Chủ nhật 04/05/2025 18:46
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Trung Quốc lên kế hoạch tăng thu nhập nhằm kích thích tiêu dùng

17/03/2025 11:36
Chính phủ Trung Quốc sẽ triển khai kế hoạch tăng thu nhập để kích thích tiêu dùng, đối phó với suy giảm kinh tế và tác động từ chính sách thương mại của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trung Quốc lên kế hoạch tăng thu nhập nhằm kích thích tiêu dùng
Trung Quốc lên kế hoạch tăng thu nhập nhằm kích thích tiêu dùng.

Theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc sẽ triển khai các biện pháp thúc đẩy tiêu dùng thông qua việc tăng thu nhập của người dân. Kế hoạch này bổ sung vào loạt cam kết gần đây của chính phủ nước này nhằm hỗ trợ nhu cầu nội địa trong bối cảnh nền kinh tế bị đe dọa bởi các chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Báo cáo của Quốc vụ viện Trung Quốc nêu rõ các biện pháp như ổn định thị trường chứng khoán và bất động sản, đồng thời đưa ra các ưu đãi để nâng tỷ lệ sinh. Giới đầu tư đang chờ đợi thêm thông tin từ các quan chức cấp cao trong cuộc họp báo vào lúc 15h thứ Hai (17/3) về các bước đi cụ thể nhằm thúc đẩy tiêu dùng.

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang ngày càng nhận thức rõ rằng, một sự phục hồi toàn diện về thu nhập là điều kiện tiên quyết để người dân tăng chi tiêu. Tại kỳ họp Quốc hội năm nay, lần đầu tiên kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền hơn một thập kỷ trước, chính phủ xác định thúc đẩy tiêu dùng là ưu tiên hàng đầu trong báo cáo công tác thường niên.

Bà Lynn Song, nhà kinh tế trưởng khu vực Trung Quốc Đại lục tại ING Bank, nhận định: “Người dân không thể chi tiêu nếu họ không có tiền. Mặc dù vẫn chưa có nhiều chi tiết mới về cách chính phủ sẽ tăng chi tiêu, nhưng kế hoạch lần này cho thấy quyết tâm lớn hơn trong việc giải quyết vấn đề tiêu dùng của Trung Quốc trong năm nay”.

Theo đó, kế hoạch mới nhất này, bao gồm tám lĩnh vực trọng tâm, nhấn mạnh cải thiện dịch vụ chăm sóc trẻ em và cam kết thực thi chế độ nghỉ phép có lương. Một số chính quyền địa phương đã bắt đầu mở rộng chính sách phúc lợi xã hội, điển hình là thủ phủ Hohhot của Khu tự trị Nội Mông vừa công bố trợ cấp nuôi dạy trẻ.

Mục tiêu đầy tham vọng

Chương trình được công bố hôm Chủ nhật (16/3) mở rộng các biện pháp mà Thủ tướng Lý Cường đã đề cập trong báo cáo công tác chính phủ hồi đầu tháng này. Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 5% cho năm 2025, đồng thời nâng trần thâm hụt tài khóa lên mức cao nhất trong hơn ba thập kỷ.

Thúc đẩy tiêu dùng được coi là yếu tố then chốt nhằm ứng phó với các chính sách thương mại của Mỹ, vốn đang làm gián đoạn dòng chảy thương mại toàn cầu và kéo giảm xuất khẩu của Trung Quốc – lĩnh vực đóng góp gần một phần ba vào tăng trưởng kinh tế nước này trong năm 2024. Đồng thời, Bắc Kinh vẫn đang chật vật giải quyết tình trạng suy thoái bất động sản kéo dài, khiến nhu cầu sụt giảm và giá cả bị kìm nén trong khi tiền lương đình trệ.

Phục hồi tiêu dùng là một thách thức đối với chính phủ Trung Quốc kể từ khi đại dịch kết thúc. Doanh số bán lẻ của nước này vẫn ở mức thấp, trong khi giá tiêu dùng đã rơi vào giảm phát vào tháng 2, lần đầu tiên trong hơn một năm qua.

