Thứ năm 08/05/2025 03:15
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

07/05/2025 11:19
Trung Quốc bất ngờ công bố loạt biện pháp kích thích kinh tế nhằm ứng phó đà giảm tốc tăng trưởng, tình trạng giảm phát và căng thẳng thương mại leo thang với Mỹ.
Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế
Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế.

Trong động thái chính sách tiền tệ mạnh mẽ nhất kể từ đầu năm 2025, Trung Quốc vừa công bố một loạt biện pháp kích thích nhằm vực dậy nền kinh tế đang chịu áp lực nặng nề từ cuộc chiến thương mại leo thang với Mỹ.

Tại buổi họp báo sáng thứ Tư (7/5), Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) Pan Gongsheng cho biết sẽ cắt giảm lãi suất repo đảo chiều kỳ hạn 7 ngày từ 1,5% xuống còn 1,4% – mức giảm 10 điểm cơ bản. Điều này sẽ kéo theo lãi suất cho vay cơ bản (LPR) – công cụ điều hành chủ chốt – giảm tương ứng.

Cùng lúc, PBOC sẽ hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) đối với các ngân hàng thương mại thêm 50 điểm cơ bản, tương đương việc bơm thêm khoảng 1.000 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 138,6 tỷ USD) thanh khoản vào hệ thống tài chính.

Kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ bất động sản và doanh nghiệp nhỏ

Bên cạnh các công cụ tiền tệ truyền thống, Trung Quốc cũng tung ra gói tái cấp vốn 500 tỷ Nhân dân tệ nhằm hỗ trợ tiêu dùng và chăm sóc người cao tuổi – hai lĩnh vực được coi là then chốt trong tái cấu trúc tăng trưởng dài hạn.

Với thị trường bất động sản – lĩnh vực từng là động lực tăng trưởng chính, PBOC sẽ giảm lãi suất thế chấp qua Quỹ nhà ở quốc gia thêm 25 điểm cơ bản. Mức lãi suất vay mua nhà lần đầu kỳ hạn 5 năm sẽ được hạ từ 2,85% xuống còn 2,6%.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ từng bước xóa bỏ tỷ lệ dự trữ bắt buộc hiện tại là 5% đối với các công ty tài chính trong lĩnh vực ô tô – nhằm thúc đẩy tiêu dùng và dòng tín dụng vào lĩnh vực này.

Khác với cách tiếp cận thận trọng và "nhỏ giọt" hồi đầu năm, loạt chính sách mới lần này cho thấy chính quyền Bắc Kinh đang hành động khẩn trương hơn để củng cố nền kinh tế, trong bối cảnh tăng trưởng chậm lại và áp lực giảm phát vẫn hiện hữu.

“Các nhà hoạch định chính sách có thể đã thấy dữ liệu sớm về tác động thực tế từ cú sốc thuế quan”, ông Lynn Song, Nhà kinh tế trưởng khu vực Trung Hoa tại ING, nhận định. Ông cho rằng nước này vẫn còn dư địa để cắt giảm thêm 20 điểm cơ bản lãi suất, và 50 điểm cơ bản RRR trong năm nay, nhưng khả năng cao sẽ “phải chờ sau khi Fed bắt đầu chu kỳ hạ lãi suất”.

Kết hợp chính sách và ngoại giao: Bắc Kinh chuẩn bị đàm phán với Mỹ

Thông báo kích thích kinh tế được đưa ra chỉ vài giờ trước khi Bắc Kinh xác nhận rằng Phó Thủ tướng Hà Lập Phong (He Lifeng) sẽ gặp Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent tại Geneva trong tuần này – đánh dấu cuộc đàm phán thương mại cấp cao đầu tiên giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kể từ khi Tổng thống Donald Trump nâng thuế lên mức 145% đối với hàng hóa Trung Quốc.

Để đáp trả, Bắc Kinh cũng đã nâng thuế lên 125% đối với hàng nhập từ Mỹ, khiến chuỗi cung ứng toàn cầu rơi vào thế bị động, dòng chảy thương mại bị đình trệ.

Cuộc gặp dự kiến tại Thụy Sĩ được giới phân tích kỳ vọng sẽ là “bước ngoặt” tiềm năng trong cuộc chiến thương mại kéo dài, giúp hạ nhiệt căng thẳng và mở ra lối thoát cho cả hai nền kinh tế đang chịu nhiều sức ép.

Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận về một cuộc gặp thương mại cấp cao tại Geneva vào tuần này. Cuộc gặp này được kỳ vọng mở ra cơ hội hạ nhiệt căng thẳng thuế quan và khơi thông chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Việc Mỹ áp thuế cao khiến Trung Quốc đẩy hàng xuất khẩu vào tiêu thụ nội địa, làm dấy lên lo ngại về một vòng xoáy giảm phát sâu hơn và tạo áp lực lớn lên thị trường lao động.

Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế của Eurozone đã giảm tốc trong tháng 4, khi chỉ số PMI chỉ đạt 50,4, còn ngành dịch vụ gần như đình trệ, lạm phát tiếp tục hạ nhiệt – tạo tiền đề cho khả năng ECB cắt giảm lãi suất.

Tin bài khác
Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ đã tăng vọt lên mức kỷ lục 140,5 tỷ USD trong tháng 3/2025, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa nhằm tránh các mức thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế của Eurozone đã giảm tốc trong tháng 4, khi chỉ số PMI chỉ đạt 50,4, còn ngành dịch vụ gần như đình trệ, lạm phát tiếp tục hạ nhiệt – tạo tiền đề cho khả năng ECB cắt giảm lãi suất.
Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Trước áp lực từ thuế quan và nguy cơ mất việc làm hàng loạt, Trung Quốc đang tận dụng nền kinh tế gig như một “tấm đệm” linh hoạt để ổn định thị trường lao động.
Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ muốn ký thỏa thuận thương mại với Mỹ với đề xuất thuế quan “zero-for-zero” cho thép, linh kiện ô tô và dược phẩm. Cơ hội và thách thức nào đang chờ đợi?
Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Việc Mỹ áp thuế cao khiến Trung Quốc đẩy hàng xuất khẩu vào tiêu thụ nội địa, làm dấy lên lo ngại về một vòng xoáy giảm phát sâu hơn và tạo áp lực lớn lên thị trường lao động.
EU tăng cường hợp tác với CPTPP giữa bất ổn thương mại toàn cầu

EU tăng cường hợp tác với CPTPP giữa bất ổn thương mại toàn cầu

Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét hợp tác chiến lược với CPTPP nhằm bảo vệ trật tự thương mại toàn cầu, trong bối cảnh lo ngại gia tăng về chính sách bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trung Quốc: Nở rộ dịch vụ “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ

Trung Quốc: Nở rộ dịch vụ “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ

Các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc đang tăng cường trung chuyển hàng hóa qua nước thứ ba để che giấu xuất xứ và “rửa” nguồn gốc thật, nhằm né mức thuế cao mà Mỹ áp đặt trong căng thẳng thương mại.
Vì sao Fed nên tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này?

Vì sao Fed nên tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này?

Fed được dự báo sẽ tạm dừng cắt giảm lãi suất trong tuần này, khi giới chức tiền tệ thận trọng trước những tác động còn chưa rõ ràng từ các đợt áp thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản lần đầu “úp mở” khả năng dùng kho trái phiếu Mỹ trị giá hơn 1.000 tỷ USD làm quân bài mặc cả trong đàm phán thương mại với Washington.
Trung Quốc âm thầm miễn thuế với khoảng 1/4 hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ

Trung Quốc âm thầm miễn thuế với khoảng 1/4 hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ

Trung Quốc bất ngờ miễn thuế một cách lặng lẽ cho khoảng 131 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, trị giá gần 40 tỷ USD. Động thái này được cho là nhằm bảo vệ chuỗi cung ứng và giảm thiểu thiệt hại kinh tế.
Trung Quốc cân nhắc nối lại đàm phán thương mại với Mỹ

Trung Quốc cân nhắc nối lại đàm phán thương mại với Mỹ

Bắc Kinh tuyên bố đang đánh giá khả năng nối lại đàm phán thương mại với Washington, trong bối cảnh cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đều chịu áp lực từ cuộc chiến thuế quan leo thang.
Các thỏa thuận thương mại đầu tiên của Nhà Trắng có thể trở thành “khuôn mẫu”

Các thỏa thuận thương mại đầu tiên của Nhà Trắng có thể trở thành “khuôn mẫu”

Chủ tịch ngân hàng Goldman Sachs nhận định các thỏa thuận thương mại đầu tiên của Nhà Trắng sẽ mang tính định hình, có thể trở thành khuôn mẫu cho những chính sách thương mại toàn cầu trong tương lai.
Tổng thống Donald Trump nới lỏng thuế ô tô sau khi các nhà sản xuất lên tiếng

Tổng thống Donald Trump nới lỏng thuế ô tô sau khi các nhà sản xuất lên tiếng

Tổng thống Donald Trump chuẩn bị ký sắc lệnh nới thuế ô tô, giảm áp lực lên các hãng như Ford và GM, nhằm bảo vệ sản xuất nội địa và giữ ổn định chuỗi cung ứng.
Trung Quốc dẫn đầu xu thế chuyển dịch năng lượng xanh toàn cầu

Trung Quốc dẫn đầu xu thế chuyển dịch năng lượng xanh toàn cầu

Trong bối cảnh một số quốc gia gia tăng áp lực lên ngành năng lượng xanh của Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn kiên định thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm phát triển bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu.
Nền kinh tế Mỹ đối mặt cú sốc nguồn cung vì thuế quan

Nền kinh tế Mỹ đối mặt cú sốc nguồn cung vì thuế quan

Chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đang khiến lượng hàng hóa từ Trung Quốc sang Mỹ lao dốc, đe dọa gây thiếu hụt nguồn cung, lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế ngay trong năm 2025.