Thứ sáu 25/04/2025 09:55
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc
Kỳ III: Dự báo tình hình căng thẳng thương mại sắp tới

Mỹ phòng vệ thương mại ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?

01/03/2025 07:15
Là quốc gia có lượng sắt thép xuất khẩu sang Hoa Kỳ đứng thứ 5 tính đến thời điểm hiện tại, việc Việt Nam chịu ảnh hưởng từ về việc áp thuế 25% lên các sản phẩm trên là không thể tránh khỏi. Song đây chưa phải là kết thúc khi Tổng thống Donald Trump vẫn có ý định mở rộng các ngành hàng cần áp đặt thuế quan.
cuộc chiến thương mại Áp thuế Tổng thống Donald Trump 1

Trong một bài phỏng vấn vào ngày 18/02, Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ mở rộng phạm vi áp đặt thuế quan nhập khẩu của Hoa Kỳ lên các mặt hàng khác bao gồm ô tô, dược phẩm và thiết bị bán dẫn. Ông cho biết mức thuế áp lên các mặt hàng này sẽ rơi vào khoảng 25% và có khả năng “sẽ tăng rất cao trong vòng một năm”. Ông Donald Trump không cho biết mức thuế này sẽ áp dụng cho tất cả hay chỉ một số quốc gia, tuy nhiên việc áp dụng mức thuế này có thể được thực hiện từ ngày 02/4/2025.

Tổng thống Donald Trump cho biết việc áp đặt thuế quan đang đem lại cho Hoa Kỳ những lợi ích mà họ kỳ vọng, khi nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang bày tỏ mong muốn quay trở lại Hoa Kỳ. Ông cho biết “Nhờ vào hiệu quả của việc áp đặt thuế quan nhập khẩu và những chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp trong nước, một số doanh nghiệp nước ngoài lớn đã liên hệ với tôi và bày tỏ mong muốn được quay trở lại Hoa Kỳ để đầu tư”. “Khi các doanh nghiệp này quay trở lại Hoa Kỳ và mở nhà máy cũng như xưởng sản xuất ở đây, họ sẽ không bị áp đặt thuế”, Trump nói thêm, “Chúng ta đang cho họ một cơ hội”.

Hiện tại, các quốc gia đang đứng đầu về xuất khẩu ô tô đến Hoa Kỳ gồm Mexico, Nhật Bản và Canada. Về dược phẩm, Nhật Bản và Ấn Độ được dự báo sẽ là các nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc áp đặt thuế quan mới này.

Trước đó ngày 10/02/2025, Tổng thống Donald Trump đã ký ban hành các văn kiện nâng thuế đối với nhôm và thép nhập khẩu vào Hoa Kỳ đến từ tất cả các quốc gia trên thế giới lên mức 25%, cùng với đó là hủy bỏ hạn ngạch miễn thuế nhập khẩu thép từng được Hoa Kỳ áp dụng với các nhà cung cấp lớn đến từ Canada, Mexico, Brazil và nhiều quốc gia khác. Riêng Canada, Mexico và Trung Quốc phải chịu thêm thuế từ Sắc lệnh ngày 01/02/2025, theo đó nếu không sớm đạt được thỏa thuận, mức thuế quan áp đặt lên các sản phẩm thép và nhôm của Canada và Mexico được cộng dồn có thể lên tới 50%.

Ngày 24/02 vừa qua, trong cuộc họp báo diễn ra tại Nhà Trắng, khi được hỏi về việc có tiếp tục hoãn thực hiện áp đặt thuế quan lên Canada và Mexico hay không, Tổng thống Donald Trump đã lần nữa khẳng định rằng việc áp đặt thuế quan theo Sắc lệnh ngày 01/02/2025 lên hai quốc gia này “sẽ được tiến hành đúng thời điểm, đúng lộ trình”.

Ông Donald Trump cũng cho rằng Hoa Kỳ đã “bị các quốc gia khác lợi dụng về mọi thứ” và tái khẳng định lại kế hoạch áp đặt thuế quan đối ứng. Như đã đề cập trong bài viết trước, Tổng thống Donald Trump và những người ủng hộ đưa ra lập luận rất đơn giản về thuế quan có đi có lại: nếu các công ty Hoa Kỳ phải chịu thuế quan và các rào cản thương mại khác khi bán hàng hóa của họ sang một quốc gia khác, hàng hóa từ nước đó vào Hoa Kỳ cũng phải bị áp thuế quan tương xứng. Các loại thuế quan này bao gồm cả thuế giá trị gia tăng (VAT).

