Thứ hai 05/05/2025 16:27
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Trung Quốc: Nở rộ dịch vụ “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ

05/05/2025 11:36
Các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc đang tăng cường trung chuyển hàng hóa qua nước thứ ba để che giấu xuất xứ và “rửa” nguồn gốc thật, nhằm né mức thuế cao mà Mỹ áp đặt trong căng thẳng thương mại.
Trung Quốc: Nở rộ dịch vụ “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ
Trung Quốc “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc đang tìm cách lách các mức thuế cao do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt, bằng cách vận chuyển hàng hóa qua các nước thứ ba nhằm che giấu nguồn gốc thực sự.

Trên các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc như Xiaohongshu, hàng loạt quảng cáo dịch vụ “rửa nguồn gốc” đang nở rộ, mời gọi doanh nghiệp đưa hàng qua các quốc gia láng giềng như Malaysia, nơi hàng hóa sẽ được cấp giấy chứng nhận xuất xứ mới trước khi được gửi sang Mỹ.

Một quảng cáo viết: “Mỹ áp thuế cao với hàng Trung Quốc? Trung chuyển qua Malaysia để biến thành hàng Đông Nam Á!”. Thậm chí, nhiều dịch vụ còn khẳng định có thể thay đổi bao bì, nhãn mác và cung cấp giấy tờ phù hợp để đảm bảo thông quan dễ dàng vào Mỹ.

Hành động này nhằm né tránh các mức thuế mới, lên tới 145%, được Tổng thống Trump áp lên hàng hóa Trung Quốc – một động thái có thể khiến các doanh nghiệp xuất khẩu nước này mất quyền tiếp cận một trong những thị trường quan trọng nhất thế giới.

Các nước láng giềng cảnh giác

Việc tăng cường sử dụng hình thức “rửa” nguồn gốc đang khiến nhiều nước láng giềng của Trung Quốc lo ngại trở thành điểm trung chuyển bất hợp pháp cho hàng hóa thực chất đến từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Tại Hàn Quốc, cơ quan hải quan nước này cho biết đã phát hiện lượng hàng trị giá gần 21 triệu USD với xuất xứ giả trong quý I/2025, chủ yếu từ Trung Quốc và nhắm đến thị trường Mỹ.

Tại Việt Nam, Bộ Công Thương cũng kêu gọi siết chặt kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu và hàng hóa, để ngăn ngừa việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ giả. Thái Lan cũng có hành động tương tự để bảo vệ uy tín thương mại quốc gia.

Một số công ty logistics Trung Quốc cho biết họ vẫn có thể vận chuyển hàng đến cảng Klang (Malaysia), sau đó thay đổi bao bì và nhãn mác, thậm chí kết nối với các nhà máy địa phương để cấp giấy chứng nhận xuất xứ mới. Mức phí cho dịch vụ này có thể thấp đến 0,7 USD/kg hàng hóa.

Đại diện một công ty sản xuất hàng tiêu dùng tại Đông Hoản (Trung Quốc) tiết lộ rằng nhiều hiệp hội ngành nghề trong nước đã giới thiệu họ đến các đối tác trung gian, những bên chuyên cung cấp “giải pháp vùng xám” cho vấn đề thuế. “Chúng tôi chỉ cần giao hàng đến cảng ở Trung Quốc. Sau đó họ lo tất cả”, người này nói.

Một hình thức phổ biến khác là kê khai sai giá trị hàng hóa – pha trộn mặt hàng có giá cao với các sản phẩm rẻ hơn để hạ thấp mức thuế phải nộp.

Mỹ và các đối tác siết chặt kiểm soát

Các quy định thương mại của Mỹ yêu cầu hàng hóa phải trải qua quá trình “chuyển đổi đáng kể” tại nước thứ ba – thường là sản xuất hoặc gia công có giá trị gia tăng rõ rệt – thì mới được công nhận là có xuất xứ từ nước đó.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp chỉ thay bao bì, thay nhãn mác mà không có thay đổi thực chất, vi phạm luật và có thể bị cơ quan hải quan Mỹ thu giữ.

