“Vua” cam giữa xứ Vải

00:00 12/10/2020

(CLO) Huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) là vùng trồng vải nổi tiếng cả nước. Người dân nơi đây sống chủ yếu nhờ cây vải thiều. Thế nhưng “đất vải” ấy lại là nơi ngự trị của “vua cam” –  Bùi Văn Long (thôn Kép 1, xã Hồng Giang, Lục Ngạn, Bắc Giang), làm giàu bằng ý tưởng táo bạo với cậu chuyện đã mạnh dạn chuyển đổi cây vải thiều truyền thống sang cây cam canh. Từ một người nông dân quanh năm trông vào 7 sào vải, từ cuộc sống khó khăn nay đã trở thành đại gia phố núi với thu nhập hàng năm khoảng 4 tỉ đồng từ trang trại cam canh của mình. Thành công của anh còn giúp thêm nhiều hộ gia đình trong vùng phát triển kinh tế từ trồng cây cam canh.

Duyên nợ với cây cam canh Câu chuyện về nững người đi tiên phong bao giờ cũng là câu chuyện khó khăn, gian nan. Những năm 2009, 2010 cứ đến mùa thu hoạch là vải thiều rơi vào tình cảnh “dược mùa mất giá”, có năm giá vải chỉ 2500 đồng/kg. Tiền chăm bón và thu hoạch , bảo quản đội sổ so với tiền thu về từ bán vải. Chính quyên xã Hồng Giang có chủ trương thu hẹp diện tích trồng vải để nâng cao chất lượng cũng như đầu ra cho loại cây này; đồng thời khuyến khích bà con chuyển đổi sang trồng các loại cây khác, đặc biệt là cây có múi để giãn mùa thu hoach hoa quả ra quanh năm, không trùng với mùa thu hoạch vải – ông Bùi Huy Tình ( chủ tịch UBND xã Hồng Giang ) cho biết. Nhiều hộ dân đã phá vải để trồng các loại cây khác ( chủ yếu là cây lấy gỗ ngắn ngày như keo, bạch đàn cao sản…), hy vọng cải thiện được tình hình, giải quyết bài toán kinh tế khó khăn. Anh Long cũng là một trông số những hộ như vậy. Nhưng anh không đi theo con đường của đa số bà con, anh suy nghĩ về một loại cây – cam canh. Khi anh trình bày ý tưởng của mình, gia đình người thân kiên quyết phản đối bởi đây là một loại cây xa lạ, không dễ trồng, đòi hỏi yêu câu kĩ thuật cao, nghiêm ngặt.

anh-long-dang-kiem-tra-sau-benh-tren-cay-cam               Anh long đang kiểm tra sâu bệnh trên cây cam (Ảnh: Tạ Nam) Không nản lòng, anh Long vẫn quyết tâm thực hiện. Ban đầu chưa có tiền mua đất, anh phá toàn bộ 7 sào vải dùng làm trang trại trồng cam canh đầu tiên. Thế chấp đất đai, tài sản để có tiền đầu tư làm mặt bằng, hệ hống tưới tiêu, mua con giống… Anh lặn lội xuống Hà Tây (Hà Nội), Hưng Yên, Bắc Ninh xem và học hỏi các mô hình trồng cam thành công. Gom nhặt tất cả kiến thức có được, anh xây dựng một phông kĩ thuật trồng cam cho mình. Năm đầu, do chưa có kinh nghiệm, mất mùa, sâu bệnh, thất thu. Kinh tế gia đình càng khó khăn khi số nợ, lãi chồng lên từng ngày. Nhưng anh không đầu hàng. Vừa làm vừa rút kinh nghiệp, sau 3 năm , trang rại ấy của anh bước vào thu hoạch với giá thương lái mua tại vườn từ 60000 – 65000 đồng/kg. Vào thời điểm cao nhất (Tết âm lịch) lên tới 70000 đồng /kg. Phấn khởi với thành công đầu tiên, anh tiếp tục dùng số tiền thu được từ việc bán cam, mạnh dạn mua thêm 6 sào ruộng sình lầy để cải tạo làm đất trồng cam. Hiện tại diện tích trồng cam của anh là “13 sào với 3 trang trại, trong đó hai trang trại đã cho thu hoạch, trang trại cuối cùng mùa đông năm nay cũng sẽ cho hái trái. Hứa hẹn sẽ bội thu” anh Long chia sẻ.

