Thứ hai 09/12/2024 14:16
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Bà Rịa - Vũng Tàu phát huy thế mạnh du lịch góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

24/10/2024 15:33
Bà Rịa- Vũng Tàu với tiềm năng di tích danh thắng đa dạng về cảnh quan, phong phú về loại hình, thực sự là nguồn tài nguyên vô giá để mở ra các hoạt động văn hóa du lịch góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bà Rịa - Vũng Tàu là vùng đất giàu truyền thống cách mạng và được thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam, thắng cảnh. Trải qua quá trình lịch sử hào hùng, lâu dài cùng với cả nước đấu tranh giành chính quyền, qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược hàng loạt dấu tích lịch sử để lại trên mảnh đất này.

Bà Rịa - Vũng Tàu phát huy thế mạnh du lịch góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Du khách tham quan Nhà tù Côn Đảo.

Ngoài những bãi biển đẹp và nổi tiếng, Bà Rịa - Vũng Tàu còn là địa phương chứa đựng rất nhiều di sản văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc cũng như lịch sử to lớn. Những di tích như đền thờ Võ Thị Sáu, nhà tù Côn Đảo, khu căn cứ Minh Đạm… không chỉ là nơi lưu giữ những dấu vết thăng trầm của thời đại, mang nặng ký ức lịch sử mà còn là địa điểm thu hút hàng nghìn lượt khách đến tham quan, học tập và nghiên cứu.

Bà Rịa - Vũng Tàu phát huy thế mạnh du lịch góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Tại thị trấn Đất Đỏ, du khách cũng có thể ghé thăm đền thờ Võ Thị Sáu, nơi có tượng Võ Thị Sáu cao 7 m, được đúc bằng đồng, dựa trên tư thế ung dung khi ra pháp trường của “cô Sáu”. Bức tượng được đặt ở nơi thoáng mát, khắp nơi ngát hương của muôn hoa, từ ngọc lan, lekima tới hoa sứ. Tại khu đền thờ Võ Thị Sáu, du khách có thể tới phúng viếng, tham quan, chiêm ngưỡng hiện vật và tìm hiểu về cuộc đời của nữ anh hùng này.

Kế thừa, giữ gìn và phát triển những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nhân dân Bà Rịa-Vũng Tàu không ngừng sáng tạo, bồi đắp những giá trị văn hoá mới thấm đẫm tình yêu con người, quê hương, đất nước hình thành nên những hoạt động lễ hội văn hóa, lễ hội du lịch mang đậm dấu ấn, bản sắc của con người Bà Rịa-Vũng Tàu như: Lễ hội Nghinh Ông (Đình thần Thắng Tam, Phước Hải, Phước Tỉnh), Lễ hội Nghinh Cô (Dinh Cô - Long Hải), Lễ Trùng Cửu (Tín ngưỡng ông Trần-Long Sơn), Lễ hội Sayang va (thần Lúa) và Sayang bri (thần Rừng) của đồng bào Ch’ro, Lễ giỗ Thứ phi Hoàng Phi Yến và Lễ giỗ nữ anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu (Côn Đảo, Đất Đỏ)…

Bà Rịa - Vũng Tàu phát huy thế mạnh du lịch góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Lễ hội Dinh Cô (Long Hải).

Trong thế mạnh văn hóa du lịch, ngoài hàng trăm khách sạn, nhà hàng, khu sinh thái du lịch nghỉ dưỡng, hiện nay có 49 di tích văn hóa thắng cảnh nổi tiếng, (trong 29 di tích cấp quốc gia có 01 di tích quốc gia đặc biệt và 20 di tích cấp tỉnh) với nhiều loại hình như: lịch sử ghi dấu một thời mở cõi, kháng chiến chống giặc ngoại xâm, kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, cùng làng nghề lễ hội truyền thống... là những dấu ấn thời gian đầy oanh liệt của Đảng bộ, quân và dân Bà Rịa - Vũng Tàu đã trải qua. Với tiềm năng di tích danh thắng đa dạng về cảnh quan, phong phú về loại hình, thực sự là nguồn tài nguyên vô giá để mở ra các hoạt động văn hóa du lịch góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng không ngừng.

