Thứ tư 05/02/2025 13:49
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Trung Quốc tăng thuế với hàng hóa Mỹ, "trả đũa" chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump

04/02/2025 18:05
Trung Quốc áp thuế bổ sung để đáp trả sau khi Mỹ tăng thuế đối với hàng hóa của nước này. Động thái này có khả năng châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trung Quốc tăng thuế với hàng hóa Mỹ,
Trung Quốc tăng thuế với hàng hóa Mỹ, "trả đũa" chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump.

Hãng Reuters đưa tin, Trung Quốc hôm thứ Ba (4/2) đã áp thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ để đáp trả các mức thuế mới mà Hoa Kỳ áp dụng đối với hàng hóa của nước này, làm gia tăng căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Động thái này diễn ra khi Tổng thống Donald Trump tìm cách trừng phạt Bắc Kinh vì đã không ngăn chặn dòng chảy ma túy bất hợp pháp.

Cụ thể, mức thuế bổ sung 10% của ông Donald Trump đối với toàn bộ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ có hiệu lực từ 12h01 chiều ngày thứ Ba (4/2) theo giờ Việt Nam.

Ngay lập tức, Bộ Tài chính Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ áp thuế 15% đối với than đá và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ, cùng với mức thuế 10% đối với dầu thô, thiết bị nông nghiệp và một số loại ô tô. Các mức thuế mới đối với hàng xuất khẩu của Mỹ sẽ có hiệu lực từ ngày 10/2, theo thông báo của bộ.

Ngoài ra, Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan Trung Quốc cũng cho biết nước này sẽ áp đặt kiểm soát xuất khẩu đối với vonfram, tellurium, ruthenium, molypden và các sản phẩm liên quan đến ruthenium nhằm "bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia".

Trước đó một ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tạm hoãn việc áp thuế 25% đối với Mexico và Canada vào phút chót, đồng ý trì hoãn 30 ngày để đổi lấy nhượng bộ về kiểm soát biên giới và chống tội phạm từ hai quốc gia láng giềng này.

Tuy nhiên, đã không có sự nhượng bộ nào dành cho Trung Quốc. Một phát ngôn viên Nhà Trắng cho biết Tổng thống Donald Trump sẽ không có cuộc trao đổi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho đến cuối tuần.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2018, ông Donald Trump đã khởi xướng một cuộc chiến thương mại kéo dài hai năm với Trung Quốc, nhằm đối phó với thặng dư thương mại khổng lồ của Bắc Kinh với Mỹ. Các biện pháp thuế quan trả đũa lẫn nhau đối với hàng trăm tỷ USD hàng hóa đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới.

Để chấm dứt cuộc chiến thương mại đó, Trung Quốc đã đồng ý vào năm 2020 chi thêm 200 tỷ USD mỗi năm để mua hàng hóa Mỹ, nhưng kế hoạch này bị chệch hướng do đại dịch COVID-19, khiến thâm hụt thương mại hàng năm của Trung Quốc với Mỹ tăng lên 361 tỷ USD, theo số liệu được hải quan Trung Quốc công bố vào tháng trước.

Oxford Economics nhận định: "Cuộc chiến thương mại mới chỉ ở giai đoạn đầu, do đó khả năng các mức thuế bổ sung được áp dụng vẫn rất cao”.

Tổng thống Donald Trump cảnh báo có thể tiếp tục tăng thuế đối với Trung Quốc nếu Bắc Kinh không kiểm soát được dòng chảy fentanyl (một loại opioid gây chết người) vào Mỹ. Ông Trump tuyên bố hôm thứ Hai (3/2): "Hy vọng Trung Quốc sẽ ngừng xuất khẩu fentanyl sang Mỹ, nếu không, thuế quan sẽ tiếp tục tăng mạnh”.

Trung Quốc gọi vấn đề fentanyl là trách nhiệm của Mỹ và cho biết sẽ kiện các mức thuế này lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đồng thời thực hiện các biện pháp đối phó khác, nhưng cũng để ngỏ khả năng đàm phán.

Thỏa thuận láng giềng

Thỏa thuận giữa Canada, Mexico và Mỹ nhằm tránh áp thuế quan đã mang lại sự nhẹ nhõm cho cả ba quốc gia và thị trường tài chính toàn cầu. Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum đã đồng ý tăng cường kiểm soát biên giới theo yêu cầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhằm siết chặt nhập cư và chống buôn lậu ma túy. Điều này đã giúp trì hoãn mức thuế 25% dự kiến áp dụng từ thứ Ba (4/2) trong vòng 30 ngày.

