Thứ tư 12/02/2025 14:51
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc
Kỳ I: Gia tăng căng thẳng giữa Mỹ, Canada, Mexico và Trung Quốc

Dự báo cuộc chiến thương mại toàn cầu trong năm 2025: Bối cảnh, diễn biến và ảnh hưởng đến Việt Nam trong lĩnh vực phòng vệ thương mại

12/02/2025 12:00
Từ khi nhậm chức ngày 20/01/25, Tổng thống Donald Trump liên tục có những động thái ảnh hưởng sâu rộng đến tình hình thương mại giữa Hoa Kỳ và các quốc gia khác.
Dự báo cuộc chiến thương mại toàn cầu trong năm 2025: Bối cảnh, diễn biến và ảnh hưởng đến Việt Nam trong lĩnh vực phòng vệ thương mại
Dự báo cuộc chiến thương mại toàn cầu trong năm 2025: Bối cảnh, diễn biến và ảnh hưởng đến Việt Nam trong lĩnh vực phòng vệ thương mại

Ngày 01/02/2025, Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ, ông Donald Trump, đã ký sắc lệnh hành pháp áp đặt thuế quan với ba đối tác thương mại lớn của Mỹ là Canada, Mexico và Trung Quốc. Sắc lệnh này có hiệu lực từ ngày 04/02/2025, tuy nhiên cùng ngày, vị Tổng thống này đã tuyên bố tạm hoãn thực hiện Sắc lệnh nêu trên trong vòng 01 tháng đối với Canada và Mexico.

Động thái này của Tổng thống Donald Trump đã khiến cho không chỉ các quốc gia bị ảnh hưởng trực tiếp bởi Sắc lệnh trên mà còn cả những quốc gia khác cũng bày tỏ sự quan ngại, đặc biệt là các quốc gia có thâm hụt thương mại lớn với Hoa Kỳ.

Ảnh hưởng và sự đáp trả của Trung Quốc đối với Sắc lệnh

Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới của Mỹ (CBP) thông báo, từ 0h01 ngày 04/02/2025 theo giờ bờ Đông nước Mỹ, các gói hàng hóa và bưu kiện được gửi đến nước này bằng đường bưu điện từ Trung Quốc sẽ phải thực hiện thủ tục hải quan chính thức theo mức thuế mới đã được Tổng thống Donald Trump công bố là 10%. Theo thông báo đăng trên Công báo Liên bang, các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm cả những mặt hàng trước đây đủ điều kiện được miễn thuế tạm thời, sẽ phải chịu mức thuế mới là 10%.

Đáp trả lại động thái của Tổng thống Trump, Ủy ban Thuế quan Quốc vụ viện Trung Quốc cho biết nước này sẽ áp đặt mức thuế bổ sung đối với một số hàng hóa nhất định của Mỹ từ ngày 10/02/2025. Cơ quan này cùng Bộ Tài chính Trung Quốc tuyên bố sẽ áp mức thuế 15% đối với than và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu từ Mỹ, đồng thời áp thuế 10% đối với dầu thô, thiết bị nông nghiệp và một số dòng xe ô tô. Những mức thuế này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10/02. Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan Trung Quốc cũng thông báo nước này sẽ áp dụng biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với một số khoáng sản quan trọng như vonfram, tellurium, ruthenium, bismuth, molypden và các sản phẩm liên quan, viện dẫn lý do bảo vệ lợi ích quốc gia.

Việc áp đặt mức thuế mới của chính quyền ông Donald Trump được dự báo sẽ gây ảnh hưởng lớn đến một bộ phận không nhỏ người dân Mỹ, đặc biệt là những người có thu nhập thấp trong xã hội. David A. Gantz, một chuyên gia về thương mại của Hoa Kỳ bày tỏ “Nếu chúng ta áp mức thuế thấp lên hàng hóa của Trung Quốc, các gia đình có thể tiết kiệm được từ 2.000 đến 3.000 đô-la Mỹ mỗi năm từ những thứ như tivi cho đến búp bê Barbie”. Đồng thời, ông cũng nói rằng khoản tiết kiệm được đó “rất quan trọng đối với những người lao động thu nhập thấp, bởi họ không có nhiều tiền”.

