Thứ bảy 12/07/2025 13:17
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Vì sao fentanyl trở thành tâm điểm trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?

Mỹ đã mạnh tay áp thuế mạnh lên hàng hóa Trung Quốc với lý do Bắc Kinh chưa kiểm soát chặt việc xuất khẩu fentanyl. Điều gì khiến hợp chất này trở thành trung tâm của cuộc xung đột thương mại hiện nay?
Vì sao fentanyl trở thành tâm điểm trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?
Vì sao fentanyl trở thành tâm điểm trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?

Vào ngày 4/2, sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế 10% lên tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đã chính thức có hiệu lực. Và chỉ một tháng sau, ông Trump lại tiếp tục nâng mức thuế này lên đến 20%. Mức thuế nhập khẩu toàn diện này bổ sung vào các mức thuế trước đó đã được áp dụng đối với một số hàng hóa và lĩnh vực của Trung Quốc dưới nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Trump và được người kế nhiệm, ông Joe Biden, mở rộng.

Theo đó, trong cả hai lần vừa qua, chính quyền Washington đều cho rằng các biện pháp thuế quan này nhằm buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm vì bị cáo buộc không kiểm soát được việc xuất khẩu fentanyl và các tiền chất hóa học – những yếu tố góp phần vào cuộc khủng hoảng opioid tại Mỹ. Vậy vì sao Mỹ lại tập trung vào hợp chất gây nghiện này để tạo áp lực đối với Trung Quốc?

Opioid là một nhóm hợp chất bao gồm các chất có nguồn gốc từ cây thuốc phiện (như morphine, codeine) và các chất tổng hợp hoặc bán tổng hợp có tác dụng tương tự. Opioid có tác dụng chính là giảm đau mạnh, nhưng cũng có thể gây nghiện và dẫn đến tác dụng phụ nguy hiểm nếu lạm dụng.

Vì sao Tổng thống Donald Trump tăng thuế nhập khẩu đối với Trung Quốc?

Chính quyền của ông Donald Trump đã lập luận rằng việc tăng thuế sẽ giúp Mỹ gây áp lực, buộc Trung Quốc phải siết chặt kiểm soát xuất khẩu fentanyl và các tiền chất dùng để sản xuất chất này.

Cụ thể, sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Mỹ hồi tháng 2 cáo buộc Trung Quốc “chủ động duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh đầu độc công dân Mỹ”. Sắc lệnh này cho rằng Bắc Kinh đã “trợ cấp và khuyến khích các công ty hóa chất Trung Quốc xuất khẩu fentanyl và các tiền chất liên quan được sử dụng để sản xuất opioid tổng hợp, sau đó được bán trái phép tại Mỹ”. Đồng thời, sắc lệnh cũng cáo buộc Bắc Kinh cung cấp “nơi trú ẩn an toàn” cho các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia rửa tiền từ buôn bán fentanyl.

Trước đó, Tổng thống Donald Trump cũng từng chỉ trích giới lãnh đạo Trung Quốc không thực hiện đúng cam kết chống buôn bán ma túy. Hồi cuối năm 2023, ông tuyên bố trên mạng xã hội Truth Social rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã không thực hiện lời hứa năm 2018 về việc áp dụng án tử hình đối với những kẻ buôn bán ma túy.

Trung Quốc phản ứng thế nào trước cáo buộc của Mỹ về fentanyl?

Tại một cuộc họp báo ngày 12/3, một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh đã mạnh tay trấn áp hoạt động buôn bán fentanyl và lẽ ra Washington nên “nói lời cảm ơn” thay vì áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc. Ông cũng kêu gọi chính quyền của ông Trump duy trì đối thoại về thương mại và bày tỏ sẵn sàng hợp tác với Mỹ.

Trước đó hồi tháng 2, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiện đã cáo buộc Mỹ phớt lờ những nỗ lực “hợp tác hiệu quả” của Bắc Kinh trong việc giải quyết vấn đề fentanyl. Ngoài ra, giới chức Trung Quốc cũng từ chối đưa ra cam kết mới về việc ngăn chặn dòng chảy ma túy này. Trong một tuyên bố riêng, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh: “Mỹ cần nhìn nhận và giải quyết vấn đề fentanyl của chính mình một cách khách quan, thay vì đe dọa các quốc gia khác bằng việc áp thuế tùy tiện”.

Cơ quan quản lý dược phẩm Trung Quốc cũng cho biết sẽ tiếp tục tăng cường giám sát sản xuất và phân phối fentanyl, đồng thời khẳng định nước này chưa bao giờ xuất khẩu fentanyl sang các quốc gia Bắc Mỹ.