Một lãnh đạo cấp cao của công ty bán hàng trực tuyến lớn tại Mỹ cho biết đã phát hiện các lô hàng có dấu hiệu thay đổi nguồn gốc, và lo ngại rằng nhà cung cấp Trung Quốc có thể khai báo giá trị hàng hóa sai để trốn thuế. “Điều đó đặt niềm tin vào phía Trung Quốc ở mức rất rủi ro”, người này cảnh báo.

Phản hồi thông tin trên, Bộ Thương mại Malaysia khẳng định sẽ điều tra nếu có căn cứ và “kiên quyết xử lý mọi hành vi gian lận thương mại, bao gồm kê khai sai nguồn gốc hàng hóa”.

Việc “rửa” nguồn gốc không chỉ làm gia tăng rủi ro pháp lý cho các doanh nghiệp liên quan, mà còn có thể gây tổn hại đến hình ảnh quốc gia, khiến Mỹ và các đối tác thương mại tăng cường kiểm soát với toàn bộ khu vực, đặc biệt là Đông Nam Á hiện đang nổi lên là trung tâm sản xuất trọng điểm của châu lục.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc chưa có nhiều dấu hiệu hạ nhiệt đáng kể, hiện tượng này được dự báo sẽ còn diễn biến phức tạp và gia tăng trong thời gian tới.

Vì sao Fed nên tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này? Vì sao Fed nên tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này?
Đồng USD suy yếu đang gây xáo trộn thị trường tiền tệ châu Á Đồng USD suy yếu đang gây xáo trộn thị trường tiền tệ châu Á
Tỷ phú Warren Buffett từ nhiệm sau 60 năm chèo lái Berkshire Hathaway Tỷ phú Warren Buffett từ nhiệm sau 60 năm chèo lái Berkshire Hathaway
Tin bài khác
EU tăng cường hợp tác với CPTPP giữa bất ổn thương mại toàn cầu

EU tăng cường hợp tác với CPTPP giữa bất ổn thương mại toàn cầu

Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét hợp tác chiến lược với CPTPP nhằm bảo vệ trật tự thương mại toàn cầu, trong bối cảnh lo ngại gia tăng về chính sách bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Vì sao Fed nên tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này?

Vì sao Fed nên tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này?

Fed được dự báo sẽ tạm dừng cắt giảm lãi suất trong tuần này, khi giới chức tiền tệ thận trọng trước những tác động còn chưa rõ ràng từ các đợt áp thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản lần đầu “úp mở” khả năng dùng kho trái phiếu Mỹ trị giá hơn 1.000 tỷ USD làm quân bài mặc cả trong đàm phán thương mại với Washington.
Trung Quốc âm thầm miễn thuế với khoảng 1/4 hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ

Trung Quốc âm thầm miễn thuế với khoảng 1/4 hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ

Trung Quốc bất ngờ miễn thuế một cách lặng lẽ cho khoảng 131 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, trị giá gần 40 tỷ USD. Động thái này được cho là nhằm bảo vệ chuỗi cung ứng và giảm thiểu thiệt hại kinh tế.
Trung Quốc cân nhắc nối lại đàm phán thương mại với Mỹ

Trung Quốc cân nhắc nối lại đàm phán thương mại với Mỹ

Bắc Kinh tuyên bố đang đánh giá khả năng nối lại đàm phán thương mại với Washington, trong bối cảnh cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đều chịu áp lực từ cuộc chiến thuế quan leo thang.
Tổng thống Donald Trump nới lỏng thuế ô tô sau khi các nhà sản xuất lên tiếng

