Thứ ba 15/07/2025 06:56
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

USAID là gì? Vì sao Tổng thống Donald Trump muốn giải thể cơ quan này?

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang thực hiện các biện pháp mạnh mẽ nhằm cải tổ USAID, làm dấy lên lo ngại về tương lai của hàng nghìn chương trình viện trợ quốc tế.
USAID là gì? Vì sao Tổng thống Donald Trump muốn giải thể cơ quan này?
USAID là gì? Vì sao Tổng thống Donald Trump muốn giải thể cơ quan này?

Trong hai tuần qua, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã thực hiện hàng loạt thay đổi lớn tại Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), khiến nhiều tổ chức viện trợ lo ngại về khả năng duy trì các chương trình hỗ trợ, bao gồm cung cấp dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ suy dinh dưỡng.

Được thành lập trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh dưới thời Tổng thống John F. Kennedy, USAID đã khiến đảng Cộng hòa và Dân chủ liên tục tranh cãi về vai trò và ngân sách của cơ quan này trong nhiều thập kỷ.

USAID là gì?

Tổng thống Kennedy thành lập USAID vào năm 1961 nhằm thúc đẩy viện trợ nước ngoài của Mỹ, đối trọng với ảnh hưởng của Liên Xô khi đó. Ông cho rằng Bộ Ngoại giao quá quan liêu trong việc triển khai các chương trình hỗ trợ quốc tế, do đó quyết định tách USAID thành một cơ quan độc lập.

Sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, USAID vẫn tiếp tục hoạt động với mục tiêu thúc đẩy ảnh hưởng của Mỹ trước sự cạnh tranh từ Trung Quốc và Nga. Bắc Kinh hiện đang triển khai Sáng kiến “Vành đai và Con đường” để mở rộng ảnh hưởng toàn cầu, bao gồm nhiều quốc gia cũng là đối tác của Washington.

Tuy nhiên, các ý kiến chỉ trích cho rằng USAID đang hoạt động lãng phí và thúc đẩy các chương trình mang màu sắc tự do.

USAID là gì? Vì sao Tổng thống Donald Trump muốn giải thể cơ quan này?
USAID là gì? Vì sao Tổng thống Donald Trump muốn giải thể cơ quan này?

Chính quyền của Tổng thống Trump đang làm gì với USAID?

Trong ngày đầu tiên nhậm chức ngày 20/1, Tổng thống Donald Trump đã áp đặt lệnh đóng băng 90 ngày đối với viện trợ nước ngoài. Bốn ngày sau, ông Peter Marocco, một quan chức từng phục vụ trong chính quyền của ông Donald Trump nhiệm kỳ đầu, đã ban hành lệnh siết chặt hơn khiến hàng nghìn chương trình viện trợ trên toàn cầu bị đình chỉ và nhân sự của USAID bị sa thải hàng loạt.

Ngoại trưởng Marco Rubio sau đó đã can thiệp để duy trì một số chương trình cứu trợ khẩn cấp. Tuy nhiên, sự mơ hồ trong các quy định miễn trừ khiến nhiều chương trình vẫn bị gián đoạn, làm tê liệt hoạt động viện trợ và phát triển toàn cầu.

Theo đó, hàng chục quan chức USAID bị đình chỉ, hàng nghìn nhà thầu bị sa thải, và nhân viên tại trụ sở Washington bị yêu cầu không quay lại làm việc. Trang web và tài khoản mạng xã hội của cơ quan này cũng đã bị gỡ bỏ.

Vì sao USAID bị chỉ trích?

Đảng Cộng hòa thường muốn trao nhiều quyền kiểm soát hơn cho Bộ Ngoại giao trong việc quyết định chính sách và ngân sách viện trợ nước ngoài, trong khi đảng Dân chủ lại bảo vệ tính độc lập của USAID.

Các cơ quan của Liên Hợp Quốc (LHQ), bao gồm lực lượng gìn giữ hòa bình, tổ chức nhân quyền và cơ quan hỗ trợ người tị nạn, thường là mục tiêu cắt giảm của chính quyền Cộng hòa. Trong nhiệm kỳ đầu, Tổng thống Donald Trump đã cắt ngân sách cho nhiều tổ chức thuộc LHQ như Quỹ Dân số LHQ (UNFPA) và cơ quan hỗ trợ người tị nạn Palestine (UNRWA).

