Thứ bảy 10/05/2025 08:23
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Tổng thống Trump ra tín hiệu thuế quan trước “giờ G” xoa dịu thị trường

25/03/2025 17:03
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4, nhưng có thể miễn trừ một số nước. Tín hiệu thuế quan được cho là tích cực này đã giúp xoa dịu thị trường sau những biến động mạnh.
Tổng thống Trump ra tín hiệu thuế quan trước “giờ G” xoa dịu thị trường
Tổng thống Trump ra tín hiệu thuế quan trước “giờ G” xoa dịu thị trường.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố hôm thứ Hai (24/3) rằng các mức thuế đối với ô tô nhập khẩu sắp được áp dụng, song không phải tất cả các mức thuế mà ông đe dọa sẽ có hiệu lực vào ngày 2/4. Một số quốc gia sẽ có thể được miễn trừ, động thái này đã giúp Phố Wall lạc quan hơn về khả năng linh hoạt trong chính sách thương mại của ông Trump – một vấn đề đã gây chao đảo thị trường trong nhiều tuần qua.

Cùng lúc đó, Tổng thống Mỹ đã mở thêm một mặt trận mới trong cuộc chiến thương mại toàn cầu bằng cách áp mức thuế thứ cấp 25% đối với bất kỳ quốc gia nào mua dầu hoặc khí đốt từ Venezuela, khiến giá dầu tăng vọt.

Tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump nói với các phóng viên rằng không phải tất cả các mức thuế mới sẽ được công bố vào ngày 2/4, đồng thời cho biết ông có thể miễn trừ cho “rất nhiều quốc gia”, nhưng không đưa ra chi tiết cụ thể. Ngoài ra, một quan chức Nhà Trắng cũng cảnh báo không nên kỳ vọng vào việc được miễn thuế, nhấn mạnh rằng “Tổng thống quyết tâm áp thuế đối ứng rất mạnh. Mọi người nên chuẩn bị cho điều đó”.

Theo Bloomberg và Wall Street Journal, chính quyền Mỹ đang thu hẹp phạm vi áp thuế trong gói biện pháp toàn diện mà Tổng thống Trump đã tuyên bố sẽ có hiệu lực vào ngày 2/4, và có thể trì hoãn một số mức thuế theo từng ngành.

Chứng khoán Mỹ kết thúc phiên giao dịch hôm thứ Hai (24/3) với mức tăng diện rộng nhờ tâm lý lạc quan rằng các mức thuế sắp được công bố vào tuần tới có thể không nghiêm trọng như dự báo. Chỉ số S&P 500 tăng gần 1,8%, đóng cửa ở mức cao nhất trong hơn hai tuần.

“Ngày giải phóng” của kinh tế Mỹ

Tổng thống Donald Trump cho biết các mức thuế sẽ được áp dụng vào ngày 2/4 nhằm thu hẹp thâm hụt thương mại hàng hóa toàn cầu trị giá 1,2 nghìn tỷ USD, bằng cách tăng thuế nhập khẩu của Mỹ lên mức tương đương với các quốc gia khác, đồng thời chống lại các rào cản phi thuế quan của họ.

Hồi tháng 2, ông Trump tuyên bố có kế hoạch áp thuế nhập khẩu ô tô “ở mức khoảng 25%”, cùng với thuế suất tương tự đối với chip bán dẫn và dược phẩm. Tuy nhiên, ông sau đó đồng ý trì hoãn một số mức thuế đối với ô tô sau khi ba nhà sản xuất ô tô lớn nhất của Mỹ vận động để được miễn trừ.

Kể từ khi nhậm chức vào tháng 1, ông Trump đã liên tục có những động thái mạnh mẽ về thuế quan, bao gồm áp thuế 20% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, khôi phục hoàn toàn thuế 25% đối với thép và nhôm trên toàn cầu, cũng như áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico nếu hai nước này không tuân thủ thỏa thuận thương mại Bắc Mỹ liên quan đến cuộc khủng hoảng fentanyl tại Hoa Kỳ.

Tổng thống Trump ra tín hiệu thuế quan trước “giờ G” xoa dịu thị trường
Các mức thuế đối với ô tô nhập khẩu vào Mỹ sẽ được áp dụng vào ngày 2/4, song một số quốc gia có thể sẽ được ông Donald Trump "linh động".

Danh sách “15 quốc gia nhạy cảm”

Hai quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Donald Trump – Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent và Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng Kevin Hassett – cho biết vào tuần trước rằng việc công bố thuế quan vào ngày 2/4 sẽ tập trung vào nhóm các quốc gia có thặng dư thương mại lớn nhất với Mỹ và có rào cản thương mại cao.

Ông Scott Bessent gọi nhóm này là “Dirty 15” (tạm dịch: Danh sách 15 quốc gia nhạy cảm), trong khi ông Kevin Hassett nói trên Fox Business rằng danh sách này gồm khoảng 10-15 quốc gia.

Ông Ryan Majerus, cựu quan chức cấp cao của Bộ Thương mại Mỹ, hiện làm việc tại công ty luật King & Spalding, cho rằng dù mức thuế theo từng ngành có được công bố vào ngày 2/4 hay không, chính quyền của ông Trump vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách thương mại cứng rắn với các cuộc điều tra như đã thấy trong các vụ kiện liên quan đến gỗ và đồng.

