Chủ nhật 11/05/2025 17:13
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Nhật Bản và những nút thắt chống dịch

03/12/2021 17:24
Thành phần dân số già trên 65 tuổi chiếm 28,4% tổng dân số đất nước hay mật độ người tập trung đông đúc tại các thành phố lớn như Tokyo và Osaka đều là những điều kiện bất lợi cho Nhật Bản kiểm soát dịch Covid-19. Mặc dù vậy, cường quốc lớn thứ ba th

Thành công bước đầu

Nhật Bản là quốc gia thứ ba báo cáo ca nhiễm Covid-19 đầu tiên vào tháng 1/2020 sau Thái Lan. Nước này công bố trường hợp đầu tiên vào ngày 16/1 khi phát hiện một người mang mầm bệnh trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc và ghi nhận ca tử vong đầu tiên ngày 13/2. Tính đến ngày 28/9/2020, Nhật Bản xác nhận khoảng 82.000 trường hợp mắc bệnh và 1545 ca tử vong. Tuy nhiên, so sánh với các quốc gia khác, tỷ lệ mắc bệnh ở Nhật Bản nhỏ hơn so với nhiều nước như Nga, Vương quốc Anh hay Hoa Kỳ. Ngoài ra, giới chuyên gia tính toán rằng khoảng 80% người nhiễm bệnh tại xứ sở Hoa Anh Đào không truyền bệnh cho người khác.

Với tốc độ lây lan chóng mặt, các nhà dịch tễ học đã sớm phát hiện ra Covid-19 là một căn bệnh đe dọa chủ yếu đến người cao tuổi và Nhật Bản là nước có số lượng người già tính theo đầu người nhiều nhất thế giới. Thế nhưng ngay từ đầu, nước Nhật có rất ít ca tử vong và tỷ lệ chỉ khoảng 2,8% trong thời kỳ cao điểm vào tháng 4. Đối với trường hợp của Mỹ, con số này là 14,5% và mức cao nhất ở Ý là 15%. Những thành công này có được là nhờ chính phủ Nhật Bản đã thực hiện tương đối sớm các bước ngăn chặn dịch bệnh. Ý tưởng được đưa ra nhằm tối đa hóa khả năng kiềm chế phát tán vi rút và giảm thiểu thiệt hại kinh tế xã hội của đất nước. Nhật Bản sở hữu hệ thống chăm sóc sức khỏe tiêu chuẩn cao, bao gồm các trung tâm y tế địa phương ngay cả ở các vùng nông thôn. Cụ thể, tình hình dịch bệnh trong nước đã chuyển biến tích cực thông qua thực hiện các biện pháp dưới đây do chính phủ ban hành.

Biểu đồ so sánh số ca mắc mới của Nhật Bản, Nga, Anh, Hàn Quốc giai đoạn năm 2020
Biểu đồ so sánh số ca mắc mới của Nhật Bản, Nga, Anh, Hàn Quốc giai đoạn năm 2020. (Ảnh: JHU CSSE COVID-19 Dashboard)

Mô hình của riêng Nhật Bản

Sau những báo cáo ban đầu từ Trung Quốc, Nhật Bản đã ngay lập tức sửa đổi hệ thống giám sát dịch bệnh để phân loại các trường hợp nghi mắc nhập cảnh vào đất nước. Tại cảng Yokohama, tàu du lịch Diamond Princess cập cảng với 3711 hành khách cùng thành viên thủy thủ đoàn. Kể từ khi phát hiện một hành khách dương tính với Covid-19, toàn bộ người và tàu đều thực hiện cách ly 14 ngày. Các phản ứng sau đó được củng cố khi chính phủ yêu cầu đóng cửa trường học, áp đặt hạn chế đi lại từ Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước khác. Cuối tháng 3, chính quyền thành phố Tokyo khuyến cáo người dân ở nhà vào cuối tuần vì số ca mắc bệnh ngày càng tăng. Tới 7/4, Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố Tokyo và 6 địa phương khác thuộc tình trạng khẩn cấp quốc gia, thúc đẩy giãn cách xã hội và làm việc từ xa để giảm sự lây lan của vi rút. Tình hình ngày càng tiến triển rõ rệt, chính phủ quyết định gỡ bỏ cảnh báo khẩn cấp chỉ hơn một tháng sau đó, thậm chí thủ tướng Nhật từng tự hào nói về “Mô hình Nhật Bản” và đề nghị các nước học hỏi.

