Chủ nhật 27/07/2025 19:45
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Tổng thống Donald Trump có bài phát biểu lịch sử trước Quốc hội Mỹ

Tổng thống Donald Trump vừa có bài phát biểu dài kỷ lục trước Quốc hội Hoa Kỳ, đề cập đến DOGE, thuế quan, Big Tech và thương mại toàn cầu, gây nhiều tranh cãi và phản ứng trái chiều.
Tổng thống Donald Trump có bài phát biểu lịch sử trước Quốc hội Mỹ
Tổng thống Donald Trump có bài phát biểu lịch sử trước Quốc hội Mỹ.

Vào tối thứ Ba (4/3 theo giờ Washington), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lập kỷ lục với bài phát biểu dài nhất trong lịch sử trước Quốc hội Hoa Kỳ. Trong gần hai giờ, ông Trump đã đề cập đến nhiều chủ đề, bao gồm Cơ quan Hiệu suất Chính phủ (DOGE), thuế quan, các tập đoàn công nghệ Mỹ, chính sách thuế và nhiều vấn đề khác.

Đáng chú ý, bài phát biểu của Tổng thống Donald Trump đã không tránh khỏi những gián đoạn và phản đối. Chỉ vài phút sau khi ông Trump bắt đầu, Hạ nghị sĩ Dân chủ Al Green từ Texas đã la ó Tổng thống về chương trình Medicaid, buộc Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson ra lệnh cho lực lượng an ninh hộ tống ông ra khỏi phòng họp. Ngoài ra, có nhiều hạ nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ cũng thể hiện thái độ bất mãn và không đồng tình với Tổng thống Mỹ cùng hoạt động của DOGE và tỷ phú Elon Musk, hàng chục người đã rời khỏi phòng họp trước khi bài phát biểu kết thúc.

Dưới đây là những điểm chính đáng chú ý trong bài phát biểu của Tổng thống Hoa Kỳ.

Tổng thống Donald Trump ca ngợi tỷ phú Elon Musk

Tỷ phú Elon Musk có một vị trí đặc biệt tại phiên họp này khi được đích thân Tổng thống Mỹ dành nhiều lời khen ngợi. Tuy nhiên, những phát biểu của ông Trump có thể tạo ra rắc rối pháp lý cho Bộ Tư pháp Mỹ.

Ông Trump nói: "Tôi đã thành lập Cơ quan Hiệu suất Chính phủ mới, DOGE, có thể bạn đã nghe đến. Và người đứng đầu DOGE là Elon Musk, người đang có mặt tại đây tối nay".

Trước đó, một quan chức Nhà Trắng tuyên bố tại tòa án liên bang rằng ông Musk không phải là quản trị viên hay nhân viên của DOGE. Nhà Trắng khẳng định bà Amy Gleason, một cựu nhân viên của Dịch vụ Kỹ thuật số Mỹ, mới là người tạm quyền điều hành DOGE.

Nếu tỷ phú Elon Musk thực sự là lãnh đạo của DOGE, ông có thể phải đối mặt với các câu hỏi về xung đột lợi ích, đặc biệt khi Tesla và SpaceX đã nhận hàng tỷ USD hợp đồng từ chính phủ Mỹ. Là một nhân viên chính phủ đặc biệt, ông Elon Musk có nghĩa vụ nộp báo cáo tài chính nhưng không bắt buộc phải công khai tài liệu này.

Ngoài ra, Đảng Dân chủ từ lâu đã chỉ trích vị tỷ phú giàu nhất thế giới. Một số nghị sĩ đã giơ biển "Musk trộm cắp" khi Tổng thống Trump phát biểu. Những người khác cũng mỉa mai tỷ phú Elon Musk khi ông Trump tuyên bố: "Những ngày bị cai trị bởi các quan chức không được bầu chọn đã kết thúc".

Tổng thống Donald Trump có bài phát biểu lịch sử trước Quốc hội Mỹ
Tổng thống Donald Trump đã dành nhiều lời khen ngợi cho tỷ phú Elon Musk và DOGE.

Tổng thống Mỹ sẵn sàng cho cuộc chiến thương mại, bất chấp những "điều chỉnh nhỏ"

Phố Wall vẫn đang chịu tác động từ chính sách thuế quan mà ông Trump áp đặt. Tối thứ Ba (4/3), Tổng thống Trump khẳng định sẵn sàng áp thuế với nhiều quốc gia khác, bao gồm Ấn Độ, Hàn Quốc, Brazil và Liên minh châu Âu.

Hiện tại, các mức thuế của ông Donald Trump chủ yếu nhắm vào Trung Quốc, Canada và Mexico, vì cách các nước này xử lý cuộc khủng hoảng fentanyl. Hơn nữa, ông Trump cũng tuyên bố sẽ áp thêm thuế lên nông sản và nhiều mặt hàng khác vào ngày 2/4 để "tái thiết lập thương mại toàn cầu".

Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Howard Lutnick trước đó khẳng định Mỹ "không có chiến tranh thương mại mà là chiến tranh chống ma túy". Tuy nhiên, Tổng thống Trump lại nhấn mạnh rằng ông sẽ không ngần ngại tiếp tục cuộc chiến thuế quan.