Theo Tân Hoa Xã, Bắc Kinh sẽ thúc đẩy “tăng trưởng hợp lý” về tiền lương và thiết lập cơ chế điều chỉnh lương tối thiểu. Chính phủ cũng sẽ xem xét triển khai hệ thống trợ cấp chăm sóc trẻ em và tăng cường vai trò của đầu tư trong hỗ trợ tiêu dùng.

Các nhà phân tích của Jefferies, tập đoàn tài chính đa quốc gia, nhận định: “So với các kế hoạch trước đây chỉ tập trung vào cải thiện nguồn cung hoặc chính sách đổi cũ lấy mới, kế hoạch lần này còn đề cập đến nhu cầu cải thiện thu nhập. Chúng tôi cho rằng chính phủ đang chú trọng hơn đến việc đảm bảo phúc lợi cho các nhóm thu nhập thấp”.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã tăng mạnh nhất trong hai tháng vào thứ Sáu tuần trước (14/3), sau khi Quốc vụ viện thông báo rằng các quan chức từ Bộ Tài chính, Ngân hàng Trung ương và các cơ quan chính phủ khác sẽ thảo luận về các biện pháp thúc đẩy tiêu dùng vào thứ Hai.

Theo các chuyên gia tại Morgan Stanley: “Với việc một số chính sách như gia hạn chương trình đổi cũ lấy mới và hỗ trợ thai sản đã được một số thành phố áp dụng, hướng dẫn mới của chính phủ có thể được thị trường đón nhận tích cực trong bối cảnh đà tăng hiện tại”.

Chương trình "đổi cũ lấy mới" của Trung Quốc là một sáng kiến do chính phủ triển khai nhằm thúc đẩy tiêu dùng nội địa và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Chương trình này khuyến khích người dân đổi các sản phẩm cũ như ô tô, thiết bị gia dụng và các mặt hàng tiêu dùng khác để nhận được trợ cấp mua sản phẩm mới.​

Trong năm 2024, chương trình đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Theo dữ liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc, 36 triệu người tiêu dùng đã tham gia chương trình, góp phần thúc đẩy doanh số ô tô thêm 920 tỷ nhân dân tệ (127,1 tỷ USD) và doanh số thiết bị gia dụng thêm 240 tỷ nhân dân tệ (33,1 tỷ USD).

Tin bài khác
Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản lần đầu “úp mở” khả năng dùng kho trái phiếu Mỹ trị giá hơn 1.000 tỷ USD làm quân bài mặc cả trong đàm phán thương mại với Washington.
Trung Quốc âm thầm miễn thuế với khoảng 1/4 hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ

Trung Quốc âm thầm miễn thuế với khoảng 1/4 hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ

Trung Quốc bất ngờ miễn thuế một cách lặng lẽ cho khoảng 131 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, trị giá gần 40 tỷ USD. Động thái này được cho là nhằm bảo vệ chuỗi cung ứng và giảm thiểu thiệt hại kinh tế.
Trung Quốc cân nhắc nối lại đàm phán thương mại với Mỹ

Trung Quốc cân nhắc nối lại đàm phán thương mại với Mỹ

Bắc Kinh tuyên bố đang đánh giá khả năng nối lại đàm phán thương mại với Washington, trong bối cảnh cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đều chịu áp lực từ cuộc chiến thuế quan leo thang.
Các thỏa thuận thương mại đầu tiên của Nhà Trắng có thể trở thành “khuôn mẫu”

Các thỏa thuận thương mại đầu tiên của Nhà Trắng có thể trở thành “khuôn mẫu”

Chủ tịch ngân hàng Goldman Sachs nhận định các thỏa thuận thương mại đầu tiên của Nhà Trắng sẽ mang tính định hình, có thể trở thành khuôn mẫu cho những chính sách thương mại toàn cầu trong tương lai.
Tổng thống Donald Trump nới lỏng thuế ô tô sau khi các nhà sản xuất lên tiếng

Tổng thống Donald Trump nới lỏng thuế ô tô sau khi các nhà sản xuất lên tiếng

Tổng thống Donald Trump chuẩn bị ký sắc lệnh nới thuế ô tô, giảm áp lực lên các hãng như Ford và GM, nhằm bảo vệ sản xuất nội địa và giữ ổn định chuỗi cung ứng.
Trung Quốc dẫn đầu xu thế chuyển dịch năng lượng xanh toàn cầu