anh-long-dang-kiem-tra-sau-benh-tren-cay-cam-1

  Trang trại thứ 3 của anh  Long sẽ cho thu hoạch vào cuối năm  (Ảnh: Tạ Nam) Người “gieo” thành công cho người khác Năm 2012, anh sáng lập và là chủ nhiệm của câu lạc bộ “người yêu cây có múi”. Đến nay đã có 12 thành viên sinh hoạt. Họ đều là những người táo bạo chuyển đổi cây trồng đã và đang thành công. Câu lạc bộ họp định kỳ hàng tháng để chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau về vốn, thảo luận, hợp tác trong khâu mua nguyên vật liệu ( thuốc, phân bón…). Bên cạnh đó các “buổi hội thảo đầu bờ” là dịp quan trọng để các thành viên thực tế, chia sẻ, rút kinh nghiệm, đưa ra phương án giải quyết để nâng cao chất lượng cây trồng. Phương châm của câu lạc bộ là lấy sự hài lòng của người tiêu dùng làm thước đo chất lượng trái cây. Anh Long tâm sự “ phải đặt chất lượng lên hàng đầu, vì người tiêu dùng có ủng hộ thì tôi mới bán được, mới mở rộng mô hình ra được. Giả sử nếu một người ăn vào có vấn đề, tất cả trang trại của 12 hộ sẽ đem đổ xuống sông hết”. “Xã Hồng Giang đã và đang áp dụng tiêu chuẩn VietGAP cho vải thiều nhằm đảm bảo chất lượng vậy anh và câu lạc bộ đã áp dụng tiêu chuẩn này chưa? Nếu chưa thì căn cứ vào đâu để kiểm tra chất lượng và khẳng định cam đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm?” ( phóng viên). “Hiện tại chúng tôi chưa áp dụng mô hình này, bởi áp dụng mô hình này cân phải tuân thủ rất nhiều quy trình nghiêm ngặt, Trong khi cây có múi chúng tôi mới đưa và trồng nên vẫn phải chăm sóc theo kinh nghiệm truyền thống là chủ yếu. Tuy nhiên chất lượng vệ sinh thực phẩm vẫn được chúng tôi cam kết đặt lên hàng đầu. Sắp tới câu lạc bộ sẽ chủ trương đăng ký trồng theo mô hình VietGAP và tiến tới là GlobalGAP. Cây có múi sẽ trở thành cây trồng chủ đạo thứ hai sau vải thiều ở vùng này” anh Long cho biết. Theo anh Long, rất nhiều bà con trong và ngoài xã tìm đến anh với nguyện vọng học hỏi và tham gia câu lạc bộ. Anh cũng cho biết rất sẵn sàng giúp đỡ tất cả những ai đam mê làm giàu bằng cây có múi như anh. Thời gian tới câu lạc bộ sẽ đăng ký hoạt động chính thức, áp dụng những tiêu chuẩn cao vào sản xuất trái cây có múi, trước tiên là tiêu chuẩn VietGAP. Trao đổi với phóng viên, ôngng Bùi Huy Tình – Chủ tịch UBND xã Hồng Giang chia sẻ “anh Long là tấm gương sáng về chuyển đổi cây trồng ở vùng. Không chỉ mang lại thu nhập cao cho gia đình mình, anh còn nỗ lực giúp bà con vươn lên làm giàu bằng một mô hình mới mà anh khổ công mày mò học tập”. (Lưu Huệ. Nguồn:congluan.vn)