Chủ nhật 27/07/2025 21:08
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Mỹ kích hoạt làn sóng thuế quan mới, thương mại toàn cầu thêm căng thẳng

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã áp thuế mạnh tay với Canada, Mexico và Trung Quốc, châm ngòi cho đợt trả đũa thuế quan mới. Căng thẳng thương mại leo thang đang đe dọa tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Mỹ kích hoạt làn sóng thuế quan mới, thương mại toàn cầu thêm căng thẳng
Mỹ kích hoạt làn sóng thuế quan mới, thương mại toàn cầu thêm căng thẳng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thực hiện lời đe dọa áp thuế nhập khẩu đối với Canada và Mexico, đồng thời tăng gấp đôi mức thuế hiện có đối với Trung Quốc, bắt đầu từ thứ Ba (4/3). Động thái này sẽ dẫn đến các biện pháp trả đũa nhanh chóng, đẩy nền kinh tế thế giới vào một cuộc chiến thương mại ngày càng căng thẳng.

Cụ thể, các mức thuế mới của Mỹ bao gồm thuế quan 25% đối với hầu hết hàng hóa nhập khẩu từ Canada và Mexico, đối với Trung Quốc thuế quan sẽ tăng lên 20%. Theo đó, có đến khoảng 1,5 nghìn tỷ USD hàng hóa nhập khẩu mỗi năm sẽ bị ảnh hưởng. Đây là được coi là một động thái mạnh mẽ, phát tín hiệu tới thị trường rằng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cam kết sử dụng thuế nhập khẩu để tạo nguồn thu mới và thúc đẩy việc làm trong lĩnh vực sản xuất trong nước.

Canada đã đáp trả bằng cách áp dụng mức thuế theo giai đoạn đối với 107 tỷ USD hàng hóa Mỹ, trong khi Trung Quốc áp thuế lên tới 15%, chủ yếu nhắm vào các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ. Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum hôm thứ Hai (3/3) tuyên bố chính phủ của bà sẽ chờ quyết định của ông Donald Trump trước khi đưa ra bất kỳ biện pháp trả đũa nào, và dự kiến sẽ có phát biểu trước báo giới vào sáng thứ Ba (3/3) theo giờ địa phương.

Động thái này đánh dấu một giai đoạn mới trong việc tái thiết lập chính sách kinh tế và ngoại giao của Tổng thống Donald Trump đối với vị thế của Mỹ trên thế giới. Ngoài ra, việc xác nhận các mức thuế này cũng chấm dứt những nghi ngờ về việc liệu Tổng thống Mỹ có thực sự thực hiện các lời đe dọa lặp đi lặp lại của mình, nhằm tái cấu trúc quan hệ kinh tế toàn cầu để chống lại những gì ông cho là thương mại không cân bằng.

Bà Alicia Garcia Herrero, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Natixis, nhận định: "Chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới, nơi mà bảo hộ thị trường trở thành nguyên tắc, và Mỹ đang dẫn đầu xu hướng này. Trung Quốc đã trả đũa bằng cách nhắm vào các cử tri trung thành nhất của ông Trump trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhưng điều đó sẽ không ngăn cản ông ấy".

Theo Budget Lab tại Đại học Yale, mức thuế mới sẽ khiến thuế nhập khẩu trung bình của Mỹ tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1943. Điều này có thể khiến các hộ gia đình Mỹ phải chịu thêm tới 2.000 USD chi phí hàng năm. Báo cáo công bố hôm thứ Hai cũng cảnh báo tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ chậm lại đáng kể, đặc biệt nếu các quốc gia khác tiếp tục trả đũa.

Mỹ kích hoạt làn sóng thuế quan mới, thương mại toàn cầu thêm căng thẳng
Ông Donald Trump cho biết đang xem xét áp thuế 25% đối với Liên minh châu Âu và nghiên cứu đánh thuế nhập khẩu đồng và gỗ.

Những động thái tiếp theo

Tổng thống Donald Trump cũng đã tuyên bố sẽ tiếp tục áp thuế, bao gồm mức thuế đối ứng đáp lại tất cả các đối tác có rào cản thương mại với hàng hóa Mỹ vào tháng Tư, cũng như thuế suất 25% đối với các ngành ô tô, chất bán dẫn và dược phẩm. Các mức thuế này sẽ được áp dụng bổ sung, bên cạnh thuế quan chung đối với từng quốc gia.

Bên cạnh đó, ông Trump cho biết đang xem xét áp thuế 25% đối với Liên minh châu Âu (EU) và nghiên cứu đánh thuế nhập khẩu đồng và gỗ. Thuế đối với thép và nhôm cũng sẽ có hiệu lực vào ngày 12/3, gây thêm tác động đối với Canada và Mexico.

