Bài liên quan |
STAPIMEX bị áp thuế chống bán phá giá 35,29%: Cảnh báo mới cho tôm Việt Nam tại Mỹ |
23 doanh nghiệp tôm Việt bị áp thuế chống bán phá giá hơn 35% từ Mỹ |
Biện pháp này có thời hạn 5 năm, nhằm bảo vệ ngành sản xuất thép trong nước trước nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh từ hàng nhập khẩu giá rẻ.
Cùng với quyết định áp thuế với thép Trung Quốc, Bộ Công Thương cũng thông báo chấm dứt điều tra chống bán phá giá đối với thép cán nóng nhập khẩu từ Ấn Độ, do khối lượng nhập khẩu từ thị trường này không đáng kể, chỉ chiếm dưới 3% tổng kim ngạch nhập khẩu trong giai đoạn điều tra.
Quyết định áp thuế lần này được đưa ra sau quá trình điều tra kéo dài 12 tháng (từ ngày 1/7/2023 đến 30/6/2024), trên cơ sở kiến nghị từ hai doanh nghiệp đại diện ngành thép trong nước là Công ty Thép Hòa Phát Dung Quất và Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.
![]() |
Chính thức áp thuế chống bán phá giá với thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc |
Các sản phẩm thép bị áp thuế là thép hoặc thép hợp kim dạng cuộn hoặc tấm, được cán phẳng, cán nóng, có độ dày từ 1,2mm đến 25,4mm, chiều rộng không quá 1.880mm, chưa qua các công đoạn xử lý bề mặt như tẩy gỉ, mạ kẽm, tráng phủ hay phủ dầu, và có hàm lượng carbon không vượt quá 0,3%.
Một số sản phẩm được loại trừ khỏi danh mục áp thuế, bao gồm thép không gỉ, thép cán nóng dạng tấm hoặc đã qua xử lý bề mặt, nhằm đảm bảo tính chính xác trong áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và không gây ảnh hưởng không cần thiết đến các ngành công nghiệp sử dụng thép đầu vào khác.
Trước đó, từ tháng 3/2025, Việt Nam đã tạm thời áp dụng mức thuế chống bán phá giá từ 19,38% đến 27,83% đối với thép HRC nhập khẩu từ cả Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, các doanh nghiệp nhập khẩu không thuộc phạm vi áp thuế chính thức lần này sẽ được hoàn trả lại toàn bộ số tiền thuế đã tạm nộp, đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong thực thi chính sách.
Kết quả điều tra của Cục Phòng vệ thương mại cho thấy, thép HRC từ Trung Quốc đã được bán tại Việt Nam với giá thấp bất hợp lý, gây tổn hại nghiêm trọng đến ngành sản xuất thép trong nước. Trong bối cảnh tiêu thụ chậm và giá nguyên liệu đầu vào biến động, sự cạnh tranh từ thép giá rẻ nhập khẩu đã khiến nhiều doanh nghiệp nội gặp khó khăn, thậm chí đứng trước nguy cơ thu hẹp sản xuất.
Việc áp thuế chống bán phá giá là biện pháp cần thiết để lập lại trật tự thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đồng thời củng cố năng lực và khả năng phục hồi của ngành thép trong nước, vốn đang chịu nhiều sức ép từ yếu tố bên ngoài.
Quyết định áp thuế lần này không chỉ bảo vệ ngành thép trước nguy cơ bị thôn tính bởi hàng giá rẻ, mà còn tạo tiền đề để các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.