Thứ tư 23/04/2025 21:21
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Samsung sẽ theo đuổi các thương vụ M&A lớn trong bối cảnh tăng trưởng khó khăn

19/03/2025 17:09
Samsung cam kết theo đuổi các thương vụ M&A lớn để thúc đẩy tăng trưởng, trong bối cảnh cổ phiếu của hãng lao dốc và bị các đối thủ vượt mặt trong cuộc đua chip AI.
Samsung sẽ theo đuổi các thương vụ M&A lớn trong bối cảnh tăng trưởng khó khăn
Samsung sẽ theo đuổi các thương vụ lớn trong bối cảnh tăng trưởng khó khăn.

Samsung Electronics tuyên bố hôm thứ Tư (19/3) rằng hãng này đang xem xét các thương vụ lớn để có thể thúc đẩy tăng trưởng, khi gã khổng lồ công nghệ đang phải đối mặt với những chất vấn gay gắt từ cổ đông sau khi bỏ lỡ đà bùng nổ trí tuệ nhân tạo (AI), khiến cổ phiếu hãng trở thành một trong những mã có hiệu suất kém nhất trong lĩnh vực công nghệ năm 2024.

Theo đó, tập đoàn công nghệ Hàn Quốc đang chịu áp lực từ lợi nhuận yếu kém và giá cổ phiếu lao dốc trong các quý gần đây, do bị các đối thủ vượt mặt trong lĩnh vực chip nhớ tiên tiến và gia công sản xuất chip – hai lĩnh vực đang chứng kiến nhu cầu mạnh mẽ nhờ làn sóng AI.

Tại cuộc họp cổ đông, ban lãnh đạo Samsung đã bị chỉ trích vì hiệu suất cổ phiếu kém và được yêu cầu đưa ra các biện pháp nhằm vực dậy giá cổ phiếu.

Ông Han Jong Hee, đồng CEO của Samsung, phát biểu: "Trước tiên, tôi xin gửi lời xin lỗi chân thành vì giá cổ phiếu thời gian qua không đáp ứng được kỳ vọng của các vị. Trong năm qua, công ty đã không phản ứng kịp thời với sự phát triển nhanh chóng của thị trường chip AI".

Bên cạnh đó, Samsung đã triển khai hệ thống trả thưởng bằng cổ phiếu cho các lãnh đạo vào năm ngoái, và hiện cũng đang xem xét mở rộng chương trình này cho nhân viên vào năm sau nhằm hỗ trợ giá cổ phiếu, theo ông Han.

Cổ phiếu Samsung đã giảm gần một phần ba giá trị vào năm ngoái, và chạm mức thấp nhất trong bốn năm vào tháng 11/2024, trong khi cổ phiếu của đối thủ SK Hynix lại tăng 26%. Hãng này còn công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu trị giá 10 nghìn tỷ won (tương đương 9,6 tỷ USD) cũng vào tháng 11, giúp giá cổ phiếu tăng 7% kể từ đó.

Samsung sẽ theo đuổi các thương vụ M&A lớn trong bối cảnh tăng trưởng khó khăn
Ông Han Jong Hee, đồng CEO của Samsung.

Các thương vụ lớn

Để xoa dịu tình hình, ông Han Jong Hee nói với các nhà đầu tư rằng năm 2025 sẽ là một năm khó khăn do những bất ổn liên quan đến chính sách tại các nền kinh tế lớn, đồng thời khẳng định Samsung sẽ theo đuổi các thương vụ sáp nhập và mua lại (M&A) "có ý nghĩa" để thúc đẩy tăng trưởng.

CEO Samsung cho biết: "Có những khó khăn nhất định trong các thương vụ M&A về chất bán dẫn do các vấn đề pháp lý và lợi ích quốc gia khác nhau, nhưng chúng tôi quyết tâm đạt được kết quả cụ thể trong năm nay".

Trong các cuộc họp nội bộ, Samsung đã thừa nhận rằng họ đang bị tụt lại phía sau. Điều này đặc biệt rõ rệt trong lĩnh vực bán dẫn, nơi công ty này đã bị SK Hynix vượt mặt về chip nhớ băng thông cao (HBM) – loại chip mà Nvidia và các hãng khác đang sử dụng để sản xuất bộ xử lý đồ họa AI.

Hãng tin Reuters dẫn lời từ bài phát biểu của Chủ tịch Jay Y. Lee tại cuộc họp nội bộ của hãng: "Lợi thế công nghệ của chúng ta đang bị suy giảm trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh. Khó có thể thấy những nỗ lực thực sự để thúc đẩy đổi mới lớn hoặc giải quyết những thách thức mới. Hầu hết chỉ là các động thái nhằm duy trì hiện trạng thay vì tạo ra những thay đổi đột phá".

