Thứ năm 08/05/2025 06:28
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

07/05/2025 16:27
Thâm hụt thương mại Mỹ đã tăng vọt lên mức kỷ lục 140,5 tỷ USD trong tháng 3/2025, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa nhằm tránh các mức thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”
Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”.

Thâm hụt thương mại của Mỹ trong tháng 3/2025 đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, khi các doanh nghiệp ồ ạt nhập khẩu hàng hóa nhằm tránh đợt áp thuế quy mô lớn của Tổng thống Donald Trump – động thái đã kéo tăng trưởng GDP quý I/2025 của nền kinh tế lớn nhất thế giới vào vùng âm lần đầu tiên sau ba năm.

Theo báo cáo từ Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày thứ Ba (7/5), tổng thâm hụt thương mại của nước này đã tăng 14%, tương đương 17,3 tỷ USD, lên mức kỷ lục 140,5 tỷ USD, cao hơn mức dự báo 137 tỷ USD từ các nhà kinh tế. Đây được cho là hệ quả trực tiếp từ làn sóng nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh từ 10 quốc gia, bao gồm Mexico, Việt Nam, và các nước châu Âu. Riêng nhập khẩu từ Trung Quốc lại giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm, do các mức thuế mới lên đến 145% chính thức có hiệu lực từ đầu tháng 4.

Ngoài ra, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ đã tăng 5,4%, đạt mức kỷ lục 346,8 tỷ USD. Đáng chú ý, nhập khẩu hàng tiêu dùng tăng 22,5 tỷ USD – chủ yếu là dược phẩm từ Ireland – lập mức cao chưa từng thấy, khi Tổng thống Donald Trump đưa ra cam kết sẽ áp thuế đối với nhóm hàng hóa này trong tương lai. Nhập khẩu tư liệu sản xuất cũng tăng 3,7 tỷ USD, trong đó máy tính và linh kiện là nhóm tăng mạnh nhất. Nhập khẩu xe hơi và linh kiện tăng 2,6 tỷ USD do nhu cầu với xe du lịch. Tuy nhiên, nhập khẩu nguyên liệu công nghiệp lại giảm 10,7 tỷ USD – đặc biệt là bạc, vàng phi tiền tệ và dầu thô đều giảm.

Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”
Thâm hụt thương mại của Mỹ trong tháng 3/2025 đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục 140,5 tỷ USD (Ảnh: Reuters).

Dữ liệu cho thấy bất ổn từ chính sách thuế, nhà đầu tư rút vốn khỏi đồng USD

Giới chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng việc doanh nghiệp đổ xô nhập khẩu để “né thuế” sẽ chỉ tạo ra một cú sốc tạm thời cho GDP quý I/2025 của Mỹ – vốn đã giảm 0,3% theo tốc độ hàng năm. Trong khi đó, khả năng phục hồi GDP trong quý II/2025 còn phụ thuộc vào việc xuất khẩu có duy trì được đà tăng hay không, trong bối cảnh nhiều quốc gia bắt đầu tẩy chay hàng hóa và dịch vụ của Mỹ.

Theo đó, xuất khẩu trong tháng 3/2025 của Hoa Kỳ chỉ tăng nhẹ 0,2% lên 278,5 tỷ USD, dù đây vẫn là mức cao kỷ lục. Xuất khẩu hàng hóa tăng 0,7%, dẫn đầu là khí tự nhiên và vàng phi tiền tệ. Tuy nhiên, xuất khẩu tư liệu sản xuất lại giảm 1,5 tỷ USD, chủ yếu do sụt giảm trong xuất khẩu máy bay dân sự.

Bên cạnh đó, thặng dư thương mại dịch vụ đã giảm 0,9 tỷ USD xuống còn 95,2 tỷ USD, do xuất khẩu du lịch giảm mạnh – đặc biệt là từ Canada, trong bối cảnh tâm lý phản đối các biện pháp nhập cư cứng rắn, và những phát ngôn gây tranh cãi của Tổng thống Mỹ về việc “sáp nhập” Canada và Greenland.

Đáng chú ý, dữ liệu cũng phản ánh xu hướng rút vốn khỏi tài sản được định giá bằng USD. Theo chuyên gia Brian Bethune từ Boston College, trong giai đoạn từ tháng 12/2024 đến tháng 3/2025, các dòng vốn từ Mỹ chảy vào vàng và bạc ở nước ngoài lên tới 92,5 tỷ USD, cho thấy nhà đầu tư đang tìm nơi trú ẩn an toàn khi các chính sách thuế thay đổi chóng mặt. Đồng USD cũng đã mất giá khoảng 5,1% so với rổ tiền tệ của các đối tác thương mại chính, tính từ đầu năm đến nay.

Thâm hụt thương mại với các đối tác của Hoa Kỳ đã cho thấy dấu hiệu tích cực. Theo đó, mức chênh lệch thương mại với Trung Quốc trong tháng 3/2025 giảm còn 24,8 tỷ USD, thấp hơn mức 26,6 tỷ USD của tháng 2/2025 – do nhập khẩu từ quốc gia này giảm mạnh. Trong khi đó, thâm hụt với Canada cũng thu hẹp từ 7,4 tỷ xuống còn 4,9 tỷ USD. Riêng với Mexico, thâm hụt gần như không đổi. Nhập khẩu từ EU, đặc biệt là từ Ireland, tăng mạnh trong tháng 3/2025 nhưng được dự báo sẽ giảm trong tháng 4.

Ngoài ra, một số nước châu Á có thể chứng kiến nhập khẩu tăng trở lại trong quý II/2025, khi các mức thuế 40-50% của Tổng thống Trump dự kiến sẽ áp dụng từ tháng 7.

