Thứ sáu 16/05/2025 01:05
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Tổng thống Donald Trump công du Trung Đông và dấu hỏi về xung đột lợi ích

Từ dự án địa ốc, tiền điện tử đến quà tặng chính trị, chuyến đi Trung Đông của Tổng thống Donald Trump làm nổi bật mối lo ngại về việc pha trộn giữa lợi ích cá nhân và chính sách đối ngoại.
Tổng thống Donald Trump công du Trung Đông và dấu hỏi về xung đột lợi ích
Tổng thống Donald Trump công du Trung Đông và dấu hỏi về xung đột lợi ích.

Khi Tổng thống Donald Trump có chuyến công du tới ba quốc gia Trung Đông có liên kết với các dự án mang thương hiệu Trump, ông đã vấp phải loạt câu hỏi xoay quanh xung đột lợi ích ngày càng lớn giữa vai trò nguyên thủ quốc gia và doanh nhân kinh tế.

Phát biểu từ chuyên cơ Air Force One hôm thứ Tư (14/5), Tổng thống Mỹ cho biết ông “không biết gì” về khoản đầu tư 2 tỷ USD từ một công ty có liên quan đến Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) vào đồng tiền điện tử gắn thương hiệu Trump. Theo đó, thỏa thuận này được công bố tại một hội nghị ở Dubai, với sự góp mặt của ông Zach Witkoff – đồng sáng lập dự án tiền điện tử của nhà Trump, World Liberty Financial, đồng thời cũng là con trai của đặc phái viên Mỹ tại Trung Đông.

Tổng thống Trump nói rằng ông là “người ủng hộ tiền điện tử và trí tuệ nhân tạo,” đồng thời cảnh báo rằng nếu Mỹ không dẫn đầu trong các lĩnh vực này, Trung Quốc sẽ chiếm ưu thế.

Ngoài ra, tại cuộc họp với Thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed bin Salman, ông Trump cho biết không hề đề cập đến giải golf LIV do Ả Rập hậu thuẫn nhưng gắn liền với thương hiệu Trump. Khi được hỏi về món quà máy bay phản lực cao cấp trị giá hàng trăm triệu USD từ Qatar, ông này cũng lảng tránh và chuyển sang công kích lãnh đạo phe Dân chủ Chuck Schumer, người đe dọa sẽ chặn các đề xuất của Tổng thống nếu chưa rõ ràng các vấn đề đạo đức xoay quanh món quà này.

Dự án địa ốc và khách sạn gắn thương hiệu Trump trỗi dậy tại vùng Vịnh

Tập đoàn Trump Organization – do hai con trai lớn của Tổng thống điều hành – đang mở rộng nhanh chóng tại Trung Đông với các dự án lớn tại Qatar, UAE, Ả Rập Xê Út và Oman. Nổi bật trong số này là Trump International Hotel & Tower ở Dubai, một sân golf cao cấp tại Doha, Trump Tower tại Jeddah, và một khách sạn đang xây dựng ở Muscat. Tất cả đều có sự tham gia của Dar Global – một nhà phát triển bất động sản gắn với chính phủ Ả Rập Xê Út.

Giới phê bình tại Washington, bao gồm cả các đồng minh thuộc đảng Cộng hòa, cảnh báo rằng việc Tổng thống Trump vẫn giữ quyền lợi tài chính trong Trump Organization có thể ảnh hưởng đến các quyết sách đối ngoại. Bà Meghan Faulkner, Giám đốc truyền thông của nhóm giám sát đạo đức CREW, cho rằng: “Người dân Mỹ không nên phải đặt câu hỏi liệu Tổng thống đang phục vụ quốc gia hay lợi ích cá nhân của chính ông”.

Trong khi Nhà Trắng từ chối bình luận, Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson cho rằng ông không có chuyên môn về vấn đề này, nhưng nhấn mạnh ông Donald Trump “không có gì phải che giấu”. Ông cũng nói rằng chiếc máy bay của Qatar là “món quà dành cho đất nước”, không phải cho cá nhân Tổng thống Trump.

Tuy nhiên, chi phí tái cấu trúc chiếc Boeing 747-8 này – vốn từng thuộc sở hữu tư nhân tại Qatar – có thể lên đến 1 tỷ USD và kéo dài nhiều năm. NBC News cho rằng chi phí này có thể sẽ do người đóng thuế Mỹ gánh chịu, đặc biệt nếu việc hoàn thiện máy bay diễn ra sau khi Tổng thống thứ 47 của Mỹ rời nhiệm sở.

