Chiều 16/1, tại Đà Nẵng, hội thảo khoa học “Phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” diễn ra với sự tham gia của hơn 400 đại biểu, bao gồm lãnh đạo các bộ, bạn, ngành Trung ương, tổ chức quốc tế, chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội thảo. |
Cần có hệ thống pháp lý vững chắc, minh bạch, phù hợp
Tại Hội thảo Phát triển trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam vào chiều 16/1, các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước đã trao đổi, đưa ra nhiều gợi ý, đề xuất về mô hình, giải pháp, cơ chế, chính sách, hạ tầng, nguồn nhân lực, tính pháp lý, bài học kinh nghiệm để phát triển Trung tâm tài chính quốc tế ở Việt Nam một cách hiệu quả, phù hợp với các xu hướng thị trường toàn cầu.
Ông Ali Ijaz Ahmad - Chủ tịch Tập đoàn Makara Capital cho rằng, so với Singapore, Việt Nam có lợi thế rất lớn về thị trường. |
Bàn thêm về vấn đề pháp lý, ông Ali Ijaz Ahmad - Chủ tịch Tập đoàn Makara Capital cho rằng, so với Singapore, Việt Nam có lợi thế rất lớn về thị trường. Do đó, những nhà đầu tư giống như Makara Capital đến Việt Nam là để tìm kiếm tiềm năng về thị trường.
Chủ tịch Tập đoàn Makara Capital cho rằng, trong khuôn khổ xây dựng và phát triển Trung tâm tài chính quốc tế trong những năm tới, Đà Nẵng và Việt Nam có tiềm năng rất lớn về đổi mới sáng tạo và tập đoàn cam kết đầu tư rất nhiều nguồn lực vào đây. Đồng thời nhấn mạnh, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đến đến làm việc xung quanh Trung tâm tài chính quốc tế thì cần chú ý đến các yếu tố về khuôn khổ, có tiềm năng đầu tư, có cơ sở hạ tầng, với băng thông internet tốc độ nhanh…
“Khi chúng ta nói về IFC, để nguồn vốn chúng tôi đến được với Trung tâm tài chính quốc tế, Đà Nẵng phải đưa ra được những khuôn khổ pháp chế phù hợp, tạo điều kiện cho các công ty, các doanh nghiệp như tập đoàn chúng tôi có điều kiện kinh doanh và đảm bảo an toàn”, ông Ali Ijaz Ahmad nói.
Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ bài học kinh nghiệm từ các trung tâm tài chính quốc tế hàng đầu thế giới, đồng thời đóng góp ý kiến về chiến lược phát triển lâu dài. Lãnh đạo TP. Đà Nẵng cũng đã ký kết nhiều biên bản ghi nhớ hợp tác với các tổ chức tài chính, quỹ đầu tư, mở ra cơ hội hợp tác quốc tế và phát triển nguồn lực. nhiều chuyên gia, nhà đầu tư nhấn mạnh đến yếu tố pháp lý phải rõ ràng, đảm bảo cho doanh nghiệp.
Dưới góc nhìn nhà đầu tư, ông Ali Ijaz Ahmad, Chủ tịch Tập đoàn Makara Capital, cho rằng so với Singapore, Việt Nam có lợi thế rất lớn về thị trường. Do đó, những nhà đầu tư giống như Makara Capital đến Việt Nam là để tìm kiếm tiềm năng về thị trường.
Chủ tịch Tập đoàn Makara Capital cho rằng, trong khuôn khổ xây dựng và phát triển Trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế trong những năm tới, Đà Nẵng và Việt Nam có tiềm năng rất lớn về đổi mới sáng tạo và tập đoàn cam kết đầu tư rất nhiều nguồn lực vào đây.
