PGS. TS Trần Đình Thiên: Tăng trưởng bền vững cần thay đổi tư duy và chính sách PGS. TS Phan Đăng Tuất: Phát triển công nghệ phải đúng, trúng và không manh mún |
PGS. TS Ngô Trí Long - chuyên gia kinh tế - cho rằng, ba "điểm nghẽn" kinh điển đang kìm hãm sự phát triển của Việt Nam: Thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực. Trong đó, ông đặc biệt nhấn mạnh: “điểm nghẽn về thể chế là điểm nghẽn của các điểm nghẽn”.
Theo ông Long, dù chúng ta có đầu tư bao nhiêu vào hạ tầng hiện đại hay đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nếu thể chế không theo kịp, không minh bạch và không hiệu quả, mọi nỗ lực sẽ khó có thể phát huy hết tác dụng. Chính vì vậy, chuyển đổi số trong khu vực công, theo góc nhìn kinh tế, không đơn thuần là một cuộc cách mạng công nghệ. Nó phải là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất để tháo gỡ chính "điểm nghẽn" cốt tử này.
![]() |
PGS. TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế |
Chuyển đổi số (Digitalization): Là cấp độ cao hơn, tích hợp công nghệ số vào các quy trình hiện có để tăng hiệu quả và năng suất.
“Quan trọng nhất là chuyển đổi mô hình quản trị công,” ông Long nhấn mạnh. “Nó vượt ra khỏi phạm vi kỹ thuật và công nghệ, mà chuyển hướng đến một mô hình quản lý kiến tạo, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm.”
Cụ thể, ông đề xuất một số giải pháp mang tính đột phá: Trước hết, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư số. Bộ Tài chính cần phối hợp với các bộ, ngành liên quan để xây dựng một bộ tiêu chí riêng cho các dự án đầu tư số. Do tài sản số là tài sản phi vật chất, có vòng đời ngắn và rủi ro bảo mật cao, nó không thể được đánh giá theo các tiêu chuẩn của đầu tư vật chất thông thường.
Bên cạnh đó, cần sớm ban hành Luật Chuyển đổi số hoặc sửa đổi căn bản Luật Công nghệ thông tin để bổ sung các góc nhìn kinh tế, các quy định về kinh tế số, dữ liệu số và định giá tài sản số. Luật hiện hành đang quá thiên về mặt kỹ thuật mà chưa phản ánh đúng vai trò động lực cải cách thể chế của chuyển đổi số.