Ngoại giao, tiền điện tử và những ranh giới mờ giữa công và tư

Giới quan sát cho rằng chuyến công du lần này của ông Donald Trump không chỉ là về chính trị. Tại Riyadh, thủ đô của Ả Rập Xê Út, Tổng thống Mỹ đã thông báo về kế hoạch dỡ bỏ cấm vận với Syria, đồng thời đề xuất “con đường mới đầy hy vọng” cho Iran – những tín hiệu về vai trò “người kiến tạo hòa bình toàn cầu” mà ông đang muốn xây dựng. Cũng trong khuôn khổ chuyến đi, ông Trump đã hết lời ca ngợi mối quan hệ Qatar–Ả Rập được cải thiện gần đây, gọi các lãnh đạo vùng Vịnh là “những người đàn ông cao lớn, đẹp trai và thông minh”.

Trái ngược với nhiệm kỳ đầu, khi Tổng thống Donald Trump ủng hộ lệnh phong tỏa Qatar do Ả Rập khởi xướng, nhiệm kỳ thứ hai của ông này lại cho thấy một sự xoay trục rõ rệt trong quan hệ khu vực – với những động cơ kinh tế rõ nét.

Nhưng chính sự chồng lấn giữa ngoại giao và lợi ích thương hiệu là điều khiến giới quan sát lo ngại. Dự án địa ốc, đồng tiền số, các khoản đầu tư hàng tỷ đô và những món quà chính trị đang vẽ nên một bức tranh phức tạp, nơi ranh giới giữa lợi ích quốc gia và lợi nhuận cá nhân ngày càng trở nên khó phân định.

Máy bay – quân bài chiến lược trong “ngoại giao thương mại” của ông Trump Máy bay – quân bài chiến lược trong “ngoại giao thương mại” của ông Trump
Boeing thắng lớn với đơn hàng kỷ lục tại Qatar nhờ ông Trump hậu thuẫn Boeing thắng lớn với đơn hàng kỷ lục tại Qatar nhờ ông Trump hậu thuẫn
Lạm phát Mỹ hạ nhiệt, Fed có thêm lý do trì hoãn giảm lãi suất Lạm phát Mỹ hạ nhiệt, Fed có thêm lý do trì hoãn giảm lãi suất
Tin bài khác
Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ tăng tốc, doanh nghiệp “bàng hoàng nhưng phấn khởi”

Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ tăng tốc, doanh nghiệp “bàng hoàng nhưng phấn khởi”

Thỏa thuận giảm thuế 90 ngày giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạo ra đợt “giải tỏa” ngắn hạn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nhưng rủi ro thương mại và địa chính trị vẫn treo lơ lửng.
Máy bay – quân bài chiến lược trong “ngoại giao thương mại” của ông Trump

Máy bay – quân bài chiến lược trong “ngoại giao thương mại” của ông Trump

Từ những hợp đồng hàng tỷ USD đến việc “mượn” chuyên cơ hạng sang của hoàng gia Qatar, máy bay đang trở thành công cụ đắc lực trong chiến lược “ngoại giao thương mại”, giúp ông Trump tạo lợi thế trong đàm phán quốc tế.
Lạm phát Mỹ hạ nhiệt, Fed có thêm lý do trì hoãn giảm lãi suất

Lạm phát Mỹ hạ nhiệt, Fed có thêm lý do trì hoãn giảm lãi suất

Dữ liệu CPI tháng 4/2025 tăng thấp nhất trong hơn 4 năm, cùng với việc thương chiến Mỹ - Trung hạ nhiệt, Fed được kỳ vọng sẽ giữ nguyên lãi suất cho đến tháng 9/2025.
Mỹ giảm thuế "de minimis" cho hàng hóa Trung Quốc, thương chiến hạ nhiệt

Mỹ giảm thuế "de minimis" cho hàng hóa Trung Quốc, thương chiến hạ nhiệt

Chính quyền Tổng thống Donald Trump giảm thuế với hàng hóa “de minimis” từ Trung Quốc, đánh dấu bước nhượng bộ trong thỏa thuận 90 ngày nhằm tháo ngòi căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế.
Thái Lan gửi đề xuất chính thức tới Mỹ để khởi động đàm phán thuế