Ngoài ra, với tư cách là thượng nghị sĩ, ông Marco Rubio từng ủng hộ tăng cường giám sát viện trợ nước ngoài, nhưng vẫn công nhận vai trò quan trọng của USAID. Năm 2017, ông từng viết trên mạng xã hội rằng viện trợ nước ngoài “không phải là từ thiện” mà là “yếu tố quan trọng đối với an ninh quốc gia”. Năm 2023, ông này từng đề xuất dự luật yêu cầu USAID minh bạch hơn trong việc công bố các tổ chức triển khai viện trợ thực địa.

Bên cạnh đó, tỷ phú Elon Musk, dưới danh nghĩa của Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE), đã được Tổng thống Donald Trump trao quyền thực hiện cuộc cải tổ toàn diện nhằm sa thải các công chức liên bang và cắt giảm hàng nghìn tỷ USD ngân sách. Theo đó, USAID là một trong những mục tiêu chính của ông Elon Musk, khi ông cáo buộc cơ quan này tài trợ cho các chương trình “cực đoan” và gọi USAID là một “tổ chức tội phạm”.

USAID là gì? Vì sao Tổng thống Donald Trump muốn giải thể cơ quan này?
Khu vực châu Phi hạ Sahara có thể chịu tác động nặng nề nhất khi USAID bị đóng băng hoạt động.

Những tác động khi USAID bị đình chỉ

Khu vực châu Phi hạ Sahara có thể chịu tác động nặng nề nhất do Mỹ đã cung cấp hơn 6,5 tỷ USD viện trợ nhân đạo cho khu vực này vào năm ngoái. Các phòng khám HIV tại châu Phi được tài trợ bởi USAID đã phải đóng cửa, ảnh hưởng trực tiếp đến những bệnh nhân cần điều trị.

Tại Mỹ Latin, một trung tâm tị nạn ở Mexico đã không còn bác sĩ. Chương trình hỗ trợ tâm lý cho thanh niên LGBTQ+ chạy trốn khỏi Venezuela cũng đã bị giải thể. Các “Văn phòng Di trú An toàn” tại Colombia, Costa Rica, Ecuador và Guatemala (nơi người di cư có thể xin nhập cư hợp pháp vào Mỹ) cũng đã bị đóng cửa.

Các tổ chức viện trợ hiện vẫn đang tìm cách đánh giá đầy đủ tác động của lệnh đóng băng đối với hàng nghìn chương trình và nhân viên dự án trên toàn cầu.

Theo báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ, trong năm tài chính 2023, Mỹ đã chi khoảng 40 tỷ USD cho viện trợ nước ngoài, giữ vị trí nhà tài trợ nhân đạo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm chưa đến 1% tổng ngân sách liên bang.

Dù vậy, nhiều người Mỹ tin rằng số tiền chi cho viện trợ quốc tế lớn hơn thực tế. Các khảo sát cho thấy người dân Mỹ ước tính viện trợ nước ngoài chiếm tới 31% ngân sách liên bang, trong khi con số thực tế chưa đến 1%.

Liệu Tổng thống Donald Trump có thể giải thể USAID hay không?

Đảng Dân chủ cho rằng Tổng thống không có quyền hiến định để xóa sổ USAID. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ cơ sở pháp lý nào có thể ngăn cản Tổng thống Donald Trump thực hiện điều này.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Donald Trump từng tìm cách cắt giảm 1/3 ngân sách viện trợ quốc tế, nhưng đã bị Quốc hội ngăn chặn. Khi không thể cắt giảm trực tiếp, chính quyền của Tổng thống Trump đã áp dụng các biện pháp đóng băng ngân sách, vi phạm Đạo luật Kiểm soát Chi tiêu của Quốc hội theo phán quyết của Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO). Tuy nhiên, trong nhiệm kỳ này, mọi chuyện có khả năng sẽ thay đổi khi đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump hiện đang kiểm soát cả Thượng viện lẫn Hạ viện tại Quốc hội Mỹ.
Tin bài khác
Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Đề xuất áp thuế 200% lên dược phẩm nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump khiến các tập đoàn dược toàn cầu ráo riết lập kịch bản ứng phó, lo ngại nguy cơ thiếu thuốc và chi phí y tế tăng vọt.
Ngoại trưởng Mỹ lần đầu thăm châu Á giữa căng thẳng thuế quan

