Thứ hai 05/05/2025 16:43
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Tổng thống Donald Trump vẫn giữ kế hoạch áp thuế đối ứng từ ngày 2/4

19/03/2025 17:42
Tổng thống Donald Trump vẫn giữ nguyên kế hoạch áp thuế đối ứng từ 2/4 với các đối tác thương mại của Mỹ, dù trước đó các quan chức của ông đã phát đi tín hiệu trì hoãn.
Tổng thống Donald Trump vẫn giữ kế hoạch áp thuế đối ứng từ ngày 2/4
Tổng thống Donald Trump vẫn giữ kế hoạch áp thuế đối ứng từ ngày 2/4.

Nhà Trắng cho biết hôm thứ Ba (18/3), Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn có kế hoạch áp dụng các mức thuế đối ứng mới từ ngày 2/4, bất chấp những bình luận trước đó từ Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent cho thấy về khả năng trì hoãn của chính sách thuế quan này.

Theo đó, một quan chức Nhà Trắng đã tuyên bố: "Mục tiêu là ban hành thuế quan vào ngày 2/4. Nếu các rào cản thuế quan và phi thuế quan không được cân bằng, hoặc nếu Mỹ phải chịu mức thuế cao hơn, thì thuế quan đối ứng sẽ có hiệu lực".

Phát biểu với Fox Business Network, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent cho biết vào ngày 2/4, Tổng thống Trump sẽ công bố mức thuế đối ứng với từng đối tác thương mại, phản ánh thuế suất hiện tại của họ, các rào cản phi thuế quan, chính sách tiền tệ và các yếu tố khác. Tuy nhiên, các nước có thể đàm phán để tránh một "bức tường thuế quan".

Cụ thể, ông Bessent cho biết: "Vào ngày 2/4, mỗi quốc gia sẽ nhận được một mức thuế mà chúng tôi tin là đại diện cho mức thuế của họ. Với một số quốc gia, mức thuế có thể khá thấp, nhưng với một số khác, nó có thể rất cao. Chúng tôi sẽ nói với họ rằng: 'Đây là mức thuế chúng tôi đánh giá, bao gồm các rào cản phi thuế quan, thao túng tiền tệ, tài trợ không công bằng, đàn áp lao động. Nếu các vị chấm dứt những hành vi này, chúng tôi sẽ không dựng lên bức tường thuế quan'."

Ngoài ra, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ cũng bày tỏ lạc quan rằng vào ngày 2/4, một số mức thuế có thể không cần thực thi nếu các thỏa thuận đàm phán trước đó đạt kết quả, hoặc sau khi các nước nhận được con số thuế đối ứng, họ sẽ chủ động tìm cách đàm phán để giảm mức thuế.

Các quốc gia không chịu cắt giảm rào cản thương mại sẽ phải đối mặt với mức thuế cao hơn nhằm bảo vệ nền kinh tế, người lao động và ngành công nghiệp Mỹ, ông Bessent khẳng định.

Tổng thống Donald Trump vẫn giữ kế hoạch áp thuế đối ứng từ ngày 2/4
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Scott Bessent.

Tranh cãi về thời điểm áp thuế

Những phát biểu trái ngược giữa Nhà Trắng và Bộ Tài chính Mỹ đã phản ánh sự chưa hoàn thiện của chính sách thuế đối ứng của ông Trump, khi chỉ còn hai tuần nữa là đến hạn chót ngày 2/4.

Một quan chức Nhà Trắng cho biết các chi tiết của kế hoạch vẫn đang được hoàn thiện, với phần lớn công tác kỹ thuật do Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đảm nhiệm dưới sự lãnh đạo của ông Jamieson Greer và nhóm 200 nhân viên của ông tại USTR.

Phó Tổng thống JD Vance cũng đóng vai trò tích cực hơn trong các cuộc thảo luận gần đây, theo một quan chức khác.

Các nguồn tin am hiểu vấn đề cho biết ông Greer và đội ngũ của mình đang phải tìm cách thiết kế các mức thuế đối ứng trong bối cảnh 186 thành viên của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) có mức thuế suất khác nhau.