Thái Lan gửi đề xuất chính thức tới Mỹ để khởi động đàm phán thuế

Chính phủ Thái Lan đã gửi đề xuất tới Mỹ nhằm khởi động đàm phán thuế, cam kết thu hẹp thặng dư thương mại và tăng đầu tư để tránh bị áp thuế đối ứng 36%.
Mỹ - Trung nhất trí cắt giảm thuế, đánh dấu bước đột phá đầu tiên

Mỹ - Trung nhất trí cắt giảm thuế, đánh dấu bước đột phá đầu tiên

Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận cắt giảm mạnh thuế quan trong 90 ngày tới, mở ra bước đột phá đầu tiên trong nỗ lực tháo gỡ căng thẳng thương mại kéo dài.
Thuế quan thúc đẩy doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh tự chủ công nghệ

Thuế quan thúc đẩy doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh tự chủ công nghệ

Giữa chiến tranh thương mại, các công ty Trung Quốc đang đẩy mạnh tự chủ công nghệ, loại bỏ linh kiện và công nghệ nhập khẩu – báo hiệu xu hướng thay đổi cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu.
“Tiến triển đáng kể” sau cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung

“Tiến triển đáng kể” sau cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung

Mỹ và Trung Quốc xác nhận đã đạt “tiến triển đáng kể” sau hai ngày đàm phán thương mại tại Thụy Sĩ. Cơ chế đối thoại mới được thiết lập, mở đường giảm căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế.
Cựu quan chức Fed vạch ra lộ trình hạ lãi suất, chỉ trích chính sách hiện tại

Cựu quan chức Fed vạch ra lộ trình hạ lãi suất, chỉ trích chính sách hiện tại

Cựu Thống đốc Fed Kevin Warsh – ứng viên tiềm năng cho vị trí Chủ tịch Fed tiếp theo – đã đưa ra yếu tố cản trở việc hạ lãi suất, đồng thời chỉ trích tư duy “phải tăng thất nghiệp để giảm lạm phát”.
Phó Thủ tướng Hà Lập Phong – Người dẫn đầu đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc là ai?

Phó Thủ tướng Hà Lập Phong – Người dẫn đầu đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc là ai?

Không nói tiếng Anh, kín tiếng và là thân tín của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Phó Thủ tướng Hà Lập Phong là lựa chọn mới của Bắc Kinh để dẫn dắt các cuộc đàm phán thương mại với Washington.
Mỹ xác lập danh sách 20 quốc gia ưu tiên đàm phán, Việt Nam là “ưu tiên cao”

Mỹ xác lập danh sách 20 quốc gia ưu tiên đàm phán, Việt Nam là “ưu tiên cao”

Chính quyền Mỹ đang gấp rút triển khai ưu tiên đàm phán thương mại với khoảng 20 quốc gia, trong đó Việt Nam được xếp vào nhóm “ưu tiên cao” trong số các quốc gia tại Đông Nam Á.
Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh, nhưng bùng nổ với các đối tác khác

Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh, nhưng bùng nổ với các đối tác khác

Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong tháng 4/2025 đã giảm 21%, trong khi xuất khẩu sang châu Á và EU tăng mạnh, phản ánh sự dịch chuyển của dòng chảy thương mại toàn cầu.
EU nhắm tới 108 tỷ USD hàng hóa Mỹ nếu đàm phán thương mại thất bại

EU nhắm tới 108 tỷ USD hàng hóa Mỹ nếu đàm phán thương mại thất bại

Liên minh châu Âu (EU) đưa ra cảnh báo sẽ áp thuế lên 95 tỷ euro (108 tỷ USD) hàng hóa Mỹ, nếu các đàm phán thương mại với chính quyền ông Trump không đạt được kết quả tích cực.
Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ hậu cuộc chiến thuế quan, giúp giảm thuế thép và ô tô, nhưng vẫn còn nhiều điều khoản hạn chế và gây tranh cãi.
Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Giá pin giảm và thuế quan của Mỹ đang thúc đẩy Đông Nam Á phát triển điện mặt trời nội địa, buộc các quốc gia trong khu vực phải đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện để ổn định mạng lưới.