Vì sao fentanyl trở thành tâm điểm trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?
Theo một báo cáo năm 2021 của Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung, Trung Quốc vẫn là “quốc gia xuất xứ chính của fentanyl và các chất liên quan được buôn lậu vào Mỹ”.

Vì sao Tổng thống Donald Trump tập trung vào fentanyl?

Fentanyl là một loại opioid tổng hợp có tác dụng giảm đau mạnh, thường được sử dụng trong phẫu thuật hoặc điều trị các tình trạng gây đau đớn nghiêm trọng. Tuy nhiên, hợp chất này có thể được sản xuất với chi phí thấp và phân phối bất hợp pháp.

Đáng chú ý, fentanyl đã góp phần làm gia tăng số ca tử vong do sử dụng quá liều tại Mỹ trong thập kỷ vừa qua. Do đó, việc giải quyết cuộc khủng hoảng fentanyl nhận được sự ủng hộ từ cả hai đảng tại Mỹ.

Theo một báo cáo năm 2021 của Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung, Trung Quốc vẫn là “quốc gia xuất xứ chính của fentanyl và các chất liên quan được buôn lậu vào Mỹ”.

Tuy nhiên, vai trò của Bắc Kinh trong chuỗi cung ứng fentanyl đã thay đổi. Theo Cơ quan Phòng chống Ma túy Mỹ (DEA), kể từ năm 2019, các tổ chức buôn lậu của Trung Quốc chủ yếu chuyển từ sản xuất fentanyl thành phẩm sang xuất khẩu tiền chất hóa học cho các băng đảng ma túy Mexico, nơi các chất này được tổng hợp thành fentanyl hoàn chỉnh và vận chuyển đến Mỹ.

Trung Quốc đã làm gì để ngăn chặn buôn bán fentanyl?

Năm 2018, Trung Quốc cam kết sẽ siết chặt giám sát và sửa đổi quy định về sản xuất fentanyl sau cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Argentina. Bắc Kinh cũng cho phép cơ quan thực thi pháp luật của Mỹ tham gia nhiều hơn vào các cuộc điều tra tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, hợp tác song phương bị đình trệ khi quan hệ Mỹ - Trung trở nên căng thẳng do bất đồng về vấn đề Đài Loan và đại dịch COVID-19. Sau đó, vào tháng 8/2022, Trung Quốc chính thức tuyên bố đình chỉ hợp tác chống tội phạm ma túy và thực thi pháp luật với Mỹ.

Mãi cho đến cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden, hợp tác giữa 2 quốc gia này mới được nối lại. Dù vậy, kể từ năm 2019, giới chức Trung Quốc chưa từng thông báo cho Mỹ về bất kỳ bản án nào liên quan đến buôn bán fentanyl, theo một quan chức Đại sứ quán Mỹ giấu tên.

Vì sao fentanyl trở thành tâm điểm trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?
Vì sao fentanyl trở thành tâm điểm trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?

Mỹ kỳ vọng gì từ phía Trung Quốc?

Theo các tuyên bố chính thức, Washington muốn Bắc Kinh tăng cường thực thi các quy định trong nước, đồng thời có biện pháp cụ thể hơn đối với các băng nhóm buôn lậu và rửa tiền, bên cạnh đó siết chặt giám sát đối với tiền chất hóa học.

Chính quyền của ông Donald Trump lập luận rằng Trung Quốc hoàn toàn có khả năng kiểm soát cuộc khủng hoảng fentanyl. Sắc lệnh của Tổng thống Mỹ tuyên bố: “Trung Quốc sở hữu mạng lưới giám sát nội địa tinh vi nhất thế giới, kết hợp với hệ thống thực thi pháp luật chặt chẽ nhất. Họ không thiếu năng lực để trấn áp mạnh mẽ cuộc khủng hoảng opioid toàn cầu; họ chỉ đơn giản là không muốn làm vậy”.