Nhà Trắng từng thừa nhận rằng người dân Mỹ có thể sẽ chịu ảnh hưởng từ thuế quan. Trước đây, ông Trump từng tuyên bố rằng chỉ các nước khác phải trả thuế nhập khẩu, nhưng lần này ông đã thừa nhận rằng nông dân Mỹ có thể chịu "một chút đau đớn tạm thời"

Tổng thống Donald Trump phát biểu: "Có thể sẽ có một giai đoạn điều chỉnh".

Big Tech được vinh danh sau khi "làm hòa" với Tổng thống Mỹ

Trong bài phát biểu trước Quốc hội, Tổng thống Donald Trump đã nhắc đến Apple, Oracle và SoftBank vì những khoản đầu tư của họ vào Mỹ, cho thấy rằng chiến lược của Thung lũng Silicon để xoa dịu Nhà Trắng đang phát huy hiệu quả.

Ông Trump thậm chí còn gọi tên CEO Tim Cook của Apple – một sự ưu ái mà các lãnh đạo doanh nghiệp và quan chức chính phủ thường tranh giành trong các bài phát biểu quan trọng. Gần đây, CEO Cook đã gặp Tổng thống Trump tại Nhà Trắng, và sau đó Apple tuyên bố sẽ đầu tư 500 tỷ USD vào Mỹ.

Đây là một sự thay đổi đáng kể so với nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Donald Trump, khi ông và đảng Cộng hòa thường xuyên chỉ trích các công ty công nghệ lớn (Big Tech). Trong chính quyền của cựu Tổng thống Joe Biden, đảng Cộng hòa từng gay gắt với Meta và các nền tảng mạng xã hội khác. Nhưng cho đến nay, ngay cả tỷ phú Mark Zuckerberg cũng phải giành lời khen cho Tổng thống Trump.

Dù vậy, không phải mọi tin tức đều tốt cho Big Tech. Apple có thể chịu tổn thất lớn nếu chiến tranh thương mại leo thang. Nhiều nước, đặc biệt là Trung Quốc, đã sẵn sàng nhắm vào ngành công nghệ để trả đũa Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, ông Trump cũng đe dọa bãi bỏ Đạo luật CHIPS – một thành tựu lớn của ông Biden nhằm thúc đẩy ngành bán dẫn của Mỹ. Tổng thống Trump nói: "Đạo luật CHIPS của các bạn là một điều tồi tệ khủng khiếp. Chúng ta bỏ ra hàng trăm tỷ USD mà chẳng có gì đổi lại".

Tổng thống Donald Trump có bài phát biểu lịch sử trước Quốc hội Mỹ
CEO Tim Cook của Apple nhận được sự ưu ái của ông Trump sau khi tuyên bố đầu tư 500 tỷ USD vào Mỹ.

"Giấc mơ Mỹ" với Greenland

Không chỉ đưa nước Mỹ trở lại chính sách bảo hộ thương mại, Tổng thống Donald Trump còn thể hiện tham vọng mở rộng lãnh thổ theo kiểu "định mệnh hiển nhiên" của thế kỷ 19.

Trong bài phát biểu, ông Trump một lần nữa tuyên bố muốn Mỹ mua lại Greenland – vùng lãnh thổ tự trị thuộc Đan Mạch. Tuy nhiên, cả Greenland lẫn Đan Mạch đều nhiều lần khẳng định rằng hòn đảo này không phải để bán.

Nhưng điều đó không ngăn cản Tổng thống Mỹ hứa hẹn rằng ông sẽ giành được Greenland "bằng cách này hay cách khác". Trong quá khứ, ông Trump từng từ chối loại trừ khả năng chiếm hòn đảo này bằng vũ lực.

Tổng thống Donald Trump tuyên bố: "Chúng ta cần Greenland vì an ninh quốc gia, thậm chí là an ninh quốc tế, và chúng ta đang làm việc với tất cả các bên liên quan để đạt được điều đó. Nhưng chúng ta thực sự cần nó vì an ninh toàn cầu. Và tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ có được nó, bằng cách này hay cách khác. Chúng ta sẽ có được nó. Chúng ta sẽ bảo vệ các bạn. Chúng ta sẽ làm cho các bạn giàu có".