Giới phân tích cho rằng nếu xuất khẩu không kịp phục hồi, tác động tiêu cực từ thâm hụt thương mại sẽ tiếp tục kéo tụt tăng trưởng kinh tế Mỹ, nhất là trong bối cảnh chính sách tiền tệ khó xoay chuyển nhanh. Fed dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này, và giới đầu tư đang dõi theo phát biểu của Chủ tịch Jerome Powell để tìm manh mối về khả năng nới lỏng trong thời gian tới.

Bài liên quan
Thị trường toàn cầu bật tăng nhờ triển vọng hạ nhiệt căng thẳng Mỹ - Trung
Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế
Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ
Tin bài khác
Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc bất ngờ công bố loạt biện pháp kích thích kinh tế nhằm ứng phó đà giảm tốc tăng trưởng, tình trạng giảm phát và căng thẳng thương mại leo thang với Mỹ.
Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận về một cuộc gặp thương mại cấp cao tại Geneva vào tuần này. Cuộc gặp này được kỳ vọng mở ra cơ hội hạ nhiệt căng thẳng thuế quan và khơi thông chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế của Eurozone đã giảm tốc trong tháng 4, khi chỉ số PMI chỉ đạt 50,4, còn ngành dịch vụ gần như đình trệ, lạm phát tiếp tục hạ nhiệt – tạo tiền đề cho khả năng ECB cắt giảm lãi suất.
Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Trước áp lực từ thuế quan và nguy cơ mất việc làm hàng loạt, Trung Quốc đang tận dụng nền kinh tế gig như một “tấm đệm” linh hoạt để ổn định thị trường lao động.
Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Việc Mỹ áp thuế cao khiến Trung Quốc đẩy hàng xuất khẩu vào tiêu thụ nội địa, làm dấy lên lo ngại về một vòng xoáy giảm phát sâu hơn và tạo áp lực lớn lên thị trường lao động.
EU tăng cường hợp tác với CPTPP giữa bất ổn thương mại toàn cầu

EU tăng cường hợp tác với CPTPP giữa bất ổn thương mại toàn cầu

Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét hợp tác chiến lược với CPTPP nhằm bảo vệ trật tự thương mại toàn cầu, trong bối cảnh lo ngại gia tăng về chính sách bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trung Quốc: Nở rộ dịch vụ “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ

Trung Quốc: Nở rộ dịch vụ “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ

Các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc đang tăng cường trung chuyển hàng hóa qua nước thứ ba để che giấu xuất xứ và “rửa” nguồn gốc thật, nhằm né mức thuế cao mà Mỹ áp đặt trong căng thẳng thương mại.
Vì sao Fed nên tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này?

Vì sao Fed nên tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này?

Fed được dự báo sẽ tạm dừng cắt giảm lãi suất trong tuần này, khi giới chức tiền tệ thận trọng trước những tác động còn chưa rõ ràng từ các đợt áp thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản lần đầu “úp mở” khả năng dùng kho trái phiếu Mỹ trị giá hơn 1.000 tỷ USD làm quân bài mặc cả trong đàm phán thương mại với Washington.
Trung Quốc âm thầm miễn thuế với khoảng 1/4 hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ

Trung Quốc âm thầm miễn thuế với khoảng 1/4 hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ

Trung Quốc bất ngờ miễn thuế một cách lặng lẽ cho khoảng 131 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, trị giá gần 40 tỷ USD. Động thái này được cho là nhằm bảo vệ chuỗi cung ứng và giảm thiểu thiệt hại kinh tế.
Trung Quốc cân nhắc nối lại đàm phán thương mại với Mỹ

Trung Quốc cân nhắc nối lại đàm phán thương mại với Mỹ

Bắc Kinh tuyên bố đang đánh giá khả năng nối lại đàm phán thương mại với Washington, trong bối cảnh cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đều chịu áp lực từ cuộc chiến thuế quan leo thang.
Các thỏa thuận thương mại đầu tiên của Nhà Trắng có thể trở thành “khuôn mẫu”

Các thỏa thuận thương mại đầu tiên của Nhà Trắng có thể trở thành “khuôn mẫu”

Chủ tịch ngân hàng Goldman Sachs nhận định các thỏa thuận thương mại đầu tiên của Nhà Trắng sẽ mang tính định hình, có thể trở thành khuôn mẫu cho những chính sách thương mại toàn cầu trong tương lai.
Tổng thống Donald Trump nới lỏng thuế ô tô sau khi các nhà sản xuất lên tiếng

Tổng thống Donald Trump nới lỏng thuế ô tô sau khi các nhà sản xuất lên tiếng

Tổng thống Donald Trump chuẩn bị ký sắc lệnh nới thuế ô tô, giảm áp lực lên các hãng như Ford và GM, nhằm bảo vệ sản xuất nội địa và giữ ổn định chuỗi cung ứng.
Trung Quốc dẫn đầu xu thế chuyển dịch năng lượng xanh toàn cầu

Trung Quốc dẫn đầu xu thế chuyển dịch năng lượng xanh toàn cầu

Trong bối cảnh một số quốc gia gia tăng áp lực lên ngành năng lượng xanh của Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn kiên định thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm phát triển bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu.
Nền kinh tế Mỹ đối mặt cú sốc nguồn cung vì thuế quan

Nền kinh tế Mỹ đối mặt cú sốc nguồn cung vì thuế quan

Chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đang khiến lượng hàng hóa từ Trung Quốc sang Mỹ lao dốc, đe dọa gây thiếu hụt nguồn cung, lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế ngay trong năm 2025.