Tin bài khác
Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Đề xuất áp thuế 200% lên dược phẩm nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump khiến các tập đoàn dược toàn cầu ráo riết lập kịch bản ứng phó, lo ngại nguy cơ thiếu thuốc và chi phí y tế tăng vọt.
Ngoại trưởng Mỹ lần đầu thăm châu Á giữa căng thẳng thuế quan

Ngoại trưởng Mỹ lần đầu thăm châu Á giữa căng thẳng thuế quan

Chuyến công du đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tới châu Á diễn ra trong bối cảnh chính quyền Washington chuẩn bị áp thuế mạnh tay lên nhiều quốc gia ASEAN và các đồng minh.
Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Giá trị nhập khẩu hàng may mặc từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 5/2025 chạm đáy thấp nhất kể từ năm 2003 do tác động từ chính sách thuế của Washington, để lại khoảng trống cơ hội cho một số quốc gia.
Các thành viên Fed chia rẽ về tốc độ giảm lãi suất

Các thành viên Fed chia rẽ về tốc độ giảm lãi suất

Biên bản cuộc họp tháng 6/2025 của Fed cho thấy, mặc dù đa số thành viên ủng hộ giảm lãi suất trong năm nay, nhưng mức độ và thời điểm vẫn gây tranh cãi giữa các nhà hoạch định chính sách.
Thuế quan có thể mang lại doanh thu 300 tỷ USD cho Mỹ

Thuế quan có thể mang lại doanh thu 300 tỷ USD cho Mỹ

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent dự báo doanh thu từ thuế quan có thể đạt mức kỷ lục 300 tỷ USD trong năm 2025, nhờ làn sóng áp thuế mạnh mẽ từ chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Trung Quốc thúc đẩy tiêu dùng hộ gia đình làm động lực tăng trưởng

Trung Quốc thúc đẩy tiêu dùng hộ gia đình làm động lực tăng trưởng

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại và nguy cơ giảm phát ngày càng lớn, giới hoạch định chính sách Trung Quốc đang kêu gọi đưa tiêu dùng hộ gia đình trở thành trọng tâm trong kế hoạch 5 năm tới.
Du lịch Việt Nam vượt Thái Lan trong mắt khách Trung Quốc

Du lịch Việt Nam vượt Thái Lan trong mắt khách Trung Quốc

Việt Nam đang vượt Thái Lan trong cuộc đua thu hút du khách Trung Quốc nhờ tỷ giá thuận lợi, môi trường an toàn và chính sách visa linh hoạt.
Chủ tịch Fed: Nếu không vì thuế, lãi suất đã có thể được giảm

Chủ tịch Fed: Nếu không vì thuế, lãi suất đã có thể được giảm

Chủ tịch Fed Jerome Powell xác nhận kế hoạch áp thuế của Tổng thống Donald Trump đã khiến ngân hàng trung ương phải ngừng cắt giảm lãi suất như dự kiến.
Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Giữa căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc vẫn thể hiện được năng lực tự chủ công nghệ, đương đầu với lệnh hạn chế xuất khẩu từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Ông Trump xác nhận ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

Ông Trump xác nhận ký kết thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung

Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ và Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận thương mại, chấm dứt tạm thời căng thẳng thuế quan kéo dài giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đông Nam Á: Ứng dụng AI hoặc bị đào thải

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đông Nam Á: Ứng dụng AI hoặc bị đào thải

Với tốc độ phát triển AI vượt bậc, doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đông Nam Á đã không còn lựa chọn đứng ngoài cuộc đua: Hoặc nhanh chóng ứng dụng AI, hoặc chấp nhận bị đào thải.
Trung Quốc xây dựng “siêu thị trường tiêu dùng” để thúc đẩy tăng trưởng

Trung Quốc xây dựng “siêu thị trường tiêu dùng” để thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Lý Cường khẳng định Trung Quốc đang phát triển thành nền kinh tế tiêu dùng quy mô lớn, đóng vai trò ổn định trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động.
Chủ tịch Fed nói gì về lãi suất và lạm phát tại Mỹ?

Chủ tịch Fed nói gì về lãi suất và lạm phát tại Mỹ?

Chủ tịch Fed Jerome Powell tái khẳng định nhiệm vụ kiểm soát lạm phát, bất chấp chỉ trích gay gắt từ Tổng thống Donald Trump về việc chưa cắt giảm lãi suất.
Bất chấp xung đột, doanh nghiệp Trung Quốc vẫn lạc quan ở Trung Đông

Bất chấp xung đột, doanh nghiệp Trung Quốc vẫn lạc quan ở Trung Đông

Dù căng thẳng Iran - Israel leo thang, giới doanh nghiệp Trung Quốc vẫn đổ mạnh hàng hóa vào Dubai và Trung Đông, đồng thời lạc quan về tiềm năng của khu vực này.
Fed ra tín hiệu có thể cắt giảm lãi suất ngay tháng 7/2025

Fed ra tín hiệu có thể cắt giảm lãi suất ngay tháng 7/2025

Phó Chủ tịch Fed Michelle Bowman đã ủng hộ hạ lãi suất sớm nếu tình hình lạm phát không bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump.