
Tín hiệu khả quan, điểm sáng tạo đà cho việc phục hồi kinh tế
Theo Bộ Công thương, mặc dù đứng trước khó khăn do dịch Covid-19 kéo dài, nhưng tháng 1/2022 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 2,8%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,1%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,2%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.
Trong các ngành công nghiệp cấp II, một số ngành trọng điểm có chỉ số sản xuất tháng 1/2022 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: khai thác quặng và kim loại tăng 21,9%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 16,8%; sản xuất trang phục tăng 11,4%; sản xuất thiết bị điện tăng 11,5%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 11,3%; dệt tăng 8,8%; công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 15,3%.

Bên cạnh đó, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu trong tháng 1/2022 tăng cao so với cùng kỳ năm trước là alumin tăng 35,7%; thép thanh, thép góc tăng 20,3%; ô tô tăng 11,7% (do chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tại Nghị định số 103/2021/NĐ-CP ngày 26/11/2021; gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước tại Nghị định số 104/2021/NĐ-CP...); phân hỗn hợp NPK tăng 15,6%...
Cùng với chỉ số công nghiệp có tín hiệu khả quan, Bộ Công thương cũng nghi nhận, hoạt động bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2022 ước tính đạt 470,68 nghìn tỷ đồng, tăng 6,7% so với tháng trước và tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân, tháng 1/2022 là thời điểm sát Tết Nguyên đán, nên hoạt động bán lẻ và kinh doanh dịch vụ tiêu dùng tăng so với tháng trước và cùng kỳ năm trước, các doanh nghiệp, trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị và cơ sở kinh doanh chủ động chuẩn bị nguồn hàng hóa dồi dào, phong phú, đa dạng và đưa ra nhiều chương trình, hình thức khuyến mại, giảm giá nhằm kích cầu, thu hút tiêu dùng của người dân.
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 1 ước tính đạt 383,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 81,5% tổng mức, tăng 7% so với tháng trước và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước tính đạt 41,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 8,8% tổng mức và tăng 8% so với tháng trước và giảm 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu du lịch lữ hành ước tính đạt 993 tỷ đồng, chiếm 0,2% tổng mức và tăng 2,7% so với tháng trước. Doanh thu dịch vụ khác ước tính đạt 44,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,5% tổng mức và tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước./.
P.V
- IMF: Các ngân hàng trung ương có thể "hạ cánh mềm" bằng cách cải thiện thông điệp
- Donald Trump rớt khỏi danh sách giàu nhất nước Mỹ
- Opec+ giữ nguyên chính sách sản lượng hiện tại sau khi giá dầu tăng
- Ngành ngân hàng có tổng giá trị trái phiếu phát hành lên đến 69.710 tỷ đồng
- Lãi hợp nhất 9 tháng của Tổng Công ty Viglacera có thể vượt 31% kế hoạch năm
Cùng chuyên mục


Hoạt động M&A tại Việt Nam sẽ có thể "giảm nhiệt" dần vào cuối năm

Shopee, Tiki, Lazada dự kiến vẫn phải nộp thuế thay người bán

Giá xăng dầu "kéo" cước dịch vụ vận tải giảm mạnh

Thép Hòa Phát: Sản xuất tăng 2% và tiêu thụ tăng 5%

8 tháng đầu năm 2022, Quảng Ngãi thu ngân sách đạt hơn 21.000 tỷ đồng
-
TS. Cấn Văn Lực: Thị trường bất động sản đang “khủng hoảng niềm tin”
-
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trên thị trường hàng hóa?
-
TS. Nguyễn Văn Đính: “Sức khỏe của doanh nghiệp bất động sản hiện nay đang bị suy yếu”
-
TS. Sử Ngọc Khương: Hạ tầng giúp TP.HCM tăng cường kết nối vùng đầu tư
-
Thứ cần nhất hiện nay là niềm tin của doanh nghiệp...