Ngoại trưởng Mỹ lần đầu thăm châu Á giữa căng thẳng thuế quan

Chuyến công du đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tới châu Á diễn ra trong bối cảnh chính quyền Washington chuẩn bị áp thuế mạnh tay lên nhiều quốc gia ASEAN và các đồng minh.
Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Giá trị nhập khẩu hàng may mặc từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 5/2025 chạm đáy thấp nhất kể từ năm 2003 do tác động từ chính sách thuế của Washington, để lại khoảng trống cơ hội cho một số quốc gia.
Các thành viên Fed chia rẽ về tốc độ giảm lãi suất

Các thành viên Fed chia rẽ về tốc độ giảm lãi suất

Biên bản cuộc họp tháng 6/2025 của Fed cho thấy, mặc dù đa số thành viên ủng hộ giảm lãi suất trong năm nay, nhưng mức độ và thời điểm vẫn gây tranh cãi giữa các nhà hoạch định chính sách.
Thuế quan có thể mang lại doanh thu 300 tỷ USD cho Mỹ

Thuế quan có thể mang lại doanh thu 300 tỷ USD cho Mỹ

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent dự báo doanh thu từ thuế quan có thể đạt mức kỷ lục 300 tỷ USD trong năm 2025, nhờ làn sóng áp thuế mạnh mẽ từ chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Thế giới chạy đua trước hạn chót thuế quan của Mỹ

Thế giới chạy đua trước hạn chót thuế quan của Mỹ

Khi hạn chót ngày 9/7 cận kề, các đối tác thương mại lớn của Mỹ đang đẩy nhanh đàm phán để tránh mức thuế đối ứng, trong bối cảnh Bộ trưởng Tài chính Mỹ hé lộ khả năng gia hạn cho một số quốc gia.
Trung Quốc thúc đẩy tiêu dùng hộ gia đình làm động lực tăng trưởng

Trung Quốc thúc đẩy tiêu dùng hộ gia đình làm động lực tăng trưởng

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại và nguy cơ giảm phát ngày càng lớn, giới hoạch định chính sách Trung Quốc đang kêu gọi đưa tiêu dùng hộ gia đình trở thành trọng tâm trong kế hoạch 5 năm tới.
EU: Không thể đạt thỏa thuận thương mại toàn diện với Mỹ trước ngày 9/7

EU: Không thể đạt thỏa thuận thương mại toàn diện với Mỹ trước ngày 9/7

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết EU và Mỹ hiện chỉ có thể hướng tới một “thỏa thuận nguyên tắc” trước hạn chót áp thuế đối ứng ngày 9/7 của Washington.
Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỷ USD thuế quan giữa chiến tranh thương mại

Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỷ USD thuế quan giữa chiến tranh thương mại

Thuế quan tăng mạnh đã giúp Mỹ thu kỷ lục 24,2 tỷ USD trong tháng 5/2025, hỗ trợ ngân sách quốc gia giữa lúc thâm hụt ngày càng trầm trọng.
Du lịch Việt Nam vượt Thái Lan trong mắt khách Trung Quốc

Du lịch Việt Nam vượt Thái Lan trong mắt khách Trung Quốc

Việt Nam đang vượt Thái Lan trong cuộc đua thu hút du khách Trung Quốc nhờ tỷ giá thuận lợi, môi trường an toàn và chính sách visa linh hoạt.
Chủ tịch Fed: Nếu không vì thuế, lãi suất đã có thể được giảm

Chủ tịch Fed: Nếu không vì thuế, lãi suất đã có thể được giảm

Chủ tịch Fed Jerome Powell xác nhận kế hoạch áp thuế của Tổng thống Donald Trump đã khiến ngân hàng trung ương phải ngừng cắt giảm lãi suất như dự kiến.
Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Giữa căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc vẫn thể hiện được năng lực tự chủ công nghệ, đương đầu với lệnh hạn chế xuất khẩu từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Ông Trump xác nhận ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

Ông Trump xác nhận ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ và Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận thương mại, chấm dứt tạm thời căng thẳng thuế quan kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đông Nam Á: Ứng dụng AI hoặc bị đào thải

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đông Nam Á: Ứng dụng AI hoặc bị đào thải

Với tốc độ phát triển AI vượt bậc, doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đông Nam Á đã không còn lựa chọn đứng ngoài cuộc đua: Hoặc nhanh chóng ứng dụng AI, hoặc chấp nhận bị đào thải.
Trung Quốc xây dựng “siêu thị trường tiêu dùng” để thúc đẩy tăng trưởng

Trung Quốc xây dựng “siêu thị trường tiêu dùng” để thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Lý Cường khẳng định Trung Quốc đang phát triển thành nền kinh tế tiêu dùng quy mô lớn, đóng vai trò ổn định trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động.