Đúc Tượng đồng Bình An Vương, thành tổ triết vương Trịnh Tùng

00:00 12/10/2020

Cuối tháng 2 vừa qua, tại xưởng đúc đồng của Công ty Mỹ nghệ Thượng Đồng, xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Hội đồng họ Trịnh Việt Nam long trọng tổ chức lễ đúc tượng Bình Định Vương, thành tổ Triết Vương Trịnh Tùng.

Về dự lễ, có đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Hòa thượng Thích Thanh Dục, Phó thư ký Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Đại đức Thích Thanh Cường, ủy viên Ban nghi lễ Trung ương, Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Ông Lê Ngọc Hoàn, nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Việt Nam; Thiếu tướng Vũ Anh Thố, nguyên phó tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân; Đoàn đại biểu Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam do họ sĩ Trịnh Yên- Uỷ viên thường vụ Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Giám đốc Tung tâm UNESCO nghiên cứu văn hóa các dòng họ Việt Nam, đồng thời cũng là tác giả của pho tượng Bình An Vương, Thành Tổ Triết Vương Trịnh Tùng; Trịnh  Đình Hưng chủ tịch hội đồng Họ Trịnh Việt Nam  và đông đảo các đại diện dòng họ, con cháu họ Trịnh trên khắp cả nước về dự với tất cả tấm lòng tự hào, phấn khởi.

cac-nha-su-cung-con-chau-ho-trinh-lam-le-truoc-khi-duc-tuong các nhà sư cùng con cháu họ Trịnh làm lễ trước khi đúc tượng

Các nhà sư cùng con cháu họ Trịnh làm lễ trước khi đúc tượng Qúa trình đi đến đúc tượng Bình An Vương thành tổ Triết Vương Trịnh Tùng đã diễn ra sau hơn 1 năm thực hiện dự án sáng tác và thể hiện các mẫu chúa Trịnh Việt Nam, được Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam bảo trợ và giao cho Trung tâm UNESCO nghiên cứu Văn hóa và dòng họ Việt Nam phối hợp cùng  Hội đồng họ Trịnh Việt Nam thực hiện.  Pho tượng Bình An Vương, Thành Tổ Triết Vương Trịnh Tùng là vị Chúa đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, người có công chiến đấu, chiến thắng thù trong giặc ngoài và rước vua Lê về  Thăng Long, nối tiếp cơ đồ nhà Lê tạo thế mở cõi và giữ cho đất nước không bóng giặc ngoại xâm. Pho  tượng  được thể hiện lúc Ngài thành công nhất trong cuộc đời sau 20 năm lãnh đạo ba quân chiến đấu và chiến thắng lấy lại giang sơn cho nhà Lê, lúc đó trịnh Tùng  42 tuổi và tiếp tục lãnh đạo đất nước hơn 30 năm sau. Pho tượng có thế ngồi uy nghi mà vẫn giữ nguyên khôi giáp, bào chiến ( cảnh giác, phòng bị và sẳn sàng xuất trận).

con-chau-ho-trinh  

         Ông Trịnh Minh - chủ tịch hội đồng họ Trịnh cung tiến

bỏ vàng khi đúc tượng.

Pho tượng của Ngài được đúc bằng chất liệu đồng đỏ nguyên chất ( đồng đỏ 9999 có độ bền gấp 10 đến 15 lần so với chất liệu đồng pha tạp), với kích thước gấp 3 người thật, trọng lượng khoảng 4,7 đến 5,2 tấn ( kể cả ngai, bệ và thân tượng). Kỷ thuật đúc tượng thể hiện công phu về nghệ thuật và kĩ thuật cao nhất trong ứng dụng phương pháp đúc cổ truyền và làm nguội hiện đại. Pho tượng được Hội đồng họ Trịnh Việt Nam công đức, được liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam bảo trợ, tiến dâng và đặt tại lầu bia khu di tích Lăng mộ Ngài tại xã Vĩnh Hùng, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa trong năm 2016. Lễ đúc tượng Ngài được diễn ra theo dự kiến ban đầu, mọi chi tiết được hoàn thiện đúng kế hoạch trong sự chứng kiến và chỉ đạo của ban tổ chức. Con cháu họ Trịnh trong cả nước, đại diện một số doanh nghiệp tiêu biểu đã công đức bỏ vàng vào pho  tượng trong quá trình đúc, ước tính hơn 5 cây vàng. Lê Thanh