Số ca mắc mới của Nhật Bản giai đoạn năm 2021
Số ca mắc mới của Nhật Bản giai đoạn năm 2021. (Ảnh: John Hopkins)

Ngày 25/2, Bộ Y tế, Lao động và Xã hội cùng với hỗ trợ của chính phủ đã công bố Chính sách Cơ bản về Kiểm soát Dịch bệnh vi rút Corona mới và thành lập nhóm ứng phó theo cụm gồm 536 trung tâm tư vấn. Quốc gia này sử dụng phương pháp giám sát hồi cứu để tìm ra mối liên hệ chặt chẽ với người nhiễm bệnh được cho là khác biệt hoàn toàn so với phần còn lại của thế giới. Phương pháp hồi cứu xác định nguồn lây nhiễm ban đầu và theo dõi tất cả người tiếp xúc gần với nguồn bệnh. Bước đi này phù hợp với chính sách của chính quyền là phát hiện sớm nguồn gốc cá thể nhiễm vi rút không triệu chứng và xét nghiệm riêng các nhóm tiếp xúc thay vì kiểm dịch toàn dân. Các nhà chức trách đã kiểm soát thành công các cụm dịch trong giai đoạn sớm nhất. Chính phủ trung ương còn yêu cầu người dân phòng tránh theo quy tắc 3C gồm không tụ tập nơi đông người, không gian kín và tiếp xúc gần. Sau đó, chính sách cập nhật lên phiên bản 3C Plus nghiêm cấm cả các hành vi hát, nói to có khả năng phát tán vi rút. Những sáng kiến này đặt ra nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và ngăn chặn lây lan nhưng không cần đến biện pháp cứng rắn như đóng cửa toàn bộ hoạt động.

Nhận thức của người dân

Theo các chuyên gia, lối sống lành mạnh của người Nhật và nền văn hóa khác biệt đáng kể so với Mỹ hoặc châu Âu là sức mạnh chiến thắng dịch bệnh. Một báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cho thấy những người mắc bệnh tim, béo phì, tiểu đường có nguy cơ nhập việc cao gấp 6 lần nếu bị nhiễm Covid và tỷ lệ tử vong cao hơn 12 lần. So với các quốc gia đang phát triển khác, Nhật Bản có tỷ lệ mắc các chứng bệnh trên ở mức thấp nhờ thói quen ăn uống lành mạnh. Bên cạnh đó, người dân nơi đây có ý thức phòng bệnh rất cao, điển hình là dù chính phủ không hạ lệnh bắt buộc phải ở trong nhà nhưng hầu hết ai nấy đều tự giác tuân thủ hạn chế ra ngoài. Một điểm thú vị khác là văn hóa chào hỏi của người Nhật thường là cúi chào thay vì ôm, hôn như phương Tây, giảm giọt bắn lây truyền vi rút.

Đóng góp của vắc xin

Xe tiêm chủng lưu động tại Osaka
Xe tiêm chủng lưu động tại Osaka.