Bà Rịa - Vũng Tàu phát huy thế mạnh du lịch góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Dinh Cô được xây vào cuối thế kỷ 18 để thờ một trinh nữ tên Lê Thị Hồng. Sau nhiều lần trùng tu, hiện tại, Dinh Cô đã bề thế hơn nhiều với diện tích khoảng 1.000 m2. Nơi đây cũng trở thành điểm du lịch tâm linh yêu thích của nhiều người khi tới vùng Long Hải.

Trong những năm qua, nhiều di tích đã được phát huy giá trị một cách tích cực dưới các mức độ khác nhau, thu hút nhiều khách tham quan và dần trở thành những ngày hội văn hóa. Bảo vệ, phát huy giá trị của di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích còn những tồn tại hạn chế như: nhiều di tích đang ở trong tình trạng xuống cấp, nhưng việc tu bổ di tích hiện nay mới chỉ tập trung vào di tích chính nổi tiếng; mặc dù nhận thức về vai trò, ý nghĩa của di tích lịch sử văn hóa, nhưng trách nhiệm của toàn xã hội đối với di sản chưa sâu sắc, toàn diện và cũng chưa được cụ thể hóa bằng các biện pháp, kế hoạch và chương trình cụ thể; công tác quản lý di tích vẫn cần tiếp tục được củng cố; công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích còn thiếu định hướng, thiếu những chính sách để khuyến khích, kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân; cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông còn khó khăn, hạn chế trong việc tiếp cận; công tác tuyên truyền về di tích, danh lam thắng cảnh và các Lễ hội thông tin về di tích hạn chế; công tác giáo dục, đào tạo cán bộ cơ sở, người khai thác hoạt động du lịch chưa được coi trọng…

Bà Rịa - Vũng Tàu phát huy thế mạnh du lịch góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Du khách tham quan di tích Bạch Dinh.

Xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, là động lực, là nguồn lực nội sinh quan trọng của phát triển như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đặt ra: “khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị tinh thần và thành tựu mới của văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới”, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong những năm qua luôn quan tâm, chỉ đạo, quản lý nâng cao hơn nữa việc thực hiện các chủ trương, đường lối về công tác văn hóa; làm tốt công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh; định hướng và đề ra giải pháp phát triển văn hóa trong từng thời kỳ, phù hợp với tình hình thực tiễn, góp phần cùng đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bà Rịa - Vũng Tàu phát huy thế mạnh du lịch góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Nằm ở phía Đông Nam huyện Đất Đỏ, chiến khu Minh Đạm là một dãy núi thấp, nằm giáp biển. Tới đây, du khách sẽ hiểu thêm về cách cán bộ, quân dân Bà Rịa - Vũng Tàu đã sống và hoạt động trong thời chiến.

Các cấp ủy đảng, chính quyền, đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện cho đội ngũ văn nghệ sỹ, phóng viên, hội viên các hội chuyên ngành hoạt động; coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật; gắn nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, địa phương; gắn kết chặt chẽ giữa biểu diễn nghệ thuật với chương trình xúc tiến du lịch, quảng bá nghệ thuật Việt Nam nói chung và nghệ thuật tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng ra thế giới. Văn hóa nông thôn mới được tỉnh triển khai thực hiện song song với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Bà Rịa - Vũng Tàu phát huy thế mạnh du lịch góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Năm 2007, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã khánh thành tượng đài chiến thắng Tầm Bó tại khu di tích Bàu Sen. Công trình có tổng diện tích gần 2.460 m2 này là cách tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhớ những chiến thắng hào hùng trong thời chiến.

Các lễ hội được diễn ra trên cơ sở bảo đảm nghi thức trang trọng, nhiều giá trị văn hoá dân tộc được bảo tồn và tôn tạo; môi trường cảnh quan được bảo đảm; kỷ cương, pháp luật được thực hiện nghiêm; tình làng, nghĩa xóm tiếp tục được giữ gìn và phát huy. Văn hóa đọc được quan tâm, phát động phong trào đọc sách trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên, góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn con người Bà Rịa-Vũng Tàu. Hoạt động giao lưu văn hóa hàng năm trong các tổ chức tôn giáo được duy trì thường xuyên, góp phần tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa đồng bào tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc.