Việc tính toán thuế suất càng trở nên phức tạp hơn khi Tổng thống Donald Trump cam kết phản ánh cả tác động của các rào cản phi thuế quan, bao gồm các loại thuế và biện pháp mà giới chức Mỹ cho rằng đã tạo lợi thế không công bằng cho doanh nghiệp nước ngoài.

Giới tài chính đang ngày càng lo ngại về tác động của các mức thuế mới, cũng như khả năng bị trả đũa từ các đối tác thương mại, đặc biệt là khi các thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm hôm thứ Ba (18/3), trước thềm quyết định lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) vào thứ Tư (19/3).

Thúc đẩy đàm phán thương mại

Chính quyền Washington kỳ vọng thông báo về thuế quan sẽ khiến các quốc gia bị ảnh hưởng đưa ra đề nghị giảm thuế suất, hoặc các biện pháp phi thuế quan của họ, một quan chức Nhà Trắng cho biết.

Chẳng hạn, Ấn Độ đã tìm cách đi trước một bước để đối phó với chính sách mới của Mỹ. Sau cuộc gặp giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Donald Trump hồi tháng trước, hai nước đã nhất trí giải quyết tranh chấp thuế quan và thúc đẩy một thỏa thuận thương mại giai đoạn đầu vào mùa thu năm 2025, hướng tới mục tiêu nâng kim ngạch song phương lên 500 tỷ USD vào năm 2030.

Theo đó, ông Trump thường xuyên chỉ trích Ấn Độ là quốc gia có mức thuế quan trung bình cao nhất trong số các đối tác thương mại lớn. Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) cũng bị ông phê phán vì áp thuế nhập khẩu ô tô 10%, cao gấp bốn lần mức 2,5% của Mỹ đối với xe du lịch, nhưng vẫn thấp hơn mức 25% mà Mỹ áp dụng với xe bán tải.

Bộ trưởng Scott Bessent cho biết chính quyền của Tổng thống Trump đặc biệt tập trung vào 15 quốc gia có mức thuế cao nhất và khối lượng thương mại lớn với Mỹ, mà ông gọi là nhóm "Dirty 15". Ông cũng cáo buộc một số nước trong nhóm này áp dụng các quy định nghiêm ngặt về hàng hóa nội địa, hoặc tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nhằm ngăn chặn hàng hóa Mỹ tiếp cận thị trường của họ.

Trong một diễn biến liên quan, Bộ trưởng Kinh doanh và Thương mại Vương quốc Anh Jonathan Reynolds đã đến Washington trong tuần này để gặp Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Howard Lutnick và ông Jamieson Greer. Hai bên đều nhấn mạnh triển vọng đạt được một thỏa thuận thương mại song phương tập trung vào lĩnh vực công nghệ.

Tin bài khác
EU tăng cường hợp tác với CPTPP giữa bất ổn thương mại toàn cầu

EU tăng cường hợp tác với CPTPP giữa bất ổn thương mại toàn cầu

Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét hợp tác chiến lược với CPTPP nhằm bảo vệ trật tự thương mại toàn cầu, trong bối cảnh lo ngại gia tăng về chính sách bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Vì sao Fed nên tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này?

Vì sao Fed nên tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này?

Fed được dự báo sẽ tạm dừng cắt giảm lãi suất trong tuần này, khi giới chức tiền tệ thận trọng trước những tác động còn chưa rõ ràng từ các đợt áp thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản lần đầu “úp mở” khả năng dùng kho trái phiếu Mỹ trị giá hơn 1.000 tỷ USD làm quân bài mặc cả trong đàm phán thương mại với Washington.
Trung Quốc âm thầm miễn thuế với khoảng 1/4 hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ

Trung Quốc âm thầm miễn thuế với khoảng 1/4 hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ

Trung Quốc bất ngờ miễn thuế một cách lặng lẽ cho khoảng 131 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, trị giá gần 40 tỷ USD. Động thái này được cho là nhằm bảo vệ chuỗi cung ứng và giảm thiểu thiệt hại kinh tế.
Trung Quốc cân nhắc nối lại đàm phán thương mại với Mỹ

Trung Quốc cân nhắc nối lại đàm phán thương mại với Mỹ

Bắc Kinh tuyên bố đang đánh giá khả năng nối lại đàm phán thương mại với Washington, trong bối cảnh cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đều chịu áp lực từ cuộc chiến thuế quan leo thang.
Tổng thống Donald Trump nới lỏng thuế ô tô sau khi các nhà sản xuất lên tiếng

