Ninh Bình: Hãy trả lại danh cho liệt sỹ Nguyễn Hồng Lý!

00:00 12/10/2020

Năm 1970, anh Nguyễn Hồng Lý lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Nam, dưới làn “mưa bom, bão đạn” của kẻ thù, anh không còn đủ sức để tiếp tục chiến đấu nên đã  phải tạm rời Sư đoàn 540 để điều trị tại bệnh viện  Quân y 5. Vết thương quá nặng, anh Lý đã mất và được an táng  tại Nghĩa trang bệnh viện này vào năm 1974. Mặc dù  được  Thủ tướng tặng thưởng “Huy chương chiến sĩ vẻ vang” và vinh danh “liệt sĩ đã làm tròn nhiệm vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam”nhưng suốt 40 năm  trôi qua liệt sĩ Lý và gia đình chỉ được nhận sự vẻ vang trên giấy trước sự vô cảm của chính quyền địa phương. la-don-keu-cuu Huy chương Chiến sĩ vẻ vang thưởng ghi rõ Liệt sĩ Nguyễn Hồng Lý của Hội đồng Chính Phủ do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ngày 4/2/1980. Tâm nguyện chưa trọn Không thể chấp nhận được bất công về cái chết cũng như thành tích đã được Thủ tướng vinh danh cho con trai mình, từ năm 2002, ông Nguyễn Văn Mận (sinh năm 1930, trú quán tại phố Hòa Bình, phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình), là cha đẻ của liệt sĩ Nguyễn Hồng Lý đã cất công làm đơn gửi các cơ quan hữu quan, tìm câu trả lời chính xác về chế độ đối với người có công. Ông Mận cũng không quản vất vả tìm gặp lại những người bạn năm xưa, đã cùng chiến đấu với con trai mình. Năm 2001, ông Vũ Đức Mạnh, sinh năm 1949 (trú quán tại địa chỉ với gia đình ông) đã xác định thời gian nhập ngũ cùng ông Lý vào tháng 4/1970, cùng huấn luyện tại đại đội 1, tiểu đoàn D588, sư đoàn F320B, cho đến ngày 15/10/1970 đơn vị vào Nam chiến đấu. Trong thời gian chiến đấu tại chiến trường miền Nam, ông Vũ Văn Mão (xã Ninh Phong, Hoa Lư, Ninh Bình), ông Lê Trung (xã Khánh Hòa, Yên Khánh, Ninh Bình) cũng đã xác nhận là người bạn chiến đấu cùng ông Nguyễn Hồng Lý vào thời điểm gay go, ác liệt... la-don-2  Đơn của cụ Nguyễn Văn Mận đề nghị xác nhận liệt sỹ cho con đẻ  Nguyễn Hồng Lý từ năm 2002 Tháng 08/2008, gia đình ông Mận nhận được văn bản trả lời của Sở LĐTBXH tỉnh Ninh Bình về việc “hướng dẫn hồ sơ, trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị công nhận liệt sĩ đối với những người hy sinh trước ngày 01/10/2005 chưa được xác nhận là liệt sĩ. Đề nghị ông Mận liên hệ với Ban Chỉ huy quân sự thành phố Ninh Bình và Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Ninh Bình để được hướng dẫn thủ tục, hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết”.  Căn cứ vào văn bản này, ông Mận đã trực tiếp đến Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Ninh Bình với hy vọng sẽ được hướng dẫn cụ thể, chi tiết, nhưng ngược lại, ông Mận chỉ nhận được những câu trả lời qua loa và hoàn toàn tuyệt vọng về việc giải quyết chế độ cho con trai mình. Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Hồng Châu (cán bộ LĐTBXH phường Nam Thành): Bác bỏ việc  nhận đơn đề nghị của ông Mận vào năm 2002, công nhận việc đề nghị bằng miệng của ông Mận, khẳng định  năm 2008 mới nhận  hồ sơ do ông Mận cung cấp, nhưng chỉ bao gồm đơn viết tay (do ông Mận viết), Huy chương chiến sĩ vẻ vang của ông Lý. Đối chiếu với Nghị định 54/NĐ-CP, UBND phường Nam Thành đã trả lời bằng miệng “gia đình không đủ điều kiện công nhận liệt sĩ”(?)           