Tổng thống Donald Trump coi đây là một phương pháp dễ dàng để mang lại sự bình đẳng trước thực tế có nhiều đối tác thương mại của Hoa Kỳ duy trì mức thuế quan cao hơn so với thuế quan của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học cho rằng việc áp đặt thuế quan đối ứng sẽ khiến cho chi phí tiêu dùng gia tăng, làm trầm trọng tình trạng lạm phát vốn đang cao tại quốc gia này. Tình trạng lạm phát cao kéo dài sẽ làm gia tăng khả năng Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) phải trì hoãn việc tiếp tục cắt giảm lãi suất. Đồng thời, chủ trương áp thuế quan có đi có lại của Tổng thống Trump có thể đẩy nhanh sự suy yếu của hệ thống giao thương toàn cầu vốn từ lâu tập trung vào các khối đa phương và có Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) giữ vai trò phân xử các tranh chấp, thay vào đó là chủ nghĩa bảo hộ thương mại và đàm phán song phương được khuyến khích hơn bao giờ hết. Khi công bố kế hoạch áp thuế quan có đi có lại, Trump tuyên bố mình có thẩm quyền đàm phán lại các điều khoản thương mại theo mong muốn của ông, bất chấp các thỏa thuận thương mại hiện có.

Ảnh hưởng đến Việt Nam trong lĩnh vực phòng vệ thương mại

Nằm trong số những quốc gia đứng đầu về thâm hụt thương mại với Hoa Kỳ (chỉ xếp sau Trung Quốc và Mexico), việc Việt Nam bị ảnh hưởng từ những chính sách về thuế quan của chính quyền Trump là điều có thể đoán trước, đặc biệt là khi Tổng thống Donald Trump đang không ngừng nhắm đến các quốc gia có thâm hụt thương mại lớn này. Theo Forbes, kể từ năm 2016 đến nay, thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã tăng tới 285,98%.

Trước mắt, với lượng sắt thép xuất khẩu sang Hoa Kỳ đứng thứ 5 tính đến thời điểm hiện tại, việc Việt Nam chịu ảnh hưởng từ về việc áp thuế 25% lên các sản phẩm trên là không thể tránh khỏi. Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), lượng thép Việt xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong năm 2024 đạt gần 1,7 triệu tấn, trị giá 1,3 tỷ đô-la Mỹ, tăng trên 50% so với năm 2023 xét về cả lượng và kim ngạch. Điều này giúp nâng tỷ trọng xuất khẩu thép của Hoa Kỳ lên 13%, tăng từ mức 9,68% của năm 2023 (xét về lượng). Hiện Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ thép lớn thứ ba của Việt Nam, chỉ xếp sau ASEAN và EU.

Bên cạnh rủi ro từ việc áp đặt lệnh thuế mới, thép Việt Nam vẫn đang đối mặt với cuộc điều tra chống bán phá giá, trợ cấp được khởi xướng từ năm ngoái. Theo đó, ngày 25/9/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã chính thức khởi xướng điều tra chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) đối với sản phẩm thép chống ăn mòn (thép CORE) nhập khẩu từ Việt Nam. Thời kỳ điều tra thiệt hại kéo dài trong 3 năm từ 2021 đến 2023. Biên độ phá giá cáo buộc đối với Việt Nam là 195,23%, mức cao nhất trong số các nước bị điều tra.

Năm 2024, lượng thép xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng chững lại do chịu sức ép từ làn sóng hàng giá rẻ của Trung Quốc và làn sóng điều tra, áp thuế chống bán phá giá từ các thị trường xuất khẩu. Theo số liệu của VSA, năm 2024 Việt Nam xuất khẩu tổng cộng khoảng 8 triệu tấn thép, không thay đổi nhiều so với năm 2023. Trong năm 2023, kênh xuất khẩu được xem là động lực chính cho tiêu thụ thép của Việt Nam khi tăng trưởng gần 29%, bù đắp cho sự sụt giảm của hoạt động bán hàng nội địa. Tỷ trọng doanh số bán hàng thông qua xuất khẩu năm ngoái giảm xuống còn 27%, từ mức 30% của năm 2023.