Những năm gần đây, Samsung cũng đã đánh mất thị phần vào tay TSMC trong mảng gia công chip và để Apple cùng các đối thủ Trung Quốc chiếm ưu thế trên thị trường smartphone.

Ông Jun Young Hyun, đồng CEO Samsung kiêm người đứng đầu mảng bán dẫn, thừa nhận những lo ngại của cổ đông về triển vọng tăng trưởng của bộ phận này và cam kết rằng năm 2025 sẽ là "năm mà chúng tôi lấy lại khả năng cạnh tranh cốt lõi".

Dù vậy, gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc vẫn đang đối mặt với thách thức lớn, do các lệnh hạn chế xuất khẩu chip cao cấp sang Trung Quốc của Mỹ. Trung Quốc hiện là thị trường quan trọng nhất của Samsung nhờ vào xu hướng tích trữ chip của các công ty nước này.

Ông Han cho biết hãng sẽ linh hoạt thích ứng với các chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump thông qua chuỗi cung ứng và cơ sở sản xuất toàn cầu, đồng thời xem xét các lựa chọn đầu tư tại Mỹ.

Ngoài ra, chính quyền của ông Donald Trump hiện đang rà soát các dự án chip đã nhận hàng tỷ USD trợ cấp theo đạo luật năm 2022, nhằm thúc đẩy sản xuất bán dẫn trong nước. Các công ty nhận tài trợ lớn bao gồm Samsung, Intel, TSMC, Micron và SK Hynix.

Samsung hiện là công ty giá trị nhất Hàn Quốc với vốn hóa thị trường 235 tỷ USD, chiếm 16% tổng giá trị của sàn chứng khoán nước này. Theo dữ liệu thị trường, gần 40% nhà đầu tư chứng khoán Hàn Quốc đang nắm giữ cổ phiếu của gã khổng lồ Samsung.

Tin bài khác
Tổng vốn đầu tư vào startup AI Việt đạt 80 triệu USD

Tổng vốn đầu tư vào startup AI Việt đạt 80 triệu USD

Không chỉ tăng trưởng vượt bậc về dòng tiền, Việt Nam còn vươn lên vị trí thứ hai trong khu vực Đông Nam Á về số lượng startup AI, chỉ sau Singapore.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia mạnh tay với bán hàng đa cấp: Quảng cáo và sản phẩm bị kiểm tra toàn diện

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia mạnh tay với bán hàng đa cấp: Quảng cáo và sản phẩm bị kiểm tra toàn diện

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) yêu cầu các doanh nghiệp bán hàng đa cấp khẩn trương rà soát toàn bộ hoạt động công bố và quảng cáo sản phẩm theo đúng quy định pháp luật.
Từ "trái vàng" tỷ đô đến "nỗi sầu" nội địa: Sầu riêng đang trượt dốc đến đâu?

Từ "trái vàng" tỷ đô đến "nỗi sầu" nội địa: Sầu riêng đang trượt dốc đến đâu?

Từ “trái vàng” tỷ đô, sầu riêng đang đối mặt nguy cơ trở thành “nỗi sầu chung” của cả ngành nếu những rào cản về kiểm định, thị trường và năng lực xuất khẩu không được tháo gỡ kịp thời.
Đa dạng hóa thị trường – Giải pháp sống còn cho xuất khẩu Việt Nam

Đa dạng hóa thị trường – Giải pháp sống còn cho xuất khẩu Việt Nam

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động mạnh mẽ, các chuyên gia cảnh báo rằng để hoạt động xuất khẩu của Việt Nam phát triển bền vững và tránh rủi ro, doanh nghiệp cần quán triệt nguyên tắc “không bỏ tất cả trứng vào một giỏ”.
Vượt ra khỏi ‘ao làng’: Thương hiệu Việt chinh phục thế giới bằng đổi mới

Vượt ra khỏi ‘ao làng’: Thương hiệu Việt chinh phục thế giới bằng đổi mới

Chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia từ nội lực đổi mới chính là nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp Việt không chỉ khẳng định vị thế mà còn tạo ra sức cạnh tranh bền vững và lâu dài trong môi trường kinh doanh toàn cầu đang ngày càng khốc liệt.
Nông sản Việt chinh phục thị trường Trung Quốc: Từ ‘tiểu ngạch’ đến thương hiệu quốc gia