Thị trường tài chính đã phản ứng khá bình tĩnh khi các mức thuế có hiệu lực, với việc chứng khoán Trung Quốc thậm chí đã tăng điểm trong phiên giao dịch trong ngày. Tuy nhiên, trước thời hạn áp thuế, chứng khoán Mỹ đã ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong năm 2025, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ chạm mức thấp nhất trong bốn tháng và giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong ba tháng.

Chính phủ Canada vào cuối ngày thứ Hai (3/3) đã tuyên bố sẽ tiến hành một gói thuế quan đáp trả toàn diện đối với hàng hóa của Mỹ. Giai đoạn đầu tiên sẽ bao gồm thuế 25% đối với khoảng 20,6 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Mỹ, có hiệu lực đồng thời với mức thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Giai đoạn thứ hai sẽ áp dụng thuế suất tương tự đối với 86,7 tỷ USD hàng hóa trong ba tuần tới, bao gồm các mặt hàng có giá trị lớn như ô tô, xe tải, thép và nhôm.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau tuyên bố: "Canada sẽ không để yên trước những quyết định vô lý này, Canada sẽ đáp trả". Theo đó, kế hoạch trả đũa này giống với kế hoạch mà ông đã công bố vào tháng 2 sau khi ông Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế diện rộng. Đáp lại, trong bài đăng trên nền tảng mạng xã hội Truth Social, Tổng thống Mỹ đã tuyên bố: “thuế quan đối ứng của chúng ta sẽ ngay lập tức tăng lên với mức tương ứng!”.

Các mức thuế 25% có hiệu lực áp dụng cho tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Canada và Mexico, ngoại trừ năng lượng của Canada, sẽ chỉ bị đánh thuế ở mức 10%. Hơn nữa, chính sách thuế của Mỹ đối với hai nước láng giềng sẽ đặc biệt tác động mạnh đến ngành công nghiệp ô tô, một lĩnh vực có chuỗi cung ứng liên kết chặt chẽ giữa ba quốc gia.

Điều này khiến tương lai của hiệp định thương mại mà Tổng thống Donald Trump đã đàm phán với Canada và Mexico trong nhiệm kỳ đầu tiên trở nên bất định, đồng thời làm gia tăng rủi ro cho nền kinh tế Mỹ và nguy cơ lạm phát vẫn âm ỉ.

Biện pháp 'có kiểm soát'

Về phía Trung Quốc, nước này đã áp thuế lên tới 15% đối với hàng hóa Mỹ và cấm xuất khẩu sang một số công ty quốc phòng Hoa Kỳ để đáp trả mức thuế quan mới của ông Trump. Các mặt hàng như đậu nành, thịt bò và trái cây nhập khẩu sẽ chịu mức thuế 10%, theo thông báo từ Bộ Tài chính Trung Quốc.

Bà Lynn Song, chuyên gia kinh tế trưởng khu vực Trung Quốc tại ING Bank, nhận định: "Các biện pháp trả đũa vẫn còn khá kiềm chế ở thời điểm hiện tại. Tôi nghĩ điều này cho thấy Trung Quốc vẫn kiên nhẫn và chưa muốn 'lật bàn' dù căng thẳng đang leo thang".

Đáng chú ý, Tổng thống Donald Trump đã bày tỏ mong muốn đối thoại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhưng đến nay hai nhà lãnh đạo vẫn chưa trao đổi sau một tháng kể từ khi Tổng thống Mỹ đề xuất một cuộc gọi đàm phán.

Các mức thuế mới là một nước cờ rủi ro đối với ông Trump, người đắc cử một phần nhờ sự bất mãn với cách xử lý kinh tế của người tiền nhiệm, trong bối cảnh các cuộc thăm dò cho thấy cử tri muốn ông làm nhiều hơn để kiểm soát lạm phát.

Tin bài khác
Ông Trump thăm trụ sở Fed, tiếp tục gây sức ép về lãi suất

Ông Trump thăm trụ sở Fed, tiếp tục gây sức ép về lãi suất

Trong chuyến thăm bất thường tới trụ sở Fed, Tổng thống Donald Trump đã công khai chỉ trích Chủ tịch Powell và yêu cầu cắt giảm mạnh lãi suất, giữa lúc dự án cải tạo tòa nhà của Fed bị đội vốn.
Thuế quan leo thang, Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ

Thuế quan leo thang, Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ

Ngân hàng Goldman Sachs hạ dự báo tăng trưởng GDP Mỹ còn 1% trong năm 2025, đồng thời nhận định lạm phát lõi duy trì trên 3% do tác động từ thuế nhập khẩu tăng cao dưới thời Tổng thống Trump.
Fed sẽ điều chỉnh giảm lãi suất: Thời điểm không quan trọng bằng hướng đi