Theo đó, Canada cam kết triển khai công nghệ và nhân sự mới tại biên giới với Mỹ, đồng thời hợp tác chống tội phạm có tổ chức, buôn lậu fentanyl và rửa tiền. Mexico cũng đồng ý triển khai 10.000 thành viên Vệ binh Quốc gia đến biên giới phía bắc để ngăn chặn nhập cư và buôn bán ma túy. Trong khi đó, Hoa Kỳ cam kết ngăn chặn buôn lậu vũ khí hạng nặng vào Mexico.

Tổng thống Donald Trump viết trên mạng xã hội: "Với tư cách là Tổng thống, trách nhiệm của tôi là đảm bảo an toàn cho TẤT CẢ người dân Mỹ, và tôi đang thực hiện điều đó. Tôi rất hài lòng với kết quả ban đầu này".

Thỏa thuận này đã giúp đồng đô la Canada tăng mạnh, sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai thập kỷ, đồng thời hỗ trợ thị trường chứng khoán Mỹ hồi phục. Các hiệp hội ngành công nghiệp, vốn lo ngại về gián đoạn chuỗi cung ứng, đã hoan nghênh quyết định trì hoãn áp thuế. "Đây là một tin rất đáng khích lệ", ông Chris Davison, lãnh đạo hiệp hội sản xuất dầu hạt cải của Canada, nhận định.

Bên cạnh đó, Tổng thống Donald Trump cũng ám chỉ rằng Liên minh châu Âu (EU) có thể là mục tiêu tiếp theo của ông, nhưng chưa nêu rõ mốc thời gian. Các nhà lãnh đạo EU tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels đã khẳng định châu Âu sẵn sàng đáp trả nếu Mỹ áp thuế, nhưng cũng kêu gọi đàm phán để tránh xảy ra xung đột.

Theo các nhà phân tích của ING, việc áp thuế như kế hoạch ban đầu sẽ ảnh hưởng đến gần một nửa lượng hàng nhập khẩu của Mỹ và yêu cầu nước này tăng gấp đôi sản lượng sản xuất nội địa – một điều khó có thể thực hiện trong ngắn hạn. Các chuyên gia cảnh báo rằng thuế quan có thể đẩy Canada và Mexico vào suy thoái, đồng thời gây ra tình trạng "lạm phát đình trệ" tại Mỹ.

Tin bài khác
Tổng thống Donald Trump gặp CEO Nvidia Jensen Huang trong bối cảnh DeepSeek thúc đẩy thị trường AI

Tổng thống Donald Trump gặp CEO Nvidia Jensen Huang trong bối cảnh DeepSeek thúc đẩy thị trường AI

Đây là lần đầu tiên kể từ khi quay lại Nhà trắng, Tổng thống Donald Trump gặp gỡ Jensen Huang – Giám đốc điều hành Nvidia – một trong những vật nổi bật nhất của Thung lũng Silicon hiện nay.
Thị trường điều chỉnh kỳ vọng giảm lãi suất của Fed giữa bất ổn thuế quan và lạm phát dai dẳng

Thị trường điều chỉnh kỳ vọng giảm lãi suất của Fed giữa bất ổn thuế quan và lạm phát dai dẳng

Thị trường toàn cầu đang điều chỉnh kỳ vọng giảm lãi suất của Fed giữa bất ổn thuế quan và lạm phát dai dẳng, với dự đoán chỉ hai lần cắt giảm trong năm 2025.
Cần 5,6 tỷ đô la đầu tư mỗi năm để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Cần 5,6 tỷ đô la đầu tư mỗi năm để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0

Mục tiêu phát ròng bằng 0 trên thế giới cần 5,6 tỷ đô la đầu tư mỗi năm. Tuy nhiên, mục tiêu này chưa đạt được.
Tại sao cổ phiếu Nvidia giảm sau khi DeepSeek ra mắt lại là một đợt điều chỉnh thị trường lành mạnh?

Tại sao cổ phiếu Nvidia giảm sau khi DeepSeek ra mắt lại là một đợt điều chỉnh thị trường lành mạnh?