Bên cạnh sắt thép và nhôm, các mặt hàng khác mà Việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ đều có khả năng là đối tượng tiếp theo của các loại thuế quan mà chính quyền Tổng thống Trump dự kiến áp đặt, bao gồm cả các loại thuế quan đối ứng. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, sáu ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam sang Hoa Kỳ gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, phụ tùng khác; dệt may; điện thoại và linh kiện; giày dép; gỗ và sản phẩm gỗ. Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ lớn nhất đối với nhiều ngành công nghiệp Việt Nam, đặc biệt là dệt may và giày dép, khi lần lượt chiếm hơn 40% và 35% tổng kim ngạch xuất khẩu của các ngành này.

cuộc chiến thương mại Áp thuế Tổng thống Donald Trump 2

Hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng lớn tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành.

Việc Hoa Kỳ áp thuế mới có thể gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam. Không chỉ chi phí xuất khẩu tăng lên có thể khiến hàng hóa Việt Nam mất sức cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ mà nguy cơ bị điều tra chống lẩn tránh thuế cũng không nhỏ, khi Hoa Kỳ từng cáo buộc một số doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng Việt Nam như một điểm trung chuyển hàng hóa từ Trung Quốc để né thuế.

Trước diễn biến căng thẳng thương mại khó lường như trên, việc tìm kiếm các phương án nhằm giảm thiểu thiệt hại do các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng được đặt ra. Một số biện pháp được đề cập đến gồm:

Đàm phán song phương với Hoa Kỳ để duy trì các ưu đãi về thuế quan đang có: Trong cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao ngày 13/02/2025, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đã trả lời về quan điểm của phía Việt Nam với việc Hoa Kỳ tăng thuế các sản phẩm nhôm và sắt thép. Theo đó, Việt Nam sẵn sàng trao đổi và làm việc trên quan điểm hợp tác và xây dựng nhằm chia sẻ thông tin, giải quyết những vấn đề hai bên cùng quan tâm và củng cố hơn nữa mối quan hệ kinh tế hai nước.

Hướng đến đa dạng hóa thị trường xuất khẩu: Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01/2025 diễn ra vào sáng ngày 05/02/2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu dự báo, phân tích thật sát tình hình tháng 2 và thời gian tới, nhất là những vấn đề mới, những vấn đề nổi lên, như khả năng xảy ra chiến tranh thương mại trên thế giới, nếu có sẽ làm đứt gãy các chuỗi cung ứng, thu hẹp các thị trường xuất khẩu; từ đó đề xuất giải pháp của chúng ta để phản ứng nhanh nhạy, kịp thời, không bị động, bất ngờ, không để lỡ thời cơ và giữ đà, giữ nhịp, giữ khí thế đang có để tiếp tục phát triển. Thủ tướng gợi ý một số giải pháp như tiếp tục tập trung làm mới những động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, nhất là các thị trường mới như Trung Đông, Nam Mỹ…

Nghiên cứu, thực thi các chính sách nhằm kích cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp: Cùng với việc tìm kiếm các thị trường xuất khẩu khác, việc đưa ra những chính sách giúp hỗ trợ kích cầu tiêu dùng trong nước cũng là một lối đi khác giúp giảm áp lực phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam trong thời điểm này, đồng thời giúp hạn chế sự phụ thuộc và xâm lấn của hàng hóa nước ngoài trong thị trường nội địa.

Tin bài khác
Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẵn sàng khởi công trước 2027

Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẵn sàng khởi công trước 2027

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức lập, trình Thủ tướng quyết định phê duyệt Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, tổ chức triển khai, dự kiến khởi công xây dựng trước ngày 31/12/2026.
Bộ trưởng Tài chính: Sẽ thu hồi triệt để các dự án treo trong năm 2025

Bộ trưởng Tài chính: Sẽ thu hồi triệt để các dự án treo trong năm 2025

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, một trong những trọng tâm năm 2025 là thu hồi triệt để các dự án treo và đẩy nhanh việc thu hồi tài sản, đất đai Nhà nước bị thất thoát.
Tăng thuế thuốc lá là một chính sách đa mục tiêu