Trong cuộc chiến chống lại vi rút, các tổ chức nghiên cứu và công ty dược phẩm trên toàn thế giới đã khơi mào cuộc cạnh tranh phát triển vắc xin. Nhật Bản không bị bỏ xa trong cuộc đua này. Một công ty dược phẩm nội địa có tên Daiichi Sankyo đã hợp tác với Đại học Tokyo để chế tạo vắc xin Covid-19. Một công ty công nghệ sinh học khác tên là AnGes cùng Đại học Osaka trở thành đơn vị dẫn đầu trong phát triển vắc xin DNA. Thêm vào đó, chính phủ Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ phát triển thuốc trong nước. Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Y tế công bố phân bổ 10 tỷ yên cho 9 dự án. Tóm lại, Nhật Bản chưa bao giờ nói về chiến lược loại bỏ mầm bệnh triệt để như Trung Quốc, thay vào đó xứ sở Hoa Anh Đào cố gắng thúc đẩy cuộc sống mới thông qua tăng cường nỗ lực ngăn chặn lây nhiễm và hạn chế thiệt hại nhất có thể.

Olympic- Thành công hay thất bại?

Từ góc độ thể thao, Thế vận hội Tokyo là một thành công lớn đối với Nhật Bản. Xếp thứ ba sau các đội hình khủng của Mỹ và Trung Quốc, nước chủ nhà đã giành kỷ lục 27 Huy chương Vàng. Tuy nhiên, khi lễ bế mạc diễn ra cũng là lúc tiếng còi cấp cứu vang lên liên tục, từng đoàn y tế ra vào đưa bệnh nhân đến bệnh viện và các cơ sở điều trị quá tải giường bệnh. Trong tuần đầu tháng 8, cả nước có 2897 trường hợp cấp cứu không thể tiếp nhận thêm bệnh nhân, tăng mạnh so với các tuần trước. Ngay trước thềm Thế vận hội, mọi thứ dường như đã đi đúng hướng: Chương trình tiêm chủng đạt cột mốc ấn tượng với một triệu ca tiêm phòng mỗi ngày, số người mắc bệnh được kiểm soát và ủy ban Olympic cũng như chính phủ hứa hẹn về một sự kiện “an toàn” nhưng kể từ đó, Nhật Bản không còn yên bình như trước.

Sự kiện Thế vận hội gây tranh cãi nhất hành tinh
Sự kiện Thế vận hội gây tranh cãi nhất hành tinh.

Tính đến ngày 26/8/2021, chỉ riêng Tokyo, số ca nhiễm hàng ngày lên tới 4000 trường hợp, bao gồm hơn 270 ca nặng. Ban cố vấn chính phủ đã mô tả tình hình “ngoài tầm kiểm soát” và các bệnh viện ở thủ đô lúc bấy giờ hoạt động trong “chế độ thảm họa”. Ngoài xã hội bắt đầu xuất hiện sự phản đối rộng rãi trước khi Thế vận hội diễn ra do công chúng lo ngại sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh sẽ là mầm họa lây nhiễm cho đất nước. Xét cho cùng, tổ chức Thế vận hội chỉ là “giọt nước tràn ly” sau một loạt các thông điệp không mấy thực tế mà chính phủ đưa ra vào năm ngoái, chẳng hạn như chiến dịch khuyến khích người dân đi du lịch ngay giữa làn sóng Covid-19 lần thứ ba hay kế hoạch tiêm chủng chững lại do ưu tiên phát triển vắc xin trong nước thay vì nhập khẩu để có đủ nguồn cung cần thiết trước mắt. Mấu chốt vấn đề là chính phủ đã mất uy tín và khó lòng có thể lấy lại lòng tin công chúng.

Nghịch lý niềm tin công chúng

Lòng tin chính trị từ lâu đã được thể hiện như một yếu tố xã hội quan trọng quyết định khả năng phục hồi bằng cách tạo điều kiện cho công chúng hợp tác với chính phủ. Trong đại dịch Covid-19 hồi năm ngoái, các quốc gia đạt mức độ tin tưởng chính phủ tương đối thấp có xu hướng báo cáo số ca nhiễm và tử vọng cao hơn. Tuy nhiên, phản ứng của cộng đồng Nhật Bản đã làm phức tạp hóa mối quan hệ nêu trên, thậm chí còn khiến ta đặt dấu hỏi chấm về nghịch lý niềm tin công chúng. Trên thực tế, Nhật Bản có mức độ tín nhiệm thấp hơn rất nhiều so với quốc tế thế nhưng dường như hầu hết người dân đều nghe theo lời khuyên của chính phủ, đặc biệt là lời kêu gọi “Jishuku” – “Tự tuân thủ”.