Còn lại chút sức lực cuối đời, ông Mận cũng dành trọn cho việc đi đòi quyền lợi chính đáng cho con. Suốt 15 năm, ông  gõ cửa nhiều ban, ngành, các cơ quan hữu quan, chính quyền sở tại với tâm nguyện duy nhất  sẽ nhận được sự quan tâm, an ủi phần nào trước cái chết của người đã được Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký quyết định số 38, ngày 04/02/1980, tặng thưởng “Huy chương chiến sĩ vẻ vang  đối với liệt sĩ Nguyễn Hồng Lý”. Người cha già cứ thế miệt mài lê bước đi đòi chế độ có công, mòn mỏi đến lúc không thể đợi được nữa, ông trút hơi thở cuối cùng trong vô vọng, canh cánh mang theo nỗi đau tâm nguyện chưa làm trọn thanh danh cho người con trai sang bên kia thế giới. Sao an lòng người đã khuất? Không thể kìm chế được bức xúc khi PV muốn biết hồ sơ của ông Lý còn thiếu những nội dung, thủ thủ tục, điều kiện gì để công nhận liệt sĩ, ông Nguyễn Hồng Châu, nói: mặc dù được ghi danh liệt sĩ tại “huy chương chiến sĩ vẻ vang”,  nhưng phần mộ của ông Lý phải nằm trong nghĩa trang liệt sĩ, phần bia phải ghi rõ  hai chữ liệt sĩ mới được xem xét, công nhận liệt sĩ.” Và để xoa dịu những bức xúc từ phía cán bộ của mình, bà Phó chủ tịch UBND phường Nam Thành Hà Thị Uyên bày tỏ trách nhiệm với gia đình ông Mận và khẳng định đã viết giấy giới thiệu, tạo điều kiện tốt nhất cho bà Nguyễn Thị Hải (em gái liệt sĩ Lý) đến Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Ninh Bình và bệnh viện Quân y 5 để tìm hồ sơ liên quan đến ông Lý. bien-ban Ngày 23/6/2016 UBND phường Nam Thành mới có buổi làm việc về việc xác nhận liệt sỹ cho ông Nguyễn Hồng Lý tại phường Nam Thành thành phố Ninh Bình. Để chắc chắn những thông tin cũng như hồ sơ bệnh án về liệt sĩ Nguyễn Hồng Lý, PV đã  trực tiếp đến bệnh viện Quân y 5, nơi ông Lý đã điều trị thương tích và mất tại đây, nhưng giám đốc Nguyễn Vân Giang tỏ vẻ thiếu tôn trọng, thiếu hợp tác với những lý do:  cần phải có thời gian, cán bộ phụ trách đi họp.... Chính điều này đã khiến người thân của ông Lý nghi hoặc, phải chăng có gì uẩn khúc trong hồ sơ bệnh án hay vì lý do nào khác mà bệnh viện không thể trả lời họ vào lúc này? Đặc biệt hơn, chứng kiến tận mắt việc nhân viên viện lại gọi điện thoại cho cán bộ  phường Nam Thành mang bệnh án phường xác nhận thương tích và cái chết của ông Nguyễn Hồng Lý sang cho viện Quân y 5 đóng dấu để hợp thức hóa bệnh án hồ sơ liệt sỹ,  bà Hải  bức xúc nói: “  Bệnh án này phải lưu tại viện Quân y 5 khi anh tôi vào nhập viện sao lại là phường Nam Thành đến hôm naymới xác nhận bệnh cho anh tôi thay bệnh viện được? Như vậy kết luận trong bệnh án có thật hay không, đề nghị Chính Phủ thanh tra vào cuộc làm rõ việc này” Người cha đến chết vẫn không chạm đến được 1 chút quyền lợi cho con trai mình, người mẹ già năm nay đã gần 90 tuổi, không còn đủ minh mẫn, mà phải nhờ cậy vào người con gái là bà Nguyễn Thị Hải chăm sóc. Trong muôn vàn khó khăn, bà Hải vẫn không nản, tiếp tục hành trình, sớm mong hoàn thành tâm nguyện dang dở của người cha, an lòng người anh trai. Bà  Hải chỉ lo lắng không biết người mẹ già có còn sống để đợi đến ngày bà mang về cho bà chút vẻ vang của tổ quốc dành  cho người mẹ liệt sĩ như bà không phải chỉ trên giấy! hinh-anh-ba-cu Cha ra đi với tâm nguyện chưa trọn, mẹ già giờ đã gần 90, em gái là Nguyễn Thị Hải tiếp tục hành trình tìm lại danh liệt sỹ cho anh trai Nguyễn Hồng Lý của mình Người cùng chiến đấu tận mắt chứng kiến quá trình ông Lý bị thương và hy sinh vẫn sống, việc ông Lý được nhà nước công nhận suốt mấy chục năm qua là hoàn toàn có thật, vậy tại sao gia đình thân nhân ông Nguyễn Hồng Lý vẫn chưa nhận được bất kỳ chế độ nào của nhà nước? Thiết nghĩ, chính quyền cơ sở, các ngành, các cơ quan chức năng lưu tâm, hướng dẫn, tổng hợp hồ sơ, làm rõ những uẩn khúc, giúp đỡ thân nhân liệt sĩ Nguyễn Hồng Lý sớm nhận được chế độ, chính sách chính đáng an lòng cho người có công. Phương Thảo – Nguyễn Lương.