ thì xem chân giò Ngựa, năm Tuất thì xem chân giò chó, năm Thân thì xem chân giò Khỉ, năm Dậu thì xem chân giò Gà…

ngam-dan-ga-tien-ty-dep-nhu-tranh-dip-tet-dinh-dau-8

Nói thế tưởng như rất nhiều bí hiểm, làm cho mọi người ta nghi nghi, hoặc hoặc, rồi hoang mang chẳng rõ đầu đuôi, xuôi ngược thế nào.  Rồi đến thời Nhà Đường có một người con gái tên là Nguyễn Thị Chân – dày công nghiên cứu học tập,  tu luyện và đã sáng tác cho ra đời khoa xem bói bài thần (bài tây) và khoa xem bói chân gà, từ đó nhiều “ông thầy” đã suy diễn, đoán bói và tán tụng xem cả lá trầu, xem cả đồng tiền, xem cả “cành lộc” bẻ hái được ở bất kỳ đâu… Trong quá trình áp dụng có sự bổ sung, đúc rút kinh nghiệm của nhiều nhà khảo cứu thiên tài, và đã có nhiều kết quả linh nghiệm được người đời thừa nhận. Cũng từ đó bà Nguyễn Thị Chân được người đời phong tặng là người phụ nữ tu hành đắc đạo hiển Sư và lập đền thờ  “Nguyễn Thị Chân Sư”. Chuyện dài lắm, xin dẫn giải vào dịp khác. Tại đây cũng xin khái quát chung về việc xem chân giò của 12 con vật thuộc địa chi đều có chung một số điểm giống như xem chân gà. Đó là xem được thời tiết, xem được bệnh tật con vật ấy; từ đó xem tư thế, thần sắc của mỗi chân gà và thần thái của tín chủ để “thầy bói” suy đoán, tán tụng ra nhiều điều phúc họa, rủi may, thời vận, tiền tài, đất đai, nhà cửa, mộ phần âm dương… của tín chủ.  Trong việc tán tụng, suy đoán của “thầy” đều có đúng, có sai, việc này thầy nào cũng có kinh nghiệm tán tụng những điều tối thiểu, những vấn đề cơ bản giống nhau, tất yếu vẫn diễn ra với mọi người giữa trường đời kỳ diệu. Chỉ có điều buồn cười là các tín chủ mải mê quan tâm điều gần đúng, cho là đúng; còn những điều thầy nói sai – sai quá đáng, thì tín chủ cho qua, hoặc quên không cần để ý. Tuy vậy;  việc đúng sai còn lệ thuộc vào kinh nghiệm và tài bát sát của ông “Thầy bói”, được coi là bí hiểm, tài năng khi tán dương tín chủ và cũng tùy thuộc vào sự chiêm nghiệm sáng suốt, hoặc mê muội của mỗi người. Thực tế ngày nay rất đáng tiếc và nực cười khi thấy khá đông những người có học hành, văn hóa hiểu biết Cổ - Kim, có chức có quyền, bằng cấp hẳn hoi vì sao lại cứ đắm say vào việc gửi thân mình, gia đình mình cho những “cô đồng, quả bóng” chưa thoát nạn mù chữ, thậm chí vừa điếc, vừa mù, hoặc giả mù, nói năng chưa sõi… Thế mà có quyền xưng danh là “Thầy”, là “Cậu”, là “Cô”, là “Phật" là "Thánh”, tán dương suy diễn để phán xét toàn bộ đạo đức, sự nghiệp, công danh cuộc đời mình, gia đình mình. Ghê gớm và phạm thượng hơn nữa, cô đồng quả bóng ấy còn dám xưng danh là Bác Hồ hiện về dạy bảo tín chủ, quở mắng tín chủ, làm cho tín chủ tưởng như có thật, rồi hoang mang, lo sợ đến nực cười. Trở lại người sinh năm Đinh Dậu “năm con gà”. Hầu như số đông các ông thầy bói đều dựa vào nội dung tán tụng trong những bài ca bằng thơ Lục bát trong sách “Diễn Cầm Tam thế” của Khương Đức xuất bản năm 1952 và sách Tử vi tướng pháp, Tử vi đẩu số, Tử vi tiền định của Tạ Bửu Sơn xuất bản năm 1968. Các tài liệu này cơ bản đều gặp nhau ở một quan điểm chung về Ngũ hành âm dương và luận theo thiên can và địa chi; từ đó có thể lập ra lá số tử vi cho mỗi đời người. Việc này có thể tạm coi như cái máy tính thông dụng, nếu máy tính nhận thông tin đúng thì cho nghiệm đúng, nếu máy tính nhận thông tin sai thì cho nghiệm sai. Nhưng những ông thầy suy đoán, tán dương xem số mệnh của người năm Đinh Dậu thường gặp nhau ở những câu ca đã được đúc kết:

ngam-dan-ga-tien-ty-dep-nhu-tranh-dip-tet-dinh-dau-5

                                        Đức tài cần kiệm thông minh

                                    Vui buồn lo đói nghĩa tình đầy vơi

                                       Nửa đời phúc lộc thảnh thơi

                                    Tiền tài phát đại nửa đời nặng duyên

                                      Thương người, tính thẳng thảo hiền          

                                    Không chịu co uốn điền viên vui vầy

Tuy vậy mọi đúng sai còn tùy thuộc vào chiêm nghiệm của mỗi người. Năm con Gà cũng như nhiều năm khác, chúng ta có rất nhiều điều muốn minh họa, muốn khám phá để khơi trong, gạn đục những điều thần bí của vận hành vũ trụ - Đất, Trời, Người và vạn vật quanh ta. Chúng ta cũng còn rất nhiều điều cần biên cứu, khảo luận. Nhưng tại nơi khuôn phép hạn chế này, chỉ xin cầu mong cho tất cả mọi người đang sống, học tập và làm việc ở thời đại mới, thời đại văn minh, thời đại dân trí vươn mình đang trên tầm đẳng cấp siêu thần học; chúng ta không nên quá nặng nề mê muội, lo sợ là sinh năm Con Gà thì phải na ná giống số phận con Gà, sinh năm Tuất thì phải giống số phận con Chó, sinh năm Ngọ thì phải giống số phận con Ngựa… Thực tế con người khi mới sinh ra cơ bản đều giống nhau (nhân bản thiện); nhưng sau đó do môi trường, thời thế, cộng với điều kiện học tập, tu rèn, cộng với điều kiện giống nòi (gien) từ đó tạo thành tinh tướng của mỗi con người và ta hiểu ngắn gọn là: Tâm sinh Tướng – Nhìn tướng để đọc được tâm. Khoa tướng pháp kỳ tài vô tận, nhưng quy nạp gọn lại vào một điều gọi là Tướng sinh mệnh, người ta vẫn xếp hạng rằng: “Nhất thanh, nhì sắc, thứ ba đến hình”. Chúng ta đồng ý và tôn trọng những người thông thái, dầy công nghiên cứu, học  hành, để khám phá nhiều điều thần diệu của khoa tướng pháp (tướng mệnh) kết hợp với khoa tử vi, ứng biến theo thời vận để suy đoán những vấn đề về vận mệnh của một đời người, đấy mới là khoa học, thần học mà mỗi chúng ta cần học hỏi để vươn tới “siêu thần học”, không chịu lẩn quẩn trong vòng mu muội, mê tín dị đoan. Bởi vì càng ngày càng thấy: Đất, Trời, vạn vật quanh ta không có gì so sánh được với trí tuệ con người, nói chi cái chân giò của 12 con vật, hoặc cái chân gà năm Đinh Dậu. Nếu các bạn muốn tìm hiểu ngày nay tại Việt Nam đã có bao nhiêu giống gà, mỗi giống gà có đặc tính gì? Nó có giá đắt đỏ như thế nào mà các đại gia vẫn sẵn sàng say mê đặt cược xuống tiền giành nó về mình: - Có một số giống gà chính là gà lôi, gà đỏ, gà rừng có tên trong sách đỏ, lên dù giá đắt cực kỳ nhưng vẫn khiến nhiều đại gia mê mệt và sẵn sàng xuống tiền.

ngam-dan-ga-tien-ty-dep-nhu-tranh-dip-tet-dinh-dau-3

Gà Lamborgini có hai loại - gà lông xước có giá hơn gà lông mượt. Giá trung bình trên 50 triệu đồng một con vừa tầm nuôi từ 2 – 3 kg. Gà lông xù 10 triệu đồng một con  - vẫn hiếm. “Gà lai … Cá” độc nhất thế giới khiến dân chơi mê mẩn xuống tiền. Gà quý phi có nguồn gốc ở Anh, đang được nuôi nhiều ở Trung Quốc và đã xuất hiện ở Hưng Yên cùng một số địa phương tại Việt Nam. Bên cạnh đó còn rất nhiều gà dành cho dân chơi quý phái như: gà chín cựa, gà kiểng, gà tre Thái Lan, gà tre Việt Nam, gà Đông Tảo, gà chọi, gà cảnh... Bùi Bá Tuân