Thứ năm 08/05/2025 15:58
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

08/05/2025 13:25
Anh có thể là nước đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ sau đợt công bố thuế đối ứng hồi tháng 4, trong bối cảnh Washington theo đuổi các thỏa thuận song phương hẹp nhằm tránh quy trình phê chuẩn kéo dài.
Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ
Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ.

Vương quốc Anh có thể sẽ trở thành quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ, sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp đặt loạt thuế quan đối ứng lên các đối tác thương mại hồi tháng 4/2025. Theo tờ The New York Times, thông tin về thỏa thuận có thể được công bố chính thức trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng vào sáng thứ Năm (8/5), dù chi tiết cụ thể vẫn chưa được xác nhận.

Phát biểu trên mạng xã hội, ông Trump viết: "Sáng mai lúc 10h tại Phòng Bầu dục, sẽ có buổi họp báo liên quan đến một THỎA THUẬN THƯƠNG MẠI LỚN với đại diện của một quốc gia quan trọng, được tôn trọng. THỎA THUẬN ĐẦU TIÊN TRONG NHIỀU THỎA THUẬN SẮP TỚI!".

Có thể chỉ là thỏa thuận khung, chưa hoàn tất toàn diện

Dù kỳ vọng cao, giới quan sát cho rằng thỏa thuận sắp được công bố có thể chỉ là một “khung đàm phán”, hơn là một hiệp định thương mại hoàn chỉnh. Luật sư thương mại quốc tế Timothy Brightbill nhận định: “Nhiều khả năng đây là thỏa thuận xác định danh mục các vấn đề sẽ được đàm phán trong thời gian tới như thuế suất, rào cản phi thuế và thương mại số”.

Trong khi Anh vẫn đang chịu mức thuế toàn cầu 10% mà ông Trump giữ lại sau đợt tăng thuế đầu tháng 4, quốc gia này không bị áp mức thuế đối ứng cao hơn như nhiều nước khác do cán cân thương mại nghiêng về phía Mỹ. Tuy nhiên, Anh vẫn phải đối mặt với thuế 25% đối với thép, nhôm và ô tô – các loại thuế mà London đang nỗ lực vận động Washington gỡ bỏ.

Phó Tổng thống Mỹ JD Vance hồi tháng 4 từng nhận định rằng, Anh có "cơ hội tốt" để đạt được thỏa thuận với Mỹ. Thỏa thuận này nếu được xác nhận sẽ là kết quả của nỗ lực kéo dài nhiều năm từ phía Anh kể từ khi rời Liên minh châu Âu (EU), nhằm khẳng định vị thế độc lập về thương mại và thúc đẩy quan hệ đặc biệt với Mỹ.

Ngoài ra, thỏa thuận đạt được với Mỹ cũng sẽ là cú hích chính trị đối với Thủ tướng Anh Keir Starmer, người đã tích cực thúc đẩy quan hệ song phương với chính quyền của ông Donald Trump. Trong chuyến thăm Nhà Trắng hồi tháng 2/2025, ông Starmer còn trao thư mời từ Quốc vương Charles III, mời Tổng thống Mỹ thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước thứ hai đến Anh.

Mỹ xoay trục sang “thỏa thuận nhanh”, nhưng quy mô còn bỏ ngỏ

Chính quyền của ông Trump hiện đang theo đuổi một loạt thỏa thuận thương mại ngắn hạn với các quốc gia như Ấn Độ, Israel, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ cũng phát đi tín hiệu rằng các thỏa thuận này sẽ có phạm vi hẹp hơn so với các hiệp định thương mại tự do truyền thống, nhằm tránh quy trình phê chuẩn kéo dài ở Quốc hội.

Ông Donald Trump tuyên bố hôm thứ Ba (6/5): “Chúng tôi không cần ký thỏa thuận. Họ mới cần thỏa thuận với chúng tôi. Chúng tôi có thể ký 25 thỏa thuận ngay bây giờ nếu muốn”.

Thực tế, trong nhiệm kỳ đầu tiên, Tổng thống Donald Trump cũng từng tái đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và ký một số thỏa thuận bên lề với các quốc gia — chủ yếu tập trung vào việc hạ thuế đối với một số nhóm hàng hóa, hoặc cam kết cải thiện tiếp cận thị trường trong một vài lĩnh vực cụ thể.

Bên cạnh nỗ lực với Mỹ, Anh cũng vừa hoàn tất một thỏa thuận thương mại với Ấn Độ vào thứ Ba. Hiệp định này bao gồm việc hạ thuế song phương và tăng quyền tiếp cận cho các công ty Anh trong ngành bảo hiểm và ngân hàng tại Ấn Độ — kết quả của gần ba năm đàm phán giữa hai quốc gia.

Nếu được xác nhận, thỏa thuận với Mỹ sẽ mở ra bước ngoặt mới cho cả hai nền kinh tế, trong bối cảnh Mỹ đang muốn tái định hình hệ thống thương mại toàn cầu và Anh đang tìm cách củng cố vị thế thương mại hậu Brexit.

Các thỏa thuận thương mại đầu tiên của Nhà Trắng có thể trở thành “khuôn mẫu” Các thỏa thuận thương mại đầu tiên của Nhà Trắng có thể trở thành “khuôn mẫu”
Vì sao đồng euro mạnh lên khiến các doanh nghiệp châu Âu lo lắng? Vì sao đồng euro mạnh lên khiến các doanh nghiệp châu Âu lo lắng?
Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát
Tin bài khác
Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc bất ngờ công bố loạt biện pháp kích thích kinh tế nhằm ứng phó đà giảm tốc tăng trưởng, tình trạng giảm phát và căng thẳng thương mại leo thang với Mỹ.
Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế của Eurozone đã giảm tốc trong tháng 4, khi chỉ số PMI chỉ đạt 50,4, còn ngành dịch vụ gần như đình trệ, lạm phát tiếp tục hạ nhiệt – tạo tiền đề cho khả năng ECB cắt giảm lãi suất.
Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Trước áp lực từ thuế quan và nguy cơ mất việc làm hàng loạt, Trung Quốc đang tận dụng nền kinh tế gig như một “tấm đệm” linh hoạt để ổn định thị trường lao động.
Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Việc Mỹ áp thuế cao khiến Trung Quốc đẩy hàng xuất khẩu vào tiêu thụ nội địa, làm dấy lên lo ngại về một vòng xoáy giảm phát sâu hơn và tạo áp lực lớn lên thị trường lao động.
EU tăng cường hợp tác với CPTPP giữa bất ổn thương mại toàn cầu

EU tăng cường hợp tác với CPTPP giữa bất ổn thương mại toàn cầu

Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét hợp tác chiến lược với CPTPP nhằm bảo vệ trật tự thương mại toàn cầu, trong bối cảnh lo ngại gia tăng về chính sách bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trung Quốc: Nở rộ dịch vụ “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ

Trung Quốc: Nở rộ dịch vụ “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ

Các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc đang tăng cường trung chuyển hàng hóa qua nước thứ ba để che giấu xuất xứ và “rửa” nguồn gốc thật, nhằm né mức thuế cao mà Mỹ áp đặt trong căng thẳng thương mại.
Vì sao Fed nên tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này?

Vì sao Fed nên tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này?

Fed được dự báo sẽ tạm dừng cắt giảm lãi suất trong tuần này, khi giới chức tiền tệ thận trọng trước những tác động còn chưa rõ ràng từ các đợt áp thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản lần đầu “úp mở” khả năng dùng kho trái phiếu Mỹ trị giá hơn 1.000 tỷ USD làm quân bài mặc cả trong đàm phán thương mại với Washington.
Trung Quốc âm thầm miễn thuế với khoảng 1/4 hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ

Trung Quốc âm thầm miễn thuế với khoảng 1/4 hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ

Trung Quốc bất ngờ miễn thuế một cách lặng lẽ cho khoảng 131 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, trị giá gần 40 tỷ USD. Động thái này được cho là nhằm bảo vệ chuỗi cung ứng và giảm thiểu thiệt hại kinh tế.
Trung Quốc cân nhắc nối lại đàm phán thương mại với Mỹ

Trung Quốc cân nhắc nối lại đàm phán thương mại với Mỹ

Bắc Kinh tuyên bố đang đánh giá khả năng nối lại đàm phán thương mại với Washington, trong bối cảnh cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đều chịu áp lực từ cuộc chiến thuế quan leo thang.
Các thỏa thuận thương mại đầu tiên của Nhà Trắng có thể trở thành “khuôn mẫu”

Các thỏa thuận thương mại đầu tiên của Nhà Trắng có thể trở thành “khuôn mẫu”

Chủ tịch ngân hàng Goldman Sachs nhận định các thỏa thuận thương mại đầu tiên của Nhà Trắng sẽ mang tính định hình, có thể trở thành khuôn mẫu cho những chính sách thương mại toàn cầu trong tương lai.
Tổng thống Donald Trump nới lỏng thuế ô tô sau khi các nhà sản xuất lên tiếng

Tổng thống Donald Trump nới lỏng thuế ô tô sau khi các nhà sản xuất lên tiếng

Tổng thống Donald Trump chuẩn bị ký sắc lệnh nới thuế ô tô, giảm áp lực lên các hãng như Ford và GM, nhằm bảo vệ sản xuất nội địa và giữ ổn định chuỗi cung ứng.
Trung Quốc dẫn đầu xu thế chuyển dịch năng lượng xanh toàn cầu

Trung Quốc dẫn đầu xu thế chuyển dịch năng lượng xanh toàn cầu

Trong bối cảnh một số quốc gia gia tăng áp lực lên ngành năng lượng xanh của Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn kiên định thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm phát triển bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu.
Nền kinh tế Mỹ đối mặt cú sốc nguồn cung vì thuế quan

Nền kinh tế Mỹ đối mặt cú sốc nguồn cung vì thuế quan

Chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đang khiến lượng hàng hóa từ Trung Quốc sang Mỹ lao dốc, đe dọa gây thiếu hụt nguồn cung, lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế ngay trong năm 2025.
Giá gạo tại Nhật Bản tăng cao kỷ lục, nhập khẩu dự kiến bùng nổ

Giá gạo tại Nhật Bản tăng cao kỷ lục, nhập khẩu dự kiến bùng nổ

Giá gạo tại Nhật Bản đã tăng tuần thứ 16 liên tiếp, buộc các doanh nghiệp nước này phải đẩy mạnh nhập khẩu gạo từ Mỹ bất chấp thuế cao, nhằm hạ nhiệt thị trường và tránh thiếu hụt nguồn cung.