Tổng thống Donald Trump nới lỏng thuế ô tô sau khi các nhà sản xuất lên tiếng

Tổng thống Donald Trump chuẩn bị ký sắc lệnh nới thuế ô tô, giảm áp lực lên các hãng như Ford và GM, nhằm bảo vệ sản xuất nội địa và giữ ổn định chuỗi cung ứng.
Trung Quốc dẫn đầu xu thế chuyển dịch năng lượng xanh toàn cầu

Trung Quốc dẫn đầu xu thế chuyển dịch năng lượng xanh toàn cầu

Trong bối cảnh một số quốc gia gia tăng áp lực lên ngành năng lượng xanh của Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn kiên định thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm phát triển bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu.
Nền kinh tế Mỹ đối mặt cú sốc nguồn cung vì thuế quan

Nền kinh tế Mỹ đối mặt cú sốc nguồn cung vì thuế quan

Chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đang khiến lượng hàng hóa từ Trung Quốc sang Mỹ lao dốc, đe dọa gây thiếu hụt nguồn cung, lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế ngay trong năm 2025.
Giá gạo tại Nhật Bản tăng cao kỷ lục, nhập khẩu dự kiến bùng nổ

Giá gạo tại Nhật Bản tăng cao kỷ lục, nhập khẩu dự kiến bùng nổ

Giá gạo tại Nhật Bản đã tăng tuần thứ 16 liên tiếp, buộc các doanh nghiệp nước này phải đẩy mạnh nhập khẩu gạo từ Mỹ bất chấp thuế cao, nhằm hạ nhiệt thị trường và tránh thiếu hụt nguồn cung.
Thuế quan của Mỹ tác động đến “con hổ châu Á” Hàn Quốc như thế nào?

Thuế quan của Mỹ tác động đến “con hổ châu Á” Hàn Quốc như thế nào?

Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng âm trong quý I/2025 do khủng hoảng chính trị và tác động nặng nề từ chính sách thuế của Mỹ, khiến xuất khẩu sang hai thị trường chủ lực là Mỹ và Trung Quốc đồng loạt sụt giảm.
IMF: Thuế quan có thể đẩy nợ công toàn cầu lên mức kỷ lục

IMF: Thuế quan có thể đẩy nợ công toàn cầu lên mức kỷ lục

IMF cảnh báo thuế quan đối ứng của Mỹ có thể đẩy nợ công toàn cầu lên mức kỷ lục 117% GDP vào năm 2027 – mức cao nhất kể từ Thế chiến II, nếu các nước không siết chặt kỷ luật tài khóa.
Ông Trump sẽ giảm mạnh thuế nếu đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

Ông Trump sẽ giảm mạnh thuế nếu đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

Ông Donald Trump tuyên bố sẽ giảm mạnh thuế nếu Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận thương mại, mở ra kỳ vọng hạ nhiệt căng thẳng giữa lúc thị trường toàn cầu biến động.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố không có ý định sa thải Chủ tịch Fed

Tổng thống Donald Trump tuyên bố không có ý định sa thải Chủ tịch Fed

Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định không có ý định sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell, giúp xoa dịu thị trường tài chính toàn cầu sau những căng thẳng gần đây.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ kêu gọi hạ nhiệt chiến tranh thương mại

Bộ trưởng Tài chính Mỹ kêu gọi hạ nhiệt chiến tranh thương mại

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo thuế quan hiện tại giữa Mỹ và Trung Quốc là không bền vững, đồng thời bày tỏ kỳ vọng vào thỏa thuận hạ nhiệt căng thẳng trong tương lai gần.
Hoãn đàm phán thuế, Mỹ muốn Thái Lan giải quyết những vấn đề thương mại nào?

Hoãn đàm phán thuế, Mỹ muốn Thái Lan giải quyết những vấn đề thương mại nào?

Mỹ hoãn đàm phán thuế với Thái Lan và đòi giải quyết loạt vấn đề nóng như lạm dụng chứng nhận xuất xứ, nghi ngờ thao túng tiền tệ và thặng dư thương mại lớn với Hoa Kỳ.