Tăng thuế thuốc lá là một chính sách đa mục tiêu

"Tăng thuế thuốc lá là một chính sách đa mục tiêu – vừa nâng cao sức khỏe cộng đồng, vừa tạo thêm nguồn lực để đầu tư cho giáo dục, xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững."- theo ông Phạm Văn Long, Giám đốc VESS.
Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Chính phủ cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng

Ngày 23/4/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 108/NQ-CP sau phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4 (phiên thứ 2), thảo luận và cho ý kiến về 5 dự án Luật quan trọng.
Gợi mở hướng đi mới cho dòng vốn doanh nghiệp FDI

Gợi mở hướng đi mới cho dòng vốn doanh nghiệp FDI

Ngày 23/4, Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2025 được tổ chức, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc tăng cường đối thoại và hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và cộng đồng các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Sự kiện không chỉ thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc cải thiện môi trường đầu tư mà còn mở ra những cơ hội hợp tác mới, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững và toàn diện trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.
Xăng được đề xuất giảm thuế VAT 2% đến hết 2026

Xăng được đề xuất giảm thuế VAT 2% đến hết 2026

Chính phủ vừa đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với xăng, kéo dài đến hết năm 2026.
Ngoại lực tỷ đô tiếp sức Việt Nam giữa tâm bão thuế quan toàn cầu

Ngoại lực tỷ đô tiếp sức Việt Nam giữa tâm bão thuế quan toàn cầu

Bất chấp biến động thuế quan toàn cầu, Việt Nam vẫn thu hút mạnh vốn ngoại với loạt dự án tỷ đô, khẳng định sức hấp dẫn vững vàng trong mắt nhà đầu tư quốc tế.
Quỹ Nhà ở Quốc gia: Giải pháp đột phá cho các đô thị lớn

Quỹ Nhà ở Quốc gia: Giải pháp đột phá cho các đô thị lớn

Quỹ Nhà ở Quốc gia đang được kỳ vọng là giải pháp đột phá giúp giải quyết bài toán nhà ở giá rẻ cho người thu nhập thấp tại các đô thị lớn, góp phần ổn định xã hội và thúc đẩy phát triển bền vững.
Việt Nam đẩy mạnh đàm phán FTA, chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu

Việt Nam đẩy mạnh đàm phán FTA, chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu

Trước nguy cơ bị Mỹ áp thuế 46%, Việt Nam đang chủ động đẩy mạnh đàm phán FTA với nhiều đối tác mới, đồng thời triển khai loạt chính sách ứng phó để giữ vững mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên đã đề ra.
IMF: Tăng trưởng toàn cầu rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau đại dịch COVID-19?

IMF: Tăng trưởng toàn cầu rơi xuống mức thấp nhất kể từ sau đại dịch COVID-19?

Nhìn nhận bối cảnh hiện tại, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2025 sẽ giảm xuống còn 2,8% – mức thấp nhất kể từ sau đại dịch COVID-19.
Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp mức 10%

Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp mức 10%

Theo đề xuất, mức thuế giá trị gia tăng đối với hầu hết các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang chịu thuế suất 10% sẽ được giảm xuống 8% nhưng vẫn còn một số lĩnh vực không nằm trong phạm vi điều chỉnh.
“Tinh hoa trái cây Việt”: Kết nối tiêu dùng trong nước, mở rộng thị trường toàn cầu

“Tinh hoa trái cây Việt”: Kết nối tiêu dùng trong nước, mở rộng thị trường toàn cầu

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 23/4 tại Hà Nội, Cục Quản lý và Phát triển Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã chính thức khai mạc Phòng trưng bày chuyên đề với chủ đề “Tinh hoa trái cây Việt”.
8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp thực hiện chiến lược phòng, chống lãng phí

8 nhóm nhiệm vụ và giải pháp thực hiện chiến lược phòng, chống lãng phí

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký ban hành Quyết định số 806/QĐ-TTg ngày 22/4/2025, phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035.
Mở rộng gói tín dụng ưu đãi cho lâm sản, thủy sản, đồ gỗ ảnh hưởng bởi thuế quan của Mỹ

Mở rộng gói tín dụng ưu đãi cho lâm sản, thủy sản, đồ gỗ ảnh hưởng bởi thuế quan của Mỹ

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngân hàng Nhà nước ưu tiên tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là đối tượng chịu tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ.
Thủ tướng chỉ đạo một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

Thủ tướng chỉ đạo một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 47/CĐ-TTg ngày 22/4/2025 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.