Trung Quốc dẫn đầu xu thế chuyển dịch năng lượng xanh toàn cầu

Trong bối cảnh một số quốc gia gia tăng áp lực lên ngành năng lượng xanh của Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn kiên định thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm phát triển bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu.
Nền kinh tế Mỹ đối mặt cú sốc nguồn cung vì thuế quan

Nền kinh tế Mỹ đối mặt cú sốc nguồn cung vì thuế quan

Chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đang khiến lượng hàng hóa từ Trung Quốc sang Mỹ lao dốc, đe dọa gây thiếu hụt nguồn cung, lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế ngay trong năm 2025.
Giá gạo tại Nhật Bản tăng cao kỷ lục, nhập khẩu dự kiến bùng nổ

Giá gạo tại Nhật Bản tăng cao kỷ lục, nhập khẩu dự kiến bùng nổ

Giá gạo tại Nhật Bản đã tăng tuần thứ 16 liên tiếp, buộc các doanh nghiệp nước này phải đẩy mạnh nhập khẩu gạo từ Mỹ bất chấp thuế cao, nhằm hạ nhiệt thị trường và tránh thiếu hụt nguồn cung.
Trung Quốc bác bỏ tin đồn đàm phán thương mại với Mỹ

Trung Quốc bác bỏ tin đồn đàm phán thương mại với Mỹ

Trung Quốc tuyên bố hiện tại không có bất kỳ cuộc đàm phán thương mại nào với Mỹ. Đồng thời, Bắc Kinh yêu cầu chính quyền Washington hủy bỏ “thuế quan đơn phương” để có thể đàm phán một cách hiệu quả.
Thuế quan của Mỹ tác động đến “con hổ châu Á” Hàn Quốc như thế nào?

Thuế quan của Mỹ tác động đến “con hổ châu Á” Hàn Quốc như thế nào?

Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng âm trong quý I/2025 do khủng hoảng chính trị và tác động nặng nề từ chính sách thuế của Mỹ, khiến xuất khẩu sang hai thị trường chủ lực là Mỹ và Trung Quốc đồng loạt sụt giảm.
IMF: Thuế quan có thể đẩy nợ công toàn cầu lên mức kỷ lục

IMF: Thuế quan có thể đẩy nợ công toàn cầu lên mức kỷ lục

IMF cảnh báo thuế quan đối ứng của Mỹ có thể đẩy nợ công toàn cầu lên mức kỷ lục 117% GDP vào năm 2027 – mức cao nhất kể từ Thế chiến II, nếu các nước không siết chặt kỷ luật tài khóa.
Ông Trump sẽ giảm mạnh thuế nếu đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

Ông Trump sẽ giảm mạnh thuế nếu đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

Ông Donald Trump tuyên bố sẽ giảm mạnh thuế nếu Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận thương mại, mở ra kỳ vọng hạ nhiệt căng thẳng giữa lúc thị trường toàn cầu biến động.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ kêu gọi hạ nhiệt chiến tranh thương mại

Bộ trưởng Tài chính Mỹ kêu gọi hạ nhiệt chiến tranh thương mại

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo thuế quan hiện tại giữa Mỹ và Trung Quốc là không bền vững, đồng thời bày tỏ kỳ vọng vào thỏa thuận hạ nhiệt căng thẳng trong tương lai gần.
Hoãn đàm phán thuế, Mỹ muốn Thái Lan giải quyết những vấn đề thương mại nào?

Hoãn đàm phán thuế, Mỹ muốn Thái Lan giải quyết những vấn đề thương mại nào?

Mỹ hoãn đàm phán thuế với Thái Lan và đòi giải quyết loạt vấn đề nóng như lạm dụng chứng nhận xuất xứ, nghi ngờ thao túng tiền tệ và thặng dư thương mại lớn với Hoa Kỳ.
Tổng thống Mỹ cảnh báo suy thoái kinh tế, liệu Fed có hạ lãi suất?

Tổng thống Mỹ cảnh báo suy thoái kinh tế, liệu Fed có hạ lãi suất?

Tổng thống Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed, cảnh báo suy thoái kinh tế và yêu cầu hạ lãi suất ngay lập tức. Động thái này khiến thị trường tài chính chao đảo, gia tăng hoài nghi về tính độc lập của Fed.