Và để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đến đến làm việc xung quanh TTTC quốc tế, đại diện tập đoàn này lưu ý đến các yếu tố về khuôn khổ, có tiềm năng đầu tư, có cơ sở hạ tầng, với băng thông internet tốc độ nhanh…
Cần tập trung 3 trụ cột chiến lược, 5 nhiệm vụ, giải pháp
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình lưu ý, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và các bộ, ngành tập trung học hỏi kinh nghiệm của các trung tâm tài chính đã được xây dựng và phát triển bền vững hiện tại.
Điểm mạnh của hai thành phố ngoài cơ sở hạ tầng là nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao, đặc biệt là quyết tâm của cả hệ thống chính trị tại địa phương.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình lưu ý, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và các bộ, ngành tập trung học hỏi kinh nghiệm của các trung tâm tài chính đã được xây dựng và phát triển bền vững hiện tại. |
Song song đó, hai thành phố tập trung vào 5 nhiệm vụ, giải pháp. Thứ nhất là hạ tầng pháp lý tốt, cơ chế chính sách ưu đãi hấp dẫn. Chính phủ đang nghiên cứu, tìm hiểu thêm các cơ chế chính sách tại các trung tâm tài chính trên thế giới để tiếp tục xây dựng chính sách phù hợp, cởi mở, đáng tin cậy và Việt Nam mong muốn các đối tác quốc tế sẽ hỗ trợ Việt Nam thực hiện điều này.
Các thành phố cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực, liên hệ các trung tâm tài chính để học hỏi kinh nghiệm, chuẩn bị nguồn nhân lực phù hợp.
Về hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng môi trường sống, môi trường làm việc và hệ sinh thái xung quanh trung tâm tài chính như Khu thương mại tự do, cảng, bến bãi…, hai thành phố phải xây dựng môi trường sống hấp dẫn để thu hút nhân tài.
Cùng với đó, hai thành phố phải lựa chọn hướng xây dựng trung tâm tài chính phù hợp, đặc thù với điều kiện của Việt Nam. Cuối cùng là kết nối với những tổ chức, đối tác phù hợp để lan tỏa.
UBND thành phố trao biên bản ghi nhớ hợp tác với Quỹ Đầu tư Makara Capital (Singapore) |
Tại Hội thảo, nhiều chuyên gia, nhà đầu tư cho rằng, tập trung vào tài chính xanh, tài chính thương mại và đổi mới kỹ thuật số sẽ giúp Đà Nẵng tạo ra sự khác biệt rõ nét. Trong đó, Đà Nẵng cần tập trung vào ba trụ cột chiến lược, phù hợp với những thế mạnh và cơ hội độc đáo của thành phố: Tài chính xanh, Đổi mới Fintech và Tài chính thương mại…
UBND thành phố trao biên bản ghi nhớ hợp tác với Tập đoàn Terne Holdings (Singapore) |
Phát biểu tại hội thảo, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng cam kết, thành phố Đà Nẵng sẽ tiếp tục nghiên cứu những ý kiến, đề xuất trước, trong và sau Hội thảo. Thành phố mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Chính phủ để Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng thành công các trung tâm tài chính, bên cạnh đó là nhận được sự đồng hành của các đối tác để phát triển hai trung tâm tài chính độc lập nhưng hỗ trợ lẫn nhau. Đây là thách thức lớn, lĩnh vực mới mẻ nhưng là chiến lược đột phá trong phát triển kinh tế, tài chính, góp phần nâng cao vai trò, vị thế, uy tín, ảnh hưởng của Việt Nam trên trường quốc tế, chuẩn bị cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
UBND thành phố trao biên bản ghi nhớ hợp tác với Hiệp hội Blockchain Việt Nam |
Dịp này, đại diện thành phố Đà Nẵng và các đối tác quốc tế trao các biên bản ghi nhớ hợp tác. Cụ thể, UBND thành phố và các đối tác: Quỹ Đầu tư Makara Capital (Singapore); Tập đoàn Terne Holdings (Singapore); UBND thành phố và Hiệp hội Blockchain Việt Nam.