Đây không phải lần đầu tiên căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc leo thang một cách nhanh chóng. Trong nhiệm kỳ trước đó của mình, sau khi thông báo sẽ đánh thuế tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ thép và nhôm, bao gồm cả hàng hóa Trung Quốc (01/3/2018), ngày 22/03/2028 Tổng thống Donald Trump đã ký biên bản ghi nhớ theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974, chỉ đạo Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) áp dụng đánh thuế đối với hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ, viện dẫn lý do là để ngăn chặn hành vi thương mại không công bằng và xâm phạm tài sản trí tuệ. Sau đó, tình hình thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng trở nên căng thẳng khi hai quốc gia này liên tục đưa ra các biện pháp đáp trả, bao gồm nhưng không giới hạn ở áp đặt thuế quan, hủy đơn hàng, áp đặt các biện pháp hạn chế đầu tư, tăng cường kiểm soát xuất khẩu, vô hiệu các cuộc đàm phán thương mại giữa các bên…

Ảnh hưởng của Sắc lệnh và động thái từ Canada

Sau việc tạm hoãn thực thi Sắc lệnh trên đối với đồng minh này, ngày 10/02 vừa qua Tổng thống Donald Trump đã ký các văn bản hành pháp nhằm áp đặt mức thuế nhập khẩu 25% lên toàn bộ các mặt hàng nhôm và thép nhập khẩu, bao gồm cả các mặt hàng đến từ Canada. Ông tuyên bố việc áp dụng các mức thuế sẽ “không có ngoại lệ, cũng không có miễn trừ”. Đồng thời, ông cũng khẳng định rằng những mệnh lệnh này là “sự khởi đầu của việc giúp nước Mỹ thịnh vượng trở lại”.

Theo tờ Canada Press, các mức thuế trên sẽ có hiệu lực kể từ ngày 04/3/2025. Đây cũng là thời điểm mà tất cả hàng hóa của Canada sẽ bị áp thuế nhập khẩu mới nếu thỏa thuận tạm hoãn giữa hai nước không được gia hạn thêm. Ông Donald Trump cho biết thuế quan được áp dụng sẽ giúp khuyến khích sản xuất trong nước, đồng thời thực hiện một đòn đánh khác lên Canada bằng cách khuyến nghị quốc gia này trở thành tiểu bang thứ 51 của Mỹ để tránh bị áp thuế.

“Tất cả những gì cần làm là sản xuất các sản phẩm này tại Mỹ. Chúng tôi không cần những hàng hóa này đến từ quốc gia khác”, ông Donald Trump cho biết, “Nếu chúng tôi sản xuất những mặt hàng này tại Hoa Kỳ thì chúng tôi sẽ không cần những mặt hàng tương tự đến từ Canada nữa. Chúng tôi sẽ có thêm công ăn việc làm, đó là lý do tại sao Canada nên là bang thứ 51 của chúng tôi.”

Ông Donald Trump đã ký phê duyệt việc áp đặt thuế quan trong khi Thủ tướng Canada Trudeau đang tham dự một hội nghị thượng đỉnh về trí tuệ nhân tạo tại Paris. Trước đó vào thứ Hai vừa qua, Trudeau đã không có phản hồi nào về lời đe dọa của ông Donald Trump khi được phỏng vấn tại khách sạn. Một quan chức cấp cao Canada đã trả lời rằng Ottawa đang chờ đợi việc áp đặt thuế quan được cụ thể hóa bằng văn bản trước khi đưa ra bất kỳ câu trả lời này. Ngay sau khi việc áp thuế được ban hành, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Canada, François-Philippe Champagne cho biết chính phủ của nước này sẽ rà soát và tham vấn với các đối tác quốc tế. Trong một tuyên bố gần đây, ông cho biết “Chúng tôi sẽ tiếp tục đấu tranh cho Canada, hỗ trợ người lao động và bảo vệ ngành công nghiệp của mình”. Ông cũng khẳng định “Thép và nhôm Canada là những ngành công nghiệp phụ trợ cho Mỹ trong nhiều lĩnh vực gồm quốc phòng, đóng tàu, năng lượng và sản xuất ô tô”.

Cuộc chiến thương mại, Tổng thống Donald Trump, thuế, sắc lệnh 1

Thép và nhôm Canada là nguyên liệu chính cho nhiều ngành công nghiệp tại Hoa Kỳ (Ảnh minh họa)

Một số lãnh đạo địa phương tại Canada như Doug Ford, Thủ hiến bang Ontario và François Legault, Thủ hiến bang Quebec, chỉ trích việc áp đặt thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump vì đã khiến cho nền kinh tế của các quốc gia rơi vào tình trạng bất ổn. Trên các trang phương tiện thông tin đại chúng bằng tiếng Pháp, ông François Legault bày tỏ ý kiến rằng các tuyên bố của ông Donald Trump “cho thấy Canada cần bắt đầu xem xét lại việc tái đàm phán hiệp định thương mại tự do song phương giữa Canada và Hoa Kỳ sớm nhất có thể”, nhằm ngăn chặn sự bất ổn về kinh tế.

Trước đó, ngay sau khi Sắc lệnh áp đặt thuế quan được công bố, Canada đã đáp trả lại bằng việc áp thuế 25% đối với lượng hàng hóa trị giá lên đến 155 tỷ đô-la Canada (106,5 tỷ đô-la Mỹ) để đáp trả mức thuế quan mới của Hoa Kỳ. Thủ tướng Trudeau cũng cho biết chính phủ nước này đang cân nhắc các biện pháp đáp trả phi thuế quan khác, đồng thời kêu gọi người dân Canada trong thời gian tới tăng cường mua các sản phẩm nội địa và kích cầu tiêu dùng trong nước.

Ảnh hưởng và sự đáp trả Sắc lệnh từ Mexico

Ngay sau khi Tổng thống Trump tuyên bố áp mức thuế 25% vào hàng hóa tại Mexico, Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum đã ra lệnh thực hiện các biện pháp đáp trả. Cụ thể, bà đã yêu cầu Bộ trưởng Kinh tế nước này triển khai “Kế hoạch B” bao gồm các biện pháp cả thuế quan và phi thuế quan để bảo vệ lợi ích quốc gia. Bà cũng bác bỏ cáo buộc của Washington về việc Chính phủ Mexico có liên quan với các nhóm buôn bán ma túy khi nhấn mạnh rằng kể từ lúc bà nhậm chức vào tháng 10, chính phủ của bà đã đạt được nhiều thành công trong các nỗ lực chống ma túy, bao gồm thu giữ 20 triệu liều ma túy tổng hợp gây chết người fentanyl và bắt giữ hơn 10.000 cá nhân liên quan. Tuy nhiên, bà cũng khẳng định Mexico mong muốn hợp tác và đối thoại thay vì đối đầu với Hoa Kỳ.

Là đất nước có lượng hàng hóa xuất khẩu lớn nhất tới Hoa Kỳ, Mexico có khả năng bị tổn thương nặng nề trước chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Hoa Kỳ hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Trong năm 2024, Mexico đã xuất khẩu trên 500 tỉ dô-la Mỹ hàng hóa sang Mỹ, tương đương 28% GDP của Mexico. Thông qua Hiệp định thương mại tự do đa phương Hoa Kỳ - Mexico - Canada (USMCA), nền công nghiệp của hai quốc gia này có sự ràng buộc chặt chẽ với chuỗi cung ứng được hưởng lợi từ việc miễn gần như hoàn toàn thuế quan cho phần lớn các mặt hàng. Mức thuế quan mà Mỹ áp lên hàng hóa của Mexico trước khi xảy ra sự kiện này chỉ có 0.3%.

Mức thuế quan 25% lên Mexico sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp chế tạo ô tô trên toàn cầu đang có mặt tại quốc gia này, do Mexico là quốc gia xuất khẩu lớn về ô tô sang Hoa Kỳ. Các hãng lớn như Honda, General Motors, Nissan và Stellantis là những công ty được dự báo chịu ảnh hưởng lớn nhất từ việc đánh thuế - do các công ty này đều có một phần lớn doanh số bán ra toàn cầu đến từ việc xuất khẩu xe từ Mexico và Canada tới Mỹ.

Tin bài khác
EU sẵn sàng đáp trả sau khi Tổng thống Donald Trump tăng thuế thép và nhôm

EU sẵn sàng đáp trả sau khi Tổng thống Donald Trump tăng thuế thép và nhôm

EU và Canada chuẩn bị đáp trả cứng rắn sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm, đe dọa bùng nổ chiến tranh thương mại toàn cầu.
Cơ hội và thách thức cho Việt Nam trước vòng xoáy thuế quan Mỹ - Trung

Cơ hội và thách thức cho Việt Nam trước vòng xoáy thuế quan Mỹ - Trung

Việt Nam được đánh giá là điểm đến ưa thích của các doanh nghiệp chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc trong bối cảnh thuế quan, bất ổn thương mại toàn cầu gia tăng.
Shein yêu cầu một số nhà cung cấp Trung Quốc dịch chuyển sang Việt Nam

Shein yêu cầu một số nhà cung cấp Trung Quốc dịch chuyển sang Việt Nam

Tập đoàn thời trang nhanh Shein được cho là đang thúc đẩy nhà cung cấp Trung Quốc chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam nhằm tránh thuế quan của Mỹ.
Chủ tịch Fed Jerome Powell: Không cần vội vàng cắt giảm lãi suất

Chủ tịch Fed Jerome Powell: Không cần vội vàng cắt giảm lãi suất

Chủ tịch Fed Jerome Powell điều trần trước Quốc hội Mỹ trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng ổn định, lạm phát giảm và thị trường lao động vững mạnh. Fed có thể trì hoãn cắt giảm lãi suất.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế 25% với thép và nhôm nhập khẩu

Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế 25% với thép và nhôm nhập khẩu

Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế 25% lên thép và nhôm nhập khẩu, leo thang căng thẳng thương mại toàn cầu và bảo vệ ngành công nghiệp Mỹ.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc duy trì đà mua vàng trong tháng 1

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc duy trì đà mua vàng trong tháng 1

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã tiếp tục mua vàng trong tháng 1, phản ánh lo ngại về căng thẳng thương mại với Mỹ và xu hướng tích trữ vàng của các ngân hàng trung ương trước bất ổn kinh tế toàn cầu.
Tổng thống Donald Trump đình chỉ lỗ hổng thuế “de minimis”, Trung Quốc gặp khó ?

Tổng thống Donald Trump đình chỉ lỗ hổng thuế “de minimis”, Trung Quốc gặp khó ?

Mỹ chấm dứt quy định miễn trừ thuế “de minimis”, gây khó khăn cho các nền tảng thương mại điện tử vì làm chậm dòng chảy hàng hóa giá rẻ vào Mỹ, tác động lớn đến các nhà máy Trung Quốc.
Thị trường container toàn cầu dự báo tăng trưởng bất chấp nguy cơ chiến tranh thương mại

Thị trường container toàn cầu dự báo tăng trưởng bất chấp nguy cơ chiến tranh thương mại

Maersk dự báo thị trường container tăng trưởng 4% năm 2025, dù thấp hơn mức 6% năm trước. Tuy nhiên, ngành vận tải biển vẫn đối mặt rủi ro do căng thẳng Biển Đỏ và chính sách thương mại của Mỹ.
EU nhìn thấy cơ hội đàm phán với Mỹ để tránh chiến tranh thuế quan

EU nhìn thấy cơ hội đàm phán với Mỹ để tránh chiến tranh thuế quan

Trước những lời đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump, EU đang tìm kiếm đối thoại để tránh đối đầu xuyên Đại Tây Dương, đồng thời cân nhắc gia hạn đình chỉ thuế quan đối với Mỹ nhằm duy trì quan hệ tích cực.
USAID là gì? Vì sao Tổng thống Donald Trump muốn giải thể cơ quan này?

USAID là gì? Vì sao Tổng thống Donald Trump muốn giải thể cơ quan này?

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang thực hiện các biện pháp mạnh mẽ nhằm cải tổ USAID, làm dấy lên lo ngại về tương lai của hàng nghìn chương trình viện trợ quốc tế.
Trung Quốc tăng thuế với hàng hóa Mỹ, "trả đũa" chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump

Trung Quốc tăng thuế với hàng hóa Mỹ, "trả đũa" chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump

Trung Quốc áp thuế bổ sung để đáp trả sau khi Mỹ tăng thuế đối với hàng hóa của nước này. Động thái này có khả năng châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tổng thống Donald Trump tạm hoãn thuế quan với Canada và Mexico

Tổng thống Donald Trump tạm hoãn thuế quan với Canada và Mexico

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tạm hoãn thuế quan đối với Canada và Mexico sau thỏa thuận siết chặt biên giới, giảm căng thẳng thương mại nhưng vẫn duy trì áp lực với Trung Quốc và EU.
Thuế quan của Mỹ: Đòn giáng mạnh vào nền kinh tế toàn cầu

Thuế quan của Mỹ: Đòn giáng mạnh vào nền kinh tế toàn cầu

Mức thuế quan mới của Mỹ đối với Canada, Mexico và Trung Quốc đã gây chấn động thương mại toàn cầu, đe dọa gia tăng lạm phát, suy giảm GDP và bùng nổ một cuộc chiến thương mại.
Tổng thống Donald Trump gặp CEO Nvidia Jensen Huang trong bối cảnh DeepSeek thúc đẩy thị trường AI

Tổng thống Donald Trump gặp CEO Nvidia Jensen Huang trong bối cảnh DeepSeek thúc đẩy thị trường AI

Đây là lần đầu tiên kể từ khi quay lại Nhà trắng, Tổng thống Donald Trump gặp gỡ Jensen Huang – Giám đốc điều hành Nvidia – một trong những vật nổi bật nhất của Thung lũng Silicon hiện nay.
Thị trường điều chỉnh kỳ vọng giảm lãi suất của Fed giữa bất ổn thuế quan và lạm phát dai dẳng

Thị trường điều chỉnh kỳ vọng giảm lãi suất của Fed giữa bất ổn thuế quan và lạm phát dai dẳng

Thị trường toàn cầu đang điều chỉnh kỳ vọng giảm lãi suất của Fed giữa bất ổn thuế quan và lạm phát dai dẳng, với dự đoán chỉ hai lần cắt giảm trong năm 2025.