Vụ 8 người chết tại tại lò vôi ở Thanh Hóa: “THỦ PHẠM” ĐÃ BIẾN KHỎI HIỆN TRƯỜNG

00:00 12/10/2020

Theo tin trên các báo, Công an Thanh Hóa vừa chính thức thông tin về nguyên nhân cái chết của 8 người tại lò vôi gia đình ông Lê Văn Thong. Theo nhận định ban đầu thì đây là vụ ngạt khí than, còn kết luận cuối cùng đang chờ cơ quan điều tra. Cũng theo các bản tin, kết quả đo nồng độ khí thải ban đầu của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thanh Hóa trong khu vực lò vôi nơi xảy ra tai nạn vượt gấp 8 lần quy định cho phép. 195410_lo_voi2 Lâu nay, các vụ chết người tại các lò vôi, lò gạch, giếng bỏ hoang; tại các phòng kín khi sưởi bếp than; thậm chí trong các hầm lò liên quan đến khí, đài báo đều giải thích, do ngạt khí. Theo chúng tôi, không  có chuyện ngạt khí mà chết! Con người ta bị ngạt thở thì vọt ra ngoài, chứ ai lại chịu chết vô lí như thế - thủ phạm gây ra những cái chết thương tâm đó là khí độc; chủ yếu là ô xít các bon (CO). Loại khí này phát sinh do than bị cháy trong phòng kín hoặc những đường lò, những giếng hoang, lò gạch, lò vôi  không được thông gió.  Khi hít phải, CO sẽ đi vào máu, chúng phản ứng với Hemoglobin (có trong hồng cầu) thành một cấu trúc bền vững nhưng không có khả năng tải ôxy, khiến con người đau đầu, chóng mặt, Nếu hít phải lượng lớn khí CO, người khỏe mạnh bị ngộ độc, máu hộc ra mồm, ra mũi, không kêu được và chết rất nhanh. Theo kinh nghiệm của các cụ, những giếng hoang, lò vôi, lò gạch, hầm lò…không được thông gió, trước khi vào đó, các cụ cởi áo buộc vào đầu gậy khua để khí độc tan ra – thực chất, để khí độc hóa hợp với ô xy, vì khí CO không tồn tại trong tự nhiên. Biện pháp phòng tránh loại khí này là: Không xây lò gạch ngói thủ công trong khu dân cư; không đốt than tổ ong ở những nơi chật hẹp không thông thoáng; không ở trong những căn nhà nằm trong diện tích phủ khói của nhà máy nhiệt điện; không nổ động cơ xe máy, ô tô trong nhà kín; trong hầm lò cần phải thông gió tốt. Trong vụ  8 người chết tại lò vôi ở Thanh Hóa, nguyên nhân chính do ngộ độc khí CO. Nhưng khí CO không tồn tại trong tự nhiên thì kết quả đo nồng độ khí thải ban đầu của Trung tâm y tế Dự phòng tỉnh Thanh Hóa trong khu vực lò vôi nơi xảy ra tai nạn vượt gấp 8 lần quy định cho phép thì không có giá trị phục vụ công tác điều tra. Bởi, “thủ phạm” đã biến mất – khí CO đã hóa hợp với ô xy, tạo thành CO2.                                                                                      Tác giả bài viết: Minh Cao