Bà Rịa - Vũng Tàu phát huy thế mạnh du lịch góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Giao lưu Văn hóa Việt Nam - Thái Lan tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, Bà Rịa-Vũng Tàu đang hướng đến xây dựng, phát triển các hoạt động mang đậm dấu ấn và bản sắc của con người vùng biển nói riêng và phương Nam nói chung với các hoạt động lễ hội văn hóa, du lịch truyền thống kết hợp với hiện đại để các giá trị văn hóa tiếp tục là động lực, là tiềm năng phát triển của tỉnh trong bối cảnh hội nhập và quốc tế hóa hiện nay. Khai thác được giá trị của văn hóa sẽ góp phần vào việc phát triển toàn diện tỉnh trong thời gian tới. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Văn hoá phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do. Đồng thời, văn hoá phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích mình. Với xã hội, văn hoá phải làm thế nào cho mỗi người dân Việt Nam từ già đến trẻ, cả đàn ông và đàn bà, ai cũng hiểu cái nhiệm vụ của mình và biết hưởng cái hạnh phúc của mình nên được hưởng. Văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi.

Di tích lịch sử Bình Giã như minh chứng cho chiến dịch Bình Giã thắng lợi đã khẳng định sự phát triển mọi mặt của chiến tranh cách mạng miền Nam.

Tượng đài Chiến Thắng Bình Giã tại thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức.

Luật Du lịch số 09/2017/QH14 của Quốc hội quy định nguyên tắc phát triển du lịch là “Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, tài nguyên thiên nhiên, khai thác lợi thế của từng địa phương và tăng cường liên kết vùng”. Triển khai một cách đồng bộ những giải pháp trên sẽ thúc đẩy khai thác có hiệu quả giá trị di sản văn hóa trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập, góp phần sớm thực hiện được mục tiêu Du lịch Việt Nam nói chung, cũng như tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, của địa phương, nhằm hiện thực hóa mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đã đề ra.

Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã là sự kiện trọng đại, mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc, tri ân những người đã chiến đấu anh dũng trong trận chiến này.

Lễ kỷ niệm chính sẽ diễn ra vào ngày 2/12/2024 tại Tượng đài Chiến thắng Bình Giã và Đền thờ Liệt sỹ, huyện Châu Đức.

Sự kiện kỷ niệm này không chỉ là dịp để tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sĩ mà còn là cơ hội để nhắc nhở thế hệ trẻ về trách nhiệm kế thừa truyền thống hào hùng của cha ông.

Đồng thời, đây cũng là dịp để tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giới thiệu những thành tựu nổi bật trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp, cảng biển, du lịch, dịch vụ. Tỉnh đã vươn lên trở thành một trong những địa phương dẫn đầu cả nước, không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống người dân thông qua các chính sách đầu tư vào giáo dục, y tế và hạ tầng giao thông.

Tin bài khác
Siêu cảng Cần Giờ sẽ trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế

Siêu cảng Cần Giờ sẽ trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế

Siêu cảng Cần Giờ đặt trong chiến lược phát triển kinh tế biển của cả nước, bổ sung cho hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải, nâng tầm cụm cảng biển số 4 thành một trung tâm cảng biển quốc tế trong tương lai.
TP. Hồ Chí Minh phát triển xanh đến năm 2030 tầm nhìn 2050 để tăng trưởng bền vững

TP. Hồ Chí Minh phát triển xanh đến năm 2030 tầm nhìn 2050 để tăng trưởng bền vững

Hiện nay, TP. Hồ Chí Minh đang xây dựng khoảng gần 80 chương trình đề án, chiến lược, chính sách hỗ trợ cho tất cả lĩnh vực sản xuất xanh.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư tin tưởng tăng trưởng cả năm 2024 có thể vượt mục tiêu 7%

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tin tưởng tăng trưởng cả năm 2024 có thể vượt mục tiêu 7%

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa đưa ra các thông tin tích cực về triển vọng tăng trưởng kinh tế cho năm 2024.
Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận: Động lực mới cho an ninh năng lượng Việt Nam

Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận: Động lực mới cho an ninh năng lượng Việt Nam