Tổng thống Donald Trump nới lỏng thuế ô tô sau khi các nhà sản xuất lên tiếng

Tổng thống Donald Trump chuẩn bị ký sắc lệnh nới thuế ô tô, giảm áp lực lên các hãng như Ford và GM, nhằm bảo vệ sản xuất nội địa và giữ ổn định chuỗi cung ứng.
Trung Quốc dẫn đầu xu thế chuyển dịch năng lượng xanh toàn cầu

Trung Quốc dẫn đầu xu thế chuyển dịch năng lượng xanh toàn cầu

Trong bối cảnh một số quốc gia gia tăng áp lực lên ngành năng lượng xanh của Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn kiên định thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm phát triển bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu.
Nền kinh tế Mỹ đối mặt cú sốc nguồn cung vì thuế quan

Nền kinh tế Mỹ đối mặt cú sốc nguồn cung vì thuế quan

Chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đang khiến lượng hàng hóa từ Trung Quốc sang Mỹ lao dốc, đe dọa gây thiếu hụt nguồn cung, lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế ngay trong năm 2025.
Giá gạo tại Nhật Bản tăng cao kỷ lục, nhập khẩu dự kiến bùng nổ

Giá gạo tại Nhật Bản tăng cao kỷ lục, nhập khẩu dự kiến bùng nổ

Giá gạo tại Nhật Bản đã tăng tuần thứ 16 liên tiếp, buộc các doanh nghiệp nước này phải đẩy mạnh nhập khẩu gạo từ Mỹ bất chấp thuế cao, nhằm hạ nhiệt thị trường và tránh thiếu hụt nguồn cung.
Trung Quốc bác bỏ tin đồn đàm phán thương mại với Mỹ

Trung Quốc bác bỏ tin đồn đàm phán thương mại với Mỹ

Trung Quốc tuyên bố hiện tại không có bất kỳ cuộc đàm phán thương mại nào với Mỹ. Đồng thời, Bắc Kinh yêu cầu chính quyền Washington hủy bỏ “thuế quan đơn phương” để có thể đàm phán một cách hiệu quả.
Thuế quan của Mỹ tác động đến “con hổ châu Á” Hàn Quốc như thế nào?

Thuế quan của Mỹ tác động đến “con hổ châu Á” Hàn Quốc như thế nào?

Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng âm trong quý I/2025 do khủng hoảng chính trị và tác động nặng nề từ chính sách thuế của Mỹ, khiến xuất khẩu sang hai thị trường chủ lực là Mỹ và Trung Quốc đồng loạt sụt giảm.
IMF: Thuế quan có thể đẩy nợ công toàn cầu lên mức kỷ lục

IMF: Thuế quan có thể đẩy nợ công toàn cầu lên mức kỷ lục

IMF cảnh báo thuế quan đối ứng của Mỹ có thể đẩy nợ công toàn cầu lên mức kỷ lục 117% GDP vào năm 2027 – mức cao nhất kể từ Thế chiến II, nếu các nước không siết chặt kỷ luật tài khóa.
Ông Trump sẽ giảm mạnh thuế nếu đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

Ông Trump sẽ giảm mạnh thuế nếu đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

Ông Donald Trump tuyên bố sẽ giảm mạnh thuế nếu Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận thương mại, mở ra kỳ vọng hạ nhiệt căng thẳng giữa lúc thị trường toàn cầu biến động.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố không có ý định sa thải Chủ tịch Fed

Tổng thống Donald Trump tuyên bố không có ý định sa thải Chủ tịch Fed

Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định không có ý định sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell, giúp xoa dịu thị trường tài chính toàn cầu sau những căng thẳng gần đây.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ kêu gọi hạ nhiệt chiến tranh thương mại

Bộ trưởng Tài chính Mỹ kêu gọi hạ nhiệt chiến tranh thương mại

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo thuế quan hiện tại giữa Mỹ và Trung Quốc là không bền vững, đồng thời bày tỏ kỳ vọng vào thỏa thuận hạ nhiệt căng thẳng trong tương lai gần.