Phát hiện 40 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật

00:00 12/10/2020

Thông tin cho biết tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình - Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp với Bộ Tư pháp ngày 16/6.

Rà soát văn bản hết hiệu lực, có dấu hiệu trái pháp luật Theo Bộ Tư pháp, từ đầu năm đến ngày 15/6, các bộ, cơ quan ngang bộ đã trình ban hành, ban hành theo thẩm quyền: 34 văn bản (18 nghị định, 1 quyết định, 12 thông tư, 3 thông tư liên tịch). Tính đến ngày 10/6, Bộ Tư pháp đã có ý kiến thẩm định đối với 127 văn bản. Đặc biệt, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan thực hiện rút ngắn, đẩy nhanh tiến độ thẩm định các nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh và đã hoàn thành thẩm định đối với 49/49 nghị định theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Qua đó, đã đề nghị cắt giảm nhiều thủ tục, giấy phép, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.
Qua rà soát, Bộ Tư pháp phát hiện nhiều văn bản hết hiệu lực thi hành, có dấu hiệu trái pháp luật
Qua rà soát, Bộ Tư pháp phát hiện nhiều văn bản hết hiệu lực thi hành, có dấu hiệu trái pháp luật
Bộ Tư pháp đã tiến hành kiểm tra 1.185 văn bản, kết quả bước đầu phát hiện và thông báo kiểm tra đối với 40 văn bản (13 văn bản của cấp Bộ; 27 văn bản của địa phương) có dấu hiệu trái pháp luật. Đến nay đã xử lý 1 văn bản, 10 văn bản đã có hướng xử lý và 29 văn bản đang xử lý. Công tác rà soát VBQPPL được thực hiện thường xuyên, qua đó kịp thời phát hiện một số văn bản hết hiệu lực thi hành hoặc không còn phù hợp với văn bản mới được ban hành. Đơn giản hóa thủ tục hành chính Bộ Tư pháp đã hoàn thành, trình Thủ tướng Chính phủ Kế hoạch triển khai thiết lập Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền; tiếp tục hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích; hoàn thiện dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn việc thực hiện liên thông các thủ tục hành chính về công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế... Bên cạnh đó, tích cực đôn đốc các Bộ, ngành trong việc thực hiện Kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm ban hành kèm theo Quyết định số 08/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, 3/5 Bộ đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án đơn giản hóa 13 nhóm thủ tục hành chính trọng tâm. Bộ Tư pháp đã tham gia ý kiến đối với 322 thủ tục hành chính tại 47 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, trong đó, đề nghị không quy định 50 thủ tục không cần thiết, sửa đổi 250 thủ tục không hợp lý (chiếm 93%); thực hiện thẩm định 254 thủ tục hành chính quy định tại 32 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, trong đó, đề nghị không quy định 53 thủ tục không cần thiết, sửa đổi 149 thủ tục không hợp lý (chiếm 79,5%). Thực hiện vai trò là cơ quan thường trực Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Đề án 896, Bộ Tư pháp đã nghiên cứu, xử lý các đề xuất đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính đối với một số lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các Bộ: Công Thương, TN&MT, Tài chính, Y tế; chỉ đạo thực hiện rà soát độc lập 2.105 TTHC có chứa thông tin công dân để kiến nghị phương án đơn giản hóa. Phát hiện 3.347.470 vụ vi phạm hành chính Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư và 17/19 Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong 6 tháng đầu năm 2016, có 3.347.470 vụ vi phạm hành chính bị phát hiện, đã xử phạt 3.248.715 vụ việc; số vụ có dấu hiệu tội phạm được chuyển để truy cứu trách nhiệm hình sự là 3.227 vụ; tổng số tiền phạt thu được hơn 2.725 tỷ đồng. Về việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, 6 tháng đầu năm 2016, có 28.212 đối tượng bị đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; trong đó có 12.552 đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; 15.660 đối tượng đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính do TAND quyết định. Công tác theo dõi thi hành pháp luật tiếp tục được chú trọng, trong đó tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm là nhà ở xã hội, nhà ở cho người có công, vùng thường xuyên bị thiên tai. Bộ Tư pháp đã tổ chức kiểm tra tình hình thi hành pháp luật tại 3 bộ, ngành (Bộ Xây dựng, Bộ KH&CN và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) và 2 địa phương (Lạng Sơn, Bắc Giang). Qua đó, đã có nhiều kiến nghị để các cơ quan, địa phương thực hiện hiệu quả hơn công tác này trong thời gian tới.
Hồng Thái/kinhtedothi.vn