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận không chỉ là câu chuyện về đầu tư mà còn là khát vọng vươn tới một nền kinh tế phát triển bền vững, gắn với an ninh năng lượng và môi trường trong lành cho thế hệ mai sau.
Tối ưu hóa mạng lưới sân bay: Phát triển sân bay nhỏ làm vệ tinh cho sân bay lớn

Tối ưu hóa mạng lưới sân bay: Phát triển sân bay nhỏ làm vệ tinh cho sân bay lớn

Đề xuất xây sân bay Măng Đen tại huyện Kon Plông, Kon Tum đang thu hút sự quan tâm của dư luận. PGS.TS Nguyễn Thiện Tống - chủ nhiệm ngành kỹ thuật hàng không, Trường đại học Văn Lang cho ý kiến xung quanh vấn đề này.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú: Tăng trưởng tín dụng tích cực, mục tiêu 15% khả thi

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú: Tăng trưởng tín dụng tích cực, mục tiêu 15% khả thi

Tại buổi họp báo Chính phủ chiều 7-12, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú nhận định nền kinh tế đang trên đà phát triển thuận lợi với xuất khẩu tăng trưởng cao, các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh mạnh mẽ, tạo cơ sở để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% trong năm nay.
TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai còn 8 tiêu chí để "xứng tầm" đô thị loại I

TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai còn 8 tiêu chí để "xứng tầm" đô thị loại I

TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đang xây dựng một loạt giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế, tập trung hoàn thành các tiêu chí còn thiếu của đô thị loại I.
Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là con đường hiệu quả nhất để bứt phá

Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là con đường hiệu quả nhất để bứt phá

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ trao giải VinFuture 2024 tối 6/12 khẳng định vai trò của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong phát triển bền vững.
11 tháng năm 2024, xuất nhập khẩu hàng hoá đạt 715,55 tỷ USD

11 tháng năm 2024, xuất nhập khẩu hàng hoá đạt 715,55 tỷ USD

Tổng cục Thống kê ngày 6/12/2024 cho biết, tính chung 11 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%.
"Siêu Ủy ban" sắp trả 19 tập đoàn, tổng công ty về lại các Bộ ngành

"Siêu Ủy ban" sắp trả 19 tập đoàn, tổng công ty về lại các Bộ ngành

Chiều 6/12, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã thông tin về quyết định chấm dứt hoạt động của Ủy ban Quản lý Vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp trong tháng 12/2024, nhằm chuyển giao chức năng về Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho ý kiến về 154 dự án điện đang vướng mắc

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho ý kiến về 154 dự án điện đang vướng mắc

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã cho ý kiến về việc ban hành bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thành công từ chính sách ưu đãi: “Tết này Bình Phước ‘ăn’ to”

Thành công từ chính sách ưu đãi: “Tết này Bình Phước ‘ăn’ to”

Nhờ chính sách ưu đãi, Bình Phước đã thu hút gần 2 tỉ USD vốn đầu tư trong 2 năm, khiến một số các chuyên gia kinh tế hóm hỉnh “Tết này Bình Phước ‘ăn’ to”…
Khi Thủ tướng Phạm Minh Chính “lót ổ cho đại bàng” NVIDIA

Khi Thủ tướng Phạm Minh Chính “lót ổ cho đại bàng” NVIDIA

Với việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về trí tuệ nhân tạo (AI) của NVIDIA, Trung tâm Dữ liệu AI, Việt Nam không chỉ là nơi tiếp nhận công nghệ mà còn là trung tâm đổi mới - sáng tạo hàng đầu châu Á.
Phú Thọ: Đột phá trong xuất nhập khẩu với kim ngạch 30,25 tỷ USD

Phú Thọ: Đột phá trong xuất nhập khẩu với kim ngạch 30,25 tỷ USD

Theo thông tin từ UBND tỉnh Phú Thọ, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm nay của tỉnh ước đạt 30,25 tỷ USD, tăng 55,2%.
Chuyển đổi xanh - Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam

Chuyển đổi xanh - Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam

Tăng trưởng xanh không chỉ là yêu cầu mà còn là cơ hội chiến lược dài hạn giúp doanh nghiệp Việt mở rộng ra thị trường quốc tế, đồng thời đối mặt với thách thức lớn trong chuyển đổi.