Ông Majerus nhận định: “Một số quốc gia có thể sẽ phải đối mặt với thuế quan mới ngay đầu tháng 4. Nhưng những nước như Anh và Ấn Độ đang nỗ lực để tránh thuế bằng cách tăng cường tiếp xúc với Nhà Trắng”.

Một quan chức Nhà Trắng khác cho biết những quốc gia đang chạy đua đàm phán sớm khó có thể đạt được tiến triển đủ nhanh để tránh thuế hoàn toàn, bởi các rào cản phi thuế quan cũng là yếu tố quan trọng trong tính toán của chính quyền Mỹ.

Trong một thông báo kêu gọi ý kiến công chúng về thuế quan đối ứng, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) nhấn mạnh đặc biệt quan tâm đến các quốc gia có thặng dư thương mại lớn với Mỹ.

Cụ thể, danh sách các nước này bao gồm Argentina, Australia, Brazil, Canada, Trung Quốc, Liên minh châu Âu, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, Nga, Ả Rập Xê Út, Nam Phi, Thụy Sĩ, Đài Loan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Việt Nam. Những quốc gia này chiếm tới 88% tổng kim ngạch thương mại hàng hóa của Mỹ.

Tin bài khác
EU nhắm tới 108 tỷ USD hàng hóa Mỹ nếu đàm phán thương mại thất bại

EU nhắm tới 108 tỷ USD hàng hóa Mỹ nếu đàm phán thương mại thất bại

Liên minh châu Âu (EU) đưa ra cảnh báo sẽ áp thuế lên 95 tỷ euro (108 tỷ USD) hàng hóa Mỹ, nếu các đàm phán thương mại với chính quyền ông Trump không đạt được kết quả tích cực.
Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ hậu cuộc chiến thuế quan, giúp giảm thuế thép và ô tô, nhưng vẫn còn nhiều điều khoản hạn chế và gây tranh cãi.
Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Giá pin giảm và thuế quan của Mỹ đang thúc đẩy Đông Nam Á phát triển điện mặt trời nội địa, buộc các quốc gia trong khu vực phải đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện để ổn định mạng lưới.
Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Ngoài việc giữ nguyên lãi suất cơ bản lần thứ ba liên tiếp, Fed còn phát đi cảnh báo rủi ro kép từ các chính sách thuế mới, có thể đẩy lạm phát tăng và làm suy yếu thị trường lao động.
Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ đã tăng vọt lên mức kỷ lục 140,5 tỷ USD trong tháng 3/2025, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa nhằm tránh các mức thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc bất ngờ công bố loạt biện pháp kích thích kinh tế nhằm ứng phó đà giảm tốc tăng trưởng, tình trạng giảm phát và căng thẳng thương mại leo thang với Mỹ.
Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận về một cuộc gặp thương mại cấp cao tại Geneva vào tuần này. Cuộc gặp này được kỳ vọng mở ra cơ hội hạ nhiệt căng thẳng thuế quan và khơi thông chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế của Eurozone đã giảm tốc trong tháng 4, khi chỉ số PMI chỉ đạt 50,4, còn ngành dịch vụ gần như đình trệ, lạm phát tiếp tục hạ nhiệt – tạo tiền đề cho khả năng ECB cắt giảm lãi suất.
Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Trước áp lực từ thuế quan và nguy cơ mất việc làm hàng loạt, Trung Quốc đang tận dụng nền kinh tế gig như một “tấm đệm” linh hoạt để ổn định thị trường lao động.
Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ muốn ký thỏa thuận thương mại với Mỹ với đề xuất thuế quan “zero-for-zero” cho thép, linh kiện ô tô và dược phẩm. Cơ hội và thách thức nào đang chờ đợi?
Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Việc Mỹ áp thuế cao khiến Trung Quốc đẩy hàng xuất khẩu vào tiêu thụ nội địa, làm dấy lên lo ngại về một vòng xoáy giảm phát sâu hơn và tạo áp lực lớn lên thị trường lao động.
EU tăng cường hợp tác với CPTPP giữa bất ổn thương mại toàn cầu

EU tăng cường hợp tác với CPTPP giữa bất ổn thương mại toàn cầu

Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét hợp tác chiến lược với CPTPP nhằm bảo vệ trật tự thương mại toàn cầu, trong bối cảnh lo ngại gia tăng về chính sách bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trung Quốc: Nở rộ dịch vụ “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ

Trung Quốc: Nở rộ dịch vụ “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ

Các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc đang tăng cường trung chuyển hàng hóa qua nước thứ ba để che giấu xuất xứ và “rửa” nguồn gốc thật, nhằm né mức thuế cao mà Mỹ áp đặt trong căng thẳng thương mại.
Vì sao Fed nên tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này?

Vì sao Fed nên tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này?

Fed được dự báo sẽ tạm dừng cắt giảm lãi suất trong tuần này, khi giới chức tiền tệ thận trọng trước những tác động còn chưa rõ ràng từ các đợt áp thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản lần đầu “úp mở” khả năng dùng kho trái phiếu Mỹ trị giá hơn 1.000 tỷ USD làm quân bài mặc cả trong đàm phán thương mại với Washington.