Thứ tư 16/10/2024 15:26
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Tầm quan trọng của pháp lý trong giao thương quốc tế và giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam

01/07/2024 17:02
Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có những bước tiến chắc chắn trong hoạt động kinh doanh quốc tế, đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế và cộng đồng quốc tế nếu doanh nghiệp cẩn trọng và chú ý nhiều hơn đến yếu tố pháp lý.
aa
Ảnh minh họa
TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

Trước sự biến động phức tạp trên thị trường quốc tế, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, đã đưa ra những khuyến nghị quan trọng cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Ông nhấn mạnh về tầm quan trọng của yếu tố pháp lý, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường đang chịu đựng nhiều biến động khó lường.

Theo báo cáo của Liên hợp quốc về "Tình hình kinh tế thế giới và triển vọng 2024", kinh tế toàn cầu dự báo sẽ có sự phục hồi nhẹ nhàng với tỷ lệ tăng trưởng ước tính là 2,7% trong năm nay và 2,8% trong năm sau. Tuy nhiên, báo cáo cũng cảnh báo về những yếu tố tiềm ẩn có thể làm suy giảm triển vọng kinh tế, như lãi suất chính sách cao ở các nền kinh tế lớn và những căng thẳng địa chính trị cũng như rủi ro khí hậu ngày càng gia tăng.

Việt Nam, dù được đánh giá là một trong những nền kinh tế phục hồi tốt sau đại dịch, vẫn phải đối mặt với ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ những yếu tố này. Sự chuyển đổi số và bước vào kinh tế số mang đến cơ hội cũng như thách thức mới, yêu cầu doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chuyên sâu hơn về pháp lý.

"Trong giao thương quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam lại quan tâm nhiều đến doanh thu, giá cả, bán hàng, lợi nhuận… mà ít chú ý đến vấn đề về pháp lý, đối tác… nên rất có thể xảy ra tranh chấp, rủi ro. Trong khi đó, theo xếp hạng của Ngân hàng thế giới (WB) về năng lực cạnh tranh thì chỉ số về thực hiện hợp đồng và xử lý tranh chấp là một trong những chỉ số quan trọng. Trong những năm qua, Việt Nam có nhiều tiến bộ để cải thiện chỉ số này nhưng trong tương quan chung với thế giới thì xếp hạng vẫn tương đối thấp. Vì thế, việc cải thiện chỉ số thực thi hợp đồng và xử lý tranh chấp là một yêu cầu quan trọng, cần nhiều nỗ lực của các bên liên quan.", ông Vũ Tiến Lộc đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc cân nhắc và chuẩn bị kỹ lưỡng về các vấn đề pháp lý trong hoạt động kinh doanh quốc tế. Những tranh chấp, rủi ro có thể xảy ra do sơ xuất trong việc không chú ý đến các vấn đề về pháp lý, đối tác khi kinh doanh trên môi trường quốc tế.

Để giảm thiểu những rủi ro này, ông khuyên các doanh nghiệp nên tăng cường năng lực tham gia vào các giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài và hoà giải. Trong khi trên thế giới, hơn 90% các tranh chấp xuyên biên giới về thương mại và đầu tư được giải quyết qua các phương thức này, VIAC đã đóng góp tích cực trong việc nâng cao năng lực và hiệu quả của các hoạt động trọng tài thương mại tại Việt Nam.

Tại Việt Nam, trong suốt 30 năm qua, dù nguồn lực còn nhiều hạn chế, nhưng Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) đã luôn đóng góp vào việc phòng ngừa rủi ro pháp lý, quản lý và giải quyết các tranh chấp hợp đồng trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt đối với các giao dịch thương mại và đầu tư có yếu tố quốc tế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam “đem chuông đi đánh xứ người”. Thúc đẩy hoạt động của các trọng tài thương mại không chỉ góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài mà còn hướng tới một mục tiêu xa hơn là đưa Việt Nam trở thành một lựa chọn của việc giải quyết các tranh chấp trọng tài thương mại.

Về mặt công nghệ, ông Vũ Tiến Lộc cho rằng việc áp dụng công nghệ vào giải quyết tranh chấp thương mại sẽ giúp tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên liên quan. Các hệ thống giải quyết tranh chấp trực tuyến và các nền tảng điện tử sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường tính minh bạch và công bằng trong xử lý các tranh chấp.

Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng để thành công trong việc áp dụng công nghệ vào giải quyết tranh chấp, cần có sự đảm bảo về các yếu tố giao kết, thực hiện hợp đồng và cơ chế bảo đảm thực thi hợp đồng hiệu quả.

"Ở góc nhìn vi mô, hợp đồng điện tử cũng như các hợp đồng thông thường, muốn được các chủ thể dân sự sử dụng thì cần có các yếu tố đảm bảo cho việc giao kết, việc thực hiện và nếu trong quá trình thực hiện gặp trục trặc thì phải có cơ chế bảo đảm thực thi hợp đồng hiệu quả. Vì thế, mới đây, việc sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến sẽ là cơ chế bảo đảm thực thi hợp đồng phù hợp cho các hợp đồng điện tử, góp phần vào mục tiêu hướng tới kinh tế số của đất nước", ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

An Nguyên

Bài liên quan
Tin bài khác
Tiết kiệm năng lượng: Lời giải cho bài toán cạnh tranh của doanh nghiệp Việt

Tiết kiệm năng lượng: Lời giải cho bài toán cạnh tranh của doanh nghiệp Việt

Trong bối cảnh chi phí năng lượng ngày càng gia tăng và các yêu cầu khắt khe từ thị trường quốc tế, các doanh nghiệp cần có những giải pháp cụ thể để tối ưu hóa năng lượng.
Cần làm gì để hoàn thiện cơ chế điều hành giá xăng dầu?