Cổ phiếu của Nvidia đã giảm 17% vào thứ Hai. Sự giảm giá này xuất phát từ lo ngại về sự cạnh tranh từ công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo Trung Quốc, DeepSeek
Lợi ích lâu dài từ sự dấn thân của Iceland vào "hành trình xanh"

Lợi ích lâu dài từ sự dấn thân của Iceland vào "hành trình xanh"

Trong cuộc đua toàn cầu về các giải pháp năng lượng bền vững, Iceland đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể, mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân và tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững.
Dịp Tết Nguyên đán mang lại cơ hội lớn cho các ngành dịch vụ tại Trung Quốc

Dịp Tết Nguyên đán mang lại cơ hội lớn cho các ngành dịch vụ tại Trung Quốc

Tại Trung Quốc, Tết Nguyên đán không chỉ là dịp lễ quan trọng trong năm mà còn là giai đoạn kinh doanh bận rộn nhất, khi người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu mạnh tay hơn cho hàng hóa và dịch vụ sau một năm làm việc vất vả. Đây là thời điểm lý tưởng để các doanh nghiệp tận dụng cơ hội mở rộng thị trường và gia tăng doanh thu.
Những trụ cột đổi mới sáng tạo tại Hàn Quốc

Những trụ cột đổi mới sáng tạo tại Hàn Quốc

Từ một nước nghèo, Hàn Quốc đã vươn lên thành cường quốc kinh tế nhờ chiến lược đổi mới sáng tạo. Ba trụ cột chính giúp nước này thành công gồm đầu tư R&D, hợp tác công-tư và hệ thống giáo dục hiện đại.
Tổng thống Donald Trump có thể áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc từ 1/2

Tổng thống Donald Trump có thể áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc từ 1/2

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết lời đe dọa áp thuế 10% đối với toàn bộ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn đang được xem xét và có thể được thực hiện ngay trong tháng tới.
Lễ nhậm chức Tổng thống của ông Donald Trump năm 2025 sẽ diễn ra thế nào?

Lễ nhậm chức Tổng thống của ông Donald Trump năm 2025 sẽ diễn ra thế nào?

Ông Donald Trump sẽ chính thức nhậm chức Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ vào ngày 20/1/2025, trong một buổi lễ trang trọng tại Điện Capitol. Dự kiến sự kiện sẽ có sự tham gia của cả các chính khách nước ngoài.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẵn sàng tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 17 năm

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẵn sàng tăng lãi suất lên mức cao nhất trong 17 năm

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản dự kiến tăng lãi suất lên mức cao nhất trong vòng 17 năm nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế. Tuy nhiên, bất ổn từ chính trường Mỹ có thể ảnh hưởng đến quyết định này.
Lễ nhậm chức của ông Donald Trump bị ảnh hưởng vì thời tiết khắc nghiệt

Lễ nhậm chức của ông Donald Trump bị ảnh hưởng vì thời tiết khắc nghiệt

Lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump ngày 20/1 sẽ được tổ chức bên trong Điện Capitol do thời tiết giá lạnh, đánh dấu lần đầu tiên sau 40 năm một buổi lễ nhậm chức tổng thống Mỹ phải chuyển vào trong nhà.
Kinh tế Trung Quốc năm 2024 tăng trưởng vượt dự báo

Kinh tế Trung Quốc năm 2024 tăng trưởng vượt dự báo

Tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2024 đạt 5,0%, cao hơn mức dự báo nhờ các biện pháp kích thích. Tuy nhiên, nguy cơ chiến tranh thương mại với Mỹ và nhu cầu nội địa yếu có thể cản trở đà phục hồi.
Ngân hàng Thế giới cảnh báo thách thức đối với các nước đang phát triển

Ngân hàng Thế giới cảnh báo thách thức đối với các nước đang phát triển

Ngân hàng Thế giới cảnh báo các nền kinh tế đang phát triển sẽ đối mặt với triển vọng tăng trưởng dài hạn yếu nhất từ đầu thế kỷ, khi đầu tư suy giảm, năng suất chậm lại và bất ổn chính sách gia tăng
Giữ vững vị thế đồng USD là yếu tố sống còn với nền kinh tế Mỹ

Giữ vững vị thế đồng USD là yếu tố sống còn với nền kinh tế Mỹ

Ứng viên Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent nhấn mạnh tầm quan trọng của USD với nền kinh tế Mỹ, cam kết bảo vệ vị thế đồng tiền dự trữ toàn cầu và thúc đẩy chính sách thuế mới.
Trung Quốc đối mặt với chuỗi giảm phát dài nhất kể từ thập niên 1960

Trung Quốc đối mặt với chuỗi giảm phát dài nhất kể từ thập niên 1960

Trung Quốc vẫn chưa thể thoát khỏi vòng xoáy giảm phát và đang trải qua chuỗi giảm giá dài nhất kể từ thập niên 1960. Điều này đã phơi bày một điểm yếu bị che lấp bởi sự tăng trưởng vào cuối năm ngoái.