Tin bài khác
Ông Trump thăm trụ sở Fed, tiếp tục gây sức ép về lãi suất

Ông Trump thăm trụ sở Fed, tiếp tục gây sức ép về lãi suất

Trong chuyến thăm bất thường tới trụ sở Fed, Tổng thống Donald Trump đã công khai chỉ trích Chủ tịch Powell và yêu cầu cắt giảm mạnh lãi suất, giữa lúc dự án cải tạo tòa nhà của Fed bị đội vốn.
Thuế quan leo thang, Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ

Thuế quan leo thang, Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ

Ngân hàng Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng GDP Mỹ còn 1% trong năm 2025, đồng thời nhận định lạm phát lõi duy trì trên 3% do tác động từ thuế nhập khẩu tăng cao dưới thời Tổng thống Trump.
Fed sẽ điều chỉnh giảm lãi suất: Thời điểm không quan trọng bằng hướng đi

Fed sẽ điều chỉnh giảm lãi suất: Thời điểm không quan trọng bằng hướng đi

Chủ tịch Fed khu vực San Francisco cho biết, việc cắt giảm lãi suất hai lần trong năm nay là kịch bản hợp lý, nhất là khi tác động từ thuế quan đến lạm phát có vẻ không quá nghiêm trọng.
Biến đổi khí hậu khiến giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt

Biến đổi khí hậu khiến giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt

Từ rau diếp tăng giá 300% ở Úc đến rau củ Mỹ leo thang 80%, nghiên cứu mới chỉ ra thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu đang là nguyên nhân trực tiếp đẩy giá thực phẩm toàn cầu lên cao.
Mỹ tăng áp lực thương mại với EU bằng đe dọa thuế 15 – 20%

Mỹ tăng áp lực thương mại với EU bằng đe dọa thuế 15 – 20%

Tổng thống Trump đang gia tăng áp lực thương mại với EU với mức thuế tối thiểu 15–20% áp lên tất cả hàng hóa từ khối này, đẩy đàm phán đến bờ vực sụp đổ trong bối cảnh hạn chót 1/8 đang đến gần.
Chưa tới 50% doanh nghiệp Mỹ còn muốn đầu tư vào Trung Quốc

Chưa tới 50% doanh nghiệp Mỹ còn muốn đầu tư vào Trung Quốc

Quan hệ thương mại căng thẳng khiến tỷ lệ doanh nghiệp Mỹ đóng băng kế hoạch đầu tư vào Trung Quốc tăng vọt lên mức cao chưa từng có, theo khảo sát mới từ Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ - Trung.
Tác động kinh tế của thuế quan Mỹ đang dần hiện rõ

Tác động kinh tế của thuế quan Mỹ đang dần hiện rõ

Chủ tịch Fed New York cảnh báo tác động từ thuế quan đang dần hiện rõ, khi lạm phát Mỹ đối mặt nhiều sức ép mới và thị trường tài chính nhạy cảm hơn bao giờ hết.
Ông Trump gia tăng áp lực lên Chủ tịch Fed, dù nói việc sa thải là “khó xảy ra”

Ông Trump gia tăng áp lực lên Chủ tịch Fed, dù nói việc sa thải là “khó xảy ra”

Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định “khó có khả năng” sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell, nhưng cách ông đưa ra tuyên bố lại khiến thị trường hiểu như một lời cảnh báo.
Nguy cơ Chủ tịch Fed bị sa thải là rủi ro bị đánh giá quá thấp?

Nguy cơ Chủ tịch Fed bị sa thải là rủi ro bị đánh giá quá thấp?

Thị trường Mỹ đang lập đỉnh, nhưng rủi ro lớn nhất lại nằm ở khả năng Tổng thống Donald Trump có thể sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell – đe dọa tính độc lập của ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới.
Mỹ sẽ áp thuế Indonesia 19%; EU sẵn sàng "trả đũa"

Mỹ sẽ áp thuế Indonesia 19%; EU sẵn sàng "trả đũa"

Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế 19% lên hàng hóa Indonesia, mở đường cho loạt thỏa thuận mới. Trong khi đó, EU đã sẵn sàng đáp trả nếu đàm phán thương mại với Mỹ thất bại.
Nỗi lo lạm phát của Fed có khả năng quay trở lại

Nỗi lo lạm phát của Fed có khả năng quay trở lại

Dữ liệu CPI tháng 6/2025 sắp công bố sẽ hé lộ liệu chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump có đang đẩy lạm phát tăng cao, điều có thể khiến Fed trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất trong năm nay.
EU tìm “lối thoát” thương mại tại châu Á giữa áp lực thuế quan Mỹ

EU tìm “lối thoát” thương mại tại châu Á giữa áp lực thuế quan Mỹ

Trước áp lực gia tăng từ chính sách thuế của Mỹ, EU đang thúc đẩy các thỏa thuận thương mại với Ấn Độ và các quốc gia châu Á khác, nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Đề xuất áp thuế 200% lên dược phẩm nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump khiến các tập đoàn dược toàn cầu ráo riết lập kịch bản ứng phó, lo ngại nguy cơ thiếu thuốc và chi phí y tế tăng vọt.
Ngoại trưởng Mỹ lần đầu thăm châu Á giữa căng thẳng thuế quan

Ngoại trưởng Mỹ lần đầu thăm châu Á giữa căng thẳng thuế quan

Chuyến công du đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tới châu Á diễn ra trong bối cảnh chính quyền Washington chuẩn bị áp thuế mạnh tay lên nhiều quốc gia ASEAN và các đồng minh.
Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Giá trị nhập khẩu hàng may mặc từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 5/2025 chạm đáy thấp nhất kể từ năm 2003 do tác động từ chính sách thuế của Washington, để lại khoảng trống cơ hội cho một số quốc gia.