Fed sẽ điều chỉnh giảm lãi suất: Thời điểm không quan trọng bằng hướng đi

Chủ tịch Fed khu vực San Francisco cho biết, việc cắt giảm lãi suất hai lần trong năm nay là kịch bản hợp lý, nhất là khi tác động từ thuế quan đến lạm phát có vẻ không quá nghiêm trọng.
Biến đổi khí hậu khiến giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt

Biến đổi khí hậu khiến giá thực phẩm toàn cầu tăng vọt

Từ rau diếp tăng giá 300% ở Úc đến rau củ Mỹ leo thang 80%, nghiên cứu mới chỉ ra thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu đang là nguyên nhân trực tiếp đẩy giá thực phẩm toàn cầu lên cao.
Chưa tới 50% doanh nghiệp Mỹ còn muốn đầu tư vào Trung Quốc

Chưa tới 50% doanh nghiệp Mỹ còn muốn đầu tư vào Trung Quốc

Quan hệ thương mại căng thẳng khiến tỷ lệ doanh nghiệp Mỹ đóng băng kế hoạch đầu tư vào Trung Quốc tăng vọt lên mức cao chưa từng có, theo khảo sát mới từ Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ - Trung.
Tác động kinh tế của thuế quan Mỹ đang dần hiện rõ

Tác động kinh tế của thuế quan Mỹ đang dần hiện rõ

Chủ tịch Fed New York cảnh báo tác động từ thuế quan đang dần hiện rõ, khi lạm phát Mỹ đối mặt nhiều sức ép mới và thị trường tài chính nhạy cảm hơn bao giờ hết.
Ông Trump gia tăng áp lực lên Chủ tịch Fed, dù nói việc sa thải là “khó xảy ra”

Ông Trump gia tăng áp lực lên Chủ tịch Fed, dù nói việc sa thải là “khó xảy ra”

Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định “khó có khả năng” sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell, nhưng cách ông đưa ra tuyên bố lại khiến thị trường hiểu như một lời cảnh báo.
Nguy cơ Chủ tịch Fed bị sa thải là rủi ro bị đánh giá quá thấp?

Nguy cơ Chủ tịch Fed bị sa thải là rủi ro bị đánh giá quá thấp?

Thị trường Mỹ đang lập đỉnh, nhưng rủi ro lớn nhất lại nằm ở khả năng Tổng thống Donald Trump có thể sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell – đe dọa tính độc lập của ngân hàng trung ương quyền lực nhất thế giới.
Nỗi lo lạm phát của Fed có khả năng quay trở lại

Nỗi lo lạm phát của Fed có khả năng quay trở lại

Dữ liệu CPI tháng 6/2025 sắp công bố sẽ hé lộ liệu chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump có đang đẩy lạm phát tăng cao, điều có thể khiến Fed trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất trong năm nay.
EU tìm “lối thoát” thương mại tại châu Á giữa áp lực thuế quan Mỹ

EU tìm “lối thoát” thương mại tại châu Á giữa áp lực thuế quan Mỹ

Trước áp lực gia tăng từ chính sách thuế của Mỹ, EU đang thúc đẩy các thỏa thuận thương mại với Ấn Độ và các quốc gia châu Á khác, nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Ngành dược lao đao vì đe dọa thuế 200% của Tổng thống Trump

Đề xuất áp thuế 200% lên dược phẩm nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump khiến các tập đoàn dược toàn cầu ráo riết lập kịch bản ứng phó, lo ngại nguy cơ thiếu thuốc và chi phí y tế tăng vọt.
Ngoại trưởng Mỹ lần đầu thăm châu Á giữa căng thẳng thuế quan

Ngoại trưởng Mỹ lần đầu thăm châu Á giữa căng thẳng thuế quan

Chuyến công du đầu tiên của Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tới châu Á diễn ra trong bối cảnh chính quyền Washington chuẩn bị áp thuế mạnh tay lên nhiều quốc gia ASEAN và các đồng minh.
Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Hàng may mặc Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Giá trị nhập khẩu hàng may mặc từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 5/2025 chạm đáy thấp nhất kể từ năm 2003 do tác động từ chính sách thuế của Washington, để lại khoảng trống cơ hội cho một số quốc gia.
Thuế quan có thể mang lại doanh thu 300 tỷ USD cho Mỹ

Thuế quan có thể mang lại doanh thu 300 tỷ USD cho Mỹ

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent dự báo doanh thu từ thuế quan có thể đạt mức kỷ lục 300 tỷ USD trong năm 2025, nhờ làn sóng áp thuế mạnh mẽ từ chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Thế giới chạy đua trước hạn chót thuế quan của Mỹ

Thế giới chạy đua trước hạn chót thuế quan của Mỹ

Khi hạn chót ngày 9/7 cận kề, các đối tác thương mại lớn của Mỹ đang đẩy nhanh đàm phán để tránh mức thuế đối ứng, trong bối cảnh Bộ trưởng Tài chính Mỹ hé lộ khả năng gia hạn cho một số quốc gia.