Trong ba thập kỷ qua, các chính trị gia bao gồm cả cựu thủ tướng Shinzo Abe đã sa lầy vào một loạt các vụ bê bối chính trị và cáo buộc tham nhũng. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Edelman thực hiện năm 2017 khảo sát 27 quốc gia cho thấy lòng tin đối với chính phủ Nhật Bản đã giảm một nửa từ năm 2011 và năm 2012 sau khi xử lý sai lầm thảm họa hạt nhân Fukushima. Số liệu ghi nhận cụ thể sụt giảm không phanh từ mức tương đối thấp là 51% xuống chỉ 25%; đối với quan chức giảm mạnh từ 63% xuống còn 8%, mặc dù chỉ số trên từ từ phục hồi trở lại trong những năm tiếp theo. Trong ấn bản gần đây nhất năm 2021, Edelman Trust Barometer chỉ ra lòng tin chính phủ vẫn ở mức thấp nhất trong số các quốc gia được khảo sát, cụ thể là 37%.

Ngoài ra, các báo cáo cho thấy tin tức giả mạo về Covid-19 đã là suy yếu lòng tin công chúng. Trong suốt tháng 3 và tháng 4, truyền thông xã hội nước này rầm rộ đưa tin liên quan đến sự vụ Bệnh viện Tokyo từ chối bệnh nhân Covid hay báo cáo sai các trường hợp mắc bệnh cũng như nhiều cáo buộc che đậy tình hình nhằm cứu vãn Thế vận hội Tokyo. Thậm chí, người dân tỏ ra không hài lòng khi nhận được hai chiếc khẩu trang mà chính phủ gửi đến mỗi hộ gia đình và cho rằng nỗ lực này không thỏa đáng và thật nực cười. Nhưng giải thích thế nào về nghịch lý: Dù mức độ tin tưởng thấp nhưng người dân vẫn tuân thủ và hợp tác tại Nhật Bản? Tháng 5/2020 xuất hiện một danh sách tổng hợp 43 nguyên nhân khác nhau giải thích tỷ lệ tử vong tại cường quốc này lại thấp đến vậy. Các lý do mang tính suy đoán khác nhau từ yếu tố sinh học cho đến văn hóa như đã đề cập như trên. Nhà triết học Byung-Chul Han lập luận rằng, thành công của Nhật Bản nhờ vào nền văn hóa văn minh và tinh thần trách nhiệm tập thể ở mức độ cao khiến người dân dù “bằng mặt không bằng lòng” nhưng vẫn đồng loạt thể hiện tinh thần Jishuku. Có lẽ đây cũng chính là câu trả lời xác đáng nhất lý giải hiện tượng ngược đời có một không hai này.

Chính sách doanh nghiệp

Nhìn chung, chính phủ Nhật Bản đã rất “hào phóng” để hỗ trợ doanh nghiệp mọi quy mô. Về chính sách tiền tệ, nước này đã tăng gấp đôi mục tiêu mua ròng các quỹ giao dịch hối đoái lên 12 nghìn tỷ yên, chấp thuận các đường dây hoán đổi phối hợp với nước ngoài nhằm giảm chi phí vay đô la quốc tế. Bộ Tài chính quyết định sử dụng vốn vay để ứng phó khủng hoảng. Tính đến cuối tháng 10, tổng dư nợ cho vay là 2.012,1 tỷ yên cho 190 trường hợp với phần lớn khoản vay cung cấp cho các ngành công nghiệp ô tô và vận tải.

Kế đó là các khoản bảo lãnh cho vay và lợi ích tiền mặt cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một lần nữa Bộ Tài chính ban hành chính sách sử dụng khoản vay ròng an toàn có hạn mức 720 triệu Yên và khoản vay ứng khó khủng hoảng 300 triệu Yên để hỗ trợ SME. Ngoài ra, Tập đoàn Tài chính Nhật Bản và Tập đoàn Tài chính Phát triển Okinawa cung cấp khoản vay lãi suất đặc biệt hạn mức 300 triệu yên. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp METI ra mắt chương trình bảo lãnh an toàn hạn mức 280 triệu Yên và bảo lãnh có yếu tố khủng hoảng tương ứng. Ngoài ra có thể kể đến chương trình trợ cấp cho các doanh nghiệp phát triển bền vững của METI. Chương trình nhắm mục tiêu đến các công ty đang đối mặt với điều kiện khắc nghiệt nói riêng và cung cấp hỗ trợ cho nhiều mục đích khác nhau. Các công ty đạt đủ điều kiện có thể nhận được tối đa 2 triệu Yên.

Các cửa hàng tại Tokyo lần lượt đóng cửa vào tuần trước do lo ngại biến thể Omicron
Các cửa hàng tại Tokyo lần lượt đóng cửa vào tuần trước do lo ngại biến thể Omicron.

Thận trọng với Omicron

Kể từ khi thông tin về biến thể Omicron nổ ra trên toàn cầu, hàng loạt quốc gia từ Âu đến Á vội vã đóng cửa biên giới, tạm dừng nhập cảnh đối với khách du lịch đến từ miền Nam châu Phi ngay cả khi chưa có thông tin chính xác về khả năng tàn phá cũng như các biện pháp đối phó chi tiết. Ngày 29/11 vừa qua, chính phủ Nhật Bản đã quyết định cấm du khách nước ngoài nhập cảnh trong thời điểm này như một biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn biến chủng mới. Quyết định được đưa ra sau động thái thắt chặt biện pháp kiểm soát biên giới đối với người từ Nam Phi và các quốc gia xung quanh khoảng hai ngày trước đó. Đây là chiến thuật quen thuộc của Nhật bản. Nước này đã đóng đường bay quốc tế kể từ khi đại dịch xảy ra và chỉ mới dự kiến mở cửa trở lại trong tháng này đối với người có visa làm việc và sinh viên.

Các chuyên gia cảnh báo Omicron có thể dễ lây lan hơn và có khả năng kháng vắc xin cũng như tránh các phản ứng miễn dịch của cơ thể mạnh hơn so với các phiên bản trước. Hiện tại, điều quan trọng là phải đánh giá được rủi ro do chủng mới gây ra. Trong khi mối đe dọa chưa được xác định rõ ràng, Thủ tướng Fumio Kishida cho hay, ông quyết định thu hồi các biện pháp nới lỏng dành doanh nhân và sinh viên quốc tế để “tránh trường hợp xấu nhất”. Quyết định đóng cửa của chính phủ một lần nữa phản ánh mong muốn duy trì thành công trong cuộc chiến chống lại Covid-19. Hơn bao giờ hết, hiện là lúc Nhật Bản cần ghi nhớ bài học chính sách sai lầm mà nhiều nước từng phạm phải trong quá khức khi không đưa ra phản ứng kịp thời. Đã có không ít nền kinh tế phải trả giá cho chi phí cũng như tác động xã hội tiêu cực do các nhà hoạch định chính sách không nhận ra rủi ro tiềm ẩn của các biến thể, tạo điều kiện cho vi rút lây lan trong phạm vi đất nước. Cuối cùng, khi khoa học tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc trên, chính phủ cần chuẩn bị sẵn sàng thực hiện “bước nhảy vọt” khi thời cơ chín muồi.

TL

Tin bài khác
Phó Thủ tướng Hà Lập Phong – Người dẫn đầu đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc là ai?

Phó Thủ tướng Hà Lập Phong – Người dẫn đầu đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc là ai?

Không nói tiếng Anh, kín tiếng và là thân tín của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Phó Thủ tướng Hà Lập Phong là lựa chọn mới của Bắc Kinh để dẫn dắt các cuộc đàm phán thương mại với Washington.
Mỹ xác lập danh sách 20 quốc gia ưu tiên đàm phán, Việt Nam là “ưu tiên cao”

Mỹ xác lập danh sách 20 quốc gia ưu tiên đàm phán, Việt Nam là “ưu tiên cao”

Chính quyền Mỹ đang gấp rút triển khai ưu tiên đàm phán thương mại với khoảng 20 quốc gia, trong đó Việt Nam được xếp vào nhóm “ưu tiên cao” trong số các quốc gia tại Đông Nam Á.
Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh, nhưng bùng nổ với các đối tác khác

Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh, nhưng bùng nổ với các đối tác khác

Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong tháng 4/2025 đã giảm 21%, trong khi xuất khẩu sang châu Á và EU tăng mạnh, phản ánh sự dịch chuyển của dòng chảy thương mại toàn cầu.
EU nhắm tới 108 tỷ USD hàng hóa Mỹ nếu đàm phán thương mại thất bại

EU nhắm tới 108 tỷ USD hàng hóa Mỹ nếu đàm phán thương mại thất bại

Liên minh châu Âu (EU) đưa ra cảnh báo sẽ áp thuế lên 95 tỷ euro (108 tỷ USD) hàng hóa Mỹ, nếu các đàm phán thương mại với chính quyền ông Trump không đạt được kết quả tích cực.
Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ hậu cuộc chiến thuế quan, giúp giảm thuế thép và ô tô, nhưng vẫn còn nhiều điều khoản hạn chế và gây tranh cãi.
Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Giá pin giảm và thuế quan của Mỹ đang thúc đẩy Đông Nam Á phát triển điện mặt trời nội địa, buộc các quốc gia trong khu vực phải đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện để ổn định mạng lưới.
Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh có thể là nước đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ sau đợt công bố thuế đối ứng hồi tháng 4, trong bối cảnh Washington theo đuổi các thỏa thuận song phương hẹp nhằm tránh quy trình phê chuẩn kéo dài.
Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Ngoài việc giữ nguyên lãi suất cơ bản lần thứ ba liên tiếp, Fed còn phát đi cảnh báo rủi ro kép từ các chính sách thuế mới, có thể đẩy lạm phát tăng và làm suy yếu thị trường lao động.
Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ đã tăng vọt lên mức kỷ lục 140,5 tỷ USD trong tháng 3/2025, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa nhằm tránh các mức thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc bất ngờ công bố loạt biện pháp kích thích kinh tế nhằm ứng phó đà giảm tốc tăng trưởng, tình trạng giảm phát và căng thẳng thương mại leo thang với Mỹ.
Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận về một cuộc gặp thương mại cấp cao tại Geneva vào tuần này. Cuộc gặp này được kỳ vọng mở ra cơ hội hạ nhiệt căng thẳng thuế quan và khơi thông chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế của Eurozone đã giảm tốc trong tháng 4, khi chỉ số PMI chỉ đạt 50,4, còn ngành dịch vụ gần như đình trệ, lạm phát tiếp tục hạ nhiệt – tạo tiền đề cho khả năng ECB cắt giảm lãi suất.
Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Trước áp lực từ thuế quan và nguy cơ mất việc làm hàng loạt, Trung Quốc đang tận dụng nền kinh tế gig như một “tấm đệm” linh hoạt để ổn định thị trường lao động.
Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ muốn ký thỏa thuận thương mại với Mỹ với đề xuất thuế quan “zero-for-zero” cho thép, linh kiện ô tô và dược phẩm. Cơ hội và thách thức nào đang chờ đợi?
Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Việc Mỹ áp thuế cao khiến Trung Quốc đẩy hàng xuất khẩu vào tiêu thụ nội địa, làm dấy lên lo ngại về một vòng xoáy giảm phát sâu hơn và tạo áp lực lớn lên thị trường lao động.