Thứ sáu 09/05/2025 11:47
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Thị trường điều chỉnh kỳ vọng giảm lãi suất của Fed giữa bất ổn thuế quan và lạm phát dai dẳng

01/02/2025 20:42
Thị trường toàn cầu đang điều chỉnh kỳ vọng giảm lãi suất của Fed giữa bất ổn thuế quan và lạm phát dai dẳng, với dự đoán chỉ hai lần cắt giảm trong năm 2025.
Thị trường điều chỉnh kỳ vọng giảm lãi suất của Fed giữa bất ổn thuế quan và lạm phát dai dẳng
Thị trường điều chỉnh kỳ vọng giảm lãi suất của Fed giữa bất ổn thuế quan và lạm phát dai dẳng.

Các thị trường toàn cầu đang điều chỉnh kỳ vọng giảm lãi suất trong năm nay sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất vào thứ Tư (29/1), một động thái không gây bất ngờ.

Theo đó, trong cuộc họp đầu tiên của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) trong năm nay, Fed đã giữ nguyên lãi suất và nhấn mạnh rằng, họ “không vội vàng” thay đổi chính sách hiện tại.

Ông Jean Boivin, người đứng đầu Viện Đầu tư BlackRock, cho biết: “Chúng tôi từ lâu đã nhận định rằng, áp lực lạm phát dai dẳng sẽ ngăn Fed cắt giảm lãi suất mạnh hoặc nhanh – và đây sẽ không phải là một chu kỳ cắt giảm lãi suất điển hình, mà là sự điều chỉnh tinh tế trong chính sách. Điều đó hiện đang trở thành hiện thực”.

Ngoài ra, ông Jean Boivin cũng cho biết thêm rằng, thị trường đã dần thích nghi với việc lãi suất cao sẽ kéo dài trong những tháng gần đây, và hiện chỉ kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất hai lần trong năm nay, với lần tiếp theo sẽ không diễn ra trước tháng 6.

Theo dõi các thay đổi

Mặc dù quyết định của Fed không gây bất ngờ, các nhà quan sát thị trường dự đoán rằng sự bất ổn từ các chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến động thái của Fed.

Ông Nigel Green, Giám đốc điều hành của Công ty tư vấn tài chính deVere, nhận định: “Quyết định giữ nguyên lãi suất của Fed là điều đã được dự đoán, nhưng câu chuyện thực sự ở đây là sự căng thẳng gia tăng giữa Nhà Trắng và ngân hàng trung ương”.

Theo ông Nigel Green, chính quyền sẽ thúc đẩy một chính sách tiền tệ nới lỏng hơn, cùng với các biện pháp thuế quan và trục xuất hàng loạt. Điều này có thể đẩy lạm phát lên cao hơn và gây ra những xáo trộn kinh tế to lớn.

Ông Boivin của BlackRock cũng lưu ý rằng, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã không đề cập cụ thể đến những rủi ro mà ông tin rằng có thể đẩy lạm phát tăng cao. Ông nói: “Chúng tôi cho rằng, Fed đang cố gắng tránh đưa ra các tuyên bố mang tính dự báo trước những thay đổi chính trị tại Washington”.

Do đó, ông Eugene Leow, chiến lược gia lãi suất cấp cao của DBS, kỳ vọng Fed sẽ ở trong trạng thái phản ứng trong tương lai gần. Ông Leow nhận định: “Trong bối cảnh không có những thay đổi đáng kể, các thiết lập chính sách có thể đã gần với mức trung lập so với những gì dữ liệu đang cho thấy. Đồng thời, các chính sách của Tổng thống Trump là một nguồn bất ổn lớn, và ông Powell đã tuyên bố rằng, không có cách nào để mô hình hóa tác động cho đến khi những thay đổi này được làm rõ”.

Bên cạnh đó, ông Nigel Green của deVere còn cho rằng, các nhà đầu tư nên đánh giá lại danh mục đầu tư của mình, với trọng tâm là phòng ngừa rủi ro trước những biến động kinh tế tiềm ẩn. Thay vì đặt cược vào những thay đổi chính sách tức thời, nhà đầu tư nên nhận ra rằng thị trường phát triển nhờ sự ổn định, chứ không phải sự bất ổn.

Góc nhìn từ châu Á

Tại châu Á, việc Fed không thay đổi lãi suất sẽ cho phép các ngân hàng trung ương trong khu vực tập trung hơn vào điều kiện kinh tế nội địa khi thiết lập chính sách tiền tệ, theo ông Navin Saigal, người đứng đầu bộ phận thu nhập cố định cơ bản khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại BlackRock.

Ông Navin Saigal nhận định rằng, có “nhiều điều đáng quan tâm” đối với trái phiếu châu Á: “Thu nhập đa dạng và hấp dẫn trong khu vực là yếu tố bổ sung quan trọng cho danh mục trái phiếu toàn cầu; trái phiếu châu Á có hệ số beta thấp so với trái phiếu kho bạc Mỹ; và đồng tiền châu Á đã ổn định so với đô la Mỹ”.

Trong khi đó, bà Rena Kwok, nhà phân tích tín dụng cấp cao tại Bloomberg Intelligence, cho rằng, việc Fed tạm dừng tăng lãi suất sẽ có lợi cho các ngân hàng lớn tại Singapore và Philippines nhờ mạng lưới tiền gửi và nguồn vốn vững chắc. Bà kỳ vọng việc cắt giảm lãi suất chậm sẽ chỉ gây ra rủi ro vừa phải đối với chất lượng tài sản của các ngân hàng ASEAN.

Tin bài khác
Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ hậu cuộc chiến thuế quan, giúp giảm thuế thép và ô tô, nhưng vẫn còn nhiều điều khoản hạn chế và gây tranh cãi.
Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Giá pin giảm và thuế quan của Mỹ đang thúc đẩy Đông Nam Á phát triển điện mặt trời nội địa, buộc các quốc gia trong khu vực phải đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện để ổn định mạng lưới.
Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh có thể là nước đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ sau đợt công bố thuế đối ứng hồi tháng 4, trong bối cảnh Washington theo đuổi các thỏa thuận song phương hẹp nhằm tránh quy trình phê chuẩn kéo dài.
Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Ngoài việc giữ nguyên lãi suất cơ bản lần thứ ba liên tiếp, Fed còn phát đi cảnh báo rủi ro kép từ các chính sách thuế mới, có thể đẩy lạm phát tăng và làm suy yếu thị trường lao động.
Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ đã tăng vọt lên mức kỷ lục 140,5 tỷ USD trong tháng 3/2025, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa nhằm tránh các mức thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc bất ngờ công bố loạt biện pháp kích thích kinh tế nhằm ứng phó đà giảm tốc tăng trưởng, tình trạng giảm phát và căng thẳng thương mại leo thang với Mỹ.
Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận về một cuộc gặp thương mại cấp cao tại Geneva vào tuần này. Cuộc gặp này được kỳ vọng mở ra cơ hội hạ nhiệt căng thẳng thuế quan và khơi thông chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế của Eurozone đã giảm tốc trong tháng 4, khi chỉ số PMI chỉ đạt 50,4, còn ngành dịch vụ gần như đình trệ, lạm phát tiếp tục hạ nhiệt – tạo tiền đề cho khả năng ECB cắt giảm lãi suất.
Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Trước áp lực từ thuế quan và nguy cơ mất việc làm hàng loạt, Trung Quốc đang tận dụng nền kinh tế gig như một “tấm đệm” linh hoạt để ổn định thị trường lao động.
Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ muốn ký thỏa thuận thương mại với Mỹ với đề xuất thuế quan “zero-for-zero” cho thép, linh kiện ô tô và dược phẩm. Cơ hội và thách thức nào đang chờ đợi?
Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Việc Mỹ áp thuế cao khiến Trung Quốc đẩy hàng xuất khẩu vào tiêu thụ nội địa, làm dấy lên lo ngại về một vòng xoáy giảm phát sâu hơn và tạo áp lực lớn lên thị trường lao động.
Trung Quốc: Nở rộ dịch vụ “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ

Trung Quốc: Nở rộ dịch vụ “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ

Các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc đang tăng cường trung chuyển hàng hóa qua nước thứ ba để che giấu xuất xứ và “rửa” nguồn gốc thật, nhằm né mức thuế cao mà Mỹ áp đặt trong căng thẳng thương mại.
Vì sao Fed nên tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này?

Vì sao Fed nên tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này?

Fed được dự báo sẽ tạm dừng cắt giảm lãi suất trong tuần này, khi giới chức tiền tệ thận trọng trước những tác động còn chưa rõ ràng từ các đợt áp thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản lần đầu “úp mở” khả năng dùng kho trái phiếu Mỹ trị giá hơn 1.000 tỷ USD làm quân bài mặc cả trong đàm phán thương mại với Washington.
Trung Quốc âm thầm miễn thuế với khoảng 1/4 hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ

Trung Quốc âm thầm miễn thuế với khoảng 1/4 hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ

Trung Quốc bất ngờ miễn thuế một cách lặng lẽ cho khoảng 131 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, trị giá gần 40 tỷ USD. Động thái này được cho là nhằm bảo vệ chuỗi cung ứng và giảm thiểu thiệt hại kinh tế.