Cần làm gì để hoàn thiện cơ chế điều hành giá xăng dầu?

Chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Minh Phong chia sẻ với phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập xung quanh vấn đề về dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu đang được doanh nghiệp quan tâm.
Chủ tịch Ericsson Việt Nam: "5G sẽ là nhân tố chuyển đổi quan trọng trong nhiều ngành"

Chủ tịch Ericsson Việt Nam: "5G sẽ là nhân tố chuyển đổi quan trọng trong nhiều ngành"

Chủ tịch Ericsson Việt Nam ước tính 5G sẽ chiếm khoảng 50% thuê bao di động vào năm 2029. Hiện nay, hơn 25% lưu lượng dữ liệu được truyền tải qua 5G.
Đánh thuế căn nhà thứ hai có kiểm soát được giá bất động sản?

Đánh thuế căn nhà thứ hai có kiểm soát được giá bất động sản?

Hiện nay vấn đề đánh thuế căn nhà thứ hai đang được đưa ra bàn thảo nhiều. Việc đề xuất của Bộ Xây dựng cũng như sự lên tiếng của Thứ trưởng Bộ Tài Chính về việc đề xuất đánh thuế căn nhà thứ hai.
Biến thách thức từ bất ổn năng lượng thành cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất

Biến thách thức từ bất ổn năng lượng thành cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất

Trong bối cảnh bất ổn năng lượng, các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam nên đầu tư vào năng lượng tái tạo và chuyển đổi sang mô hình kinh doanh bền vững.
Chuyên gia kinh tế Lương Văn Tự: Giá cà phê sẽ nhanh chóng “rời đỉnh”

Chuyên gia kinh tế Lương Văn Tự: Giá cà phê sẽ nhanh chóng “rời đỉnh”

Giá cà phê Robusta đang có xu hướng tăng rất mạnh thời gian gần đây. Tuy nhiên, xu hướng này được dự báo sẽ không kéo dài.
Quy định tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Góc nhìn từ ngành thuế

Quy định tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế: Góc nhìn từ ngành thuế

Để tăng cường hiệu quả thu nợ, việc kết hợp nhiều biện pháp cưỡng chế khác nhau, cùng với ứng dụng công nghệ hiện đại, sẽ là yếu tố quyết định thành công trong quản lý thuế của Việt Nam.
"Làn sóng thanh toán không tiền mặt mở ra cơ hội cho người tiêu dùng và doanh nghiệp"

"Làn sóng thanh toán không tiền mặt mở ra cơ hội cho người tiêu dùng và doanh nghiệp"

Xu hướng thanh toán không tiền mặt ngày càng thịnh hành, mang đến nhiều tiềm năng tăng trưởng và đổi mới, mở ra cơ hội cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Nghị định 115 – Luật Đấu thầu: Những điểm mới nhà đầu tư cần biết

Nghị định 115 – Luật Đấu thầu: Những điểm mới nhà đầu tư cần biết

Nghị định 115 với nhiều điểm mới, cơ bản hoàn thiện khung pháp lý cho việc lựa chọn nhà đầu tư trong các dự án đầu tư có sử dụng đất.
Sở Giao dịch hàng hóa: Điểm kết nối lợi ích doanh nghiệp - người trồng cà phê

Sở Giao dịch hàng hóa: Điểm kết nối lợi ích doanh nghiệp - người trồng cà phê

Tiếp tục câu chuyện quanh cây cà phê, ông Lương Tuấn Vũ - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hàng hóa Gia Cát Lợi “bật mí” những điều ít được biết đến lâu nay trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người trồng cà phê.
TS. Nguyễn Thanh Nga: Tài Chính Xanh động lực cho đầu tư bền vững

TS. Nguyễn Thanh Nga: Tài Chính Xanh động lực cho đầu tư bền vững

Theo TS. Nguyễn Thanh Nga, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, tài chính xanh không chỉ hỗ trợ chuyển đổi sang mô hình ít carbon mà còn tạo cơ hội đầu tư trong năng lượng tái tạo, giao thông sạch và công trình xanh.
TS. Cấn Văn Lực: Cơ hội cho tài chính xanh đang rộng mở

TS. Cấn Văn Lực: Cơ hội cho tài chính xanh đang rộng mở

Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, cơ hội cho tài chính xanh tại Việt Nam đang mở rộng nhờ vào xu hướng toàn cầu và cam kết quốc tế.
iPhone 16 Pro chính thức ra mắt, chuyên gia nói gì?

iPhone 16 Pro chính thức ra mắt, chuyên gia nói gì?

Quý I/2025, sản lượng iPhone 16 có thể tiếp tục giảm mạnh, từ 53-55% so với quý trước, do nhu cầu thay đổi theo mùa và ảnh hưởng của iPhone SE thế hệ thứ 4.
Doanh nghiệp “phập phồng” mừng và lo khi giá cà phê lên cao