Nông sản Việt chinh phục thị trường Trung Quốc: Từ ‘tiểu ngạch’ đến thương hiệu quốc gia

Sự kiện Việt Nam và Trung Quốc ký kết loạt nghị định thư xuất khẩu chính ngạch cho ớt, chanh leo, tổ yến và cám gạo không chỉ mở ra cơ hội lớn cho nông sản Việt tại thị trường tỷ dân mà còn là bước chuyển mình mạnh mẽ về tư duy sản xuất, chế biến và hội nhập của ngành nông nghiệp.
Vinaconex đặt mục tiêu lợi nhuận 1.200 tỷ đồng, chia cổ tức 16% năm 2025

Vinaconex đặt mục tiêu lợi nhuận 1.200 tỷ đồng, chia cổ tức 16% năm 2025

Vinaconex (VCG) đặt mục tiêu doanh thu 15.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.200 tỷ đồng trong năm 2025, đồng thời chia cổ tức tổng tỷ lệ 16% cho cổ đông.​
Đầu tư và chiến lược tài chính thời kỳ thế giới ở điểm "uốn cong"

Đầu tư và chiến lược tài chính thời kỳ thế giới ở điểm "uốn cong"

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ và đứng trước hàng loạt thách thức mới, chuyên gia tài chính Christian E. Urbina – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Prosperitus Wealth Advisors – cho rằng đây chính là “điểm uốn” của thời đại, nơi mà những lựa chọn hôm nay sẽ định hình tương lai dài hạn cho cả nền kinh tế lẫn từng cá nhân.
Hai nguồn thu chủ lực giúp Netflix vượt xa kỳ vọng doanh số

Hai nguồn thu chủ lực giúp Netflix vượt xa kỳ vọng doanh số

Netflix – gã khổng lồ trong lĩnh vực phát trực tuyến – tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý I/2025, nhờ vào hai nguồn doanh thu then chốt: quảng cáo và thu phí thuê bao.
Doanh nghiệp nhỏ Trung Quốc lao đao vì thuế Mỹ: Gồng mình giảm chi phí, tìm hướng sống còn

Doanh nghiệp nhỏ Trung Quốc lao đao vì thuế Mỹ: Gồng mình giảm chi phí, tìm hướng sống còn

Trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung leo thang, hàng loạt doanh nghiệp nhỏ tại Trung Quốc đang “nín thở” tìm cách xoay xở giữa vòng vây thuế quan tăng vọt và nỗi lo mất khách hàng.
Các công ty đa quốc gia đẩy mạnh ứng dụng AI trong quản lý phúc lợi nhân viên

Các công ty đa quốc gia đẩy mạnh ứng dụng AI trong quản lý phúc lợi nhân viên

Các công ty đa quốc gia đang gia tăng đầu tư vào công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và cải thiện trải nghiệm phúc lợi cho nhân viên, theo khảo sát của Towers Watson.
Bộ Công Thương chấn chỉnh hoạt động kinh doanh đa cấp "biến tướng"

Bộ Công Thương chấn chỉnh hoạt động kinh doanh đa cấp "biến tướng"

Văn phòng Bộ Công Thương vừa có Văn bản Số 2624/BCT-CT thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương về chấn chỉnh hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Phát triển bền vững cà phê Sơn La

Phát triển bền vững cà phê Sơn La

Với diện tích trên 21.400 ha, tập trung chủ yếu tại Mai Sơn, Thuận Châu và thành phố Sơn La, cà phê đã trở thành cây trồng chủ lực, mang lại giá trị kinh tế to lớn cho tỉnh Sơn La.
Google bị kiện 5 tỷ bảng tại Anh vì độc quyền quảng cáo tìm kiếm

Google bị kiện 5 tỷ bảng tại Anh vì độc quyền quảng cáo tìm kiếm

Google bị kiện tập thể tại Anh với yêu cầu bồi thường hơn 5 tỷ bảng, do cáo buộc lạm dụng vị thế thống trị gần như tuyệt đối trong thị trường quảng cáo tìm kiếm trực tuyến.
Việt Nam có khả năng khai thác, sản xuất chất bán dẫn ở quy mô lớn hơn

Việt Nam có khả năng khai thác, sản xuất chất bán dẫn ở quy mô lớn hơn

Báo cáo Thường niên về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2024 do Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) công bố sáng ngày 16/4 nhận định rằng với sự hợp tác của các doanh nghiệp công nghệ Mỹ, Việt Nam có khả năng khai thác, sản xuất chất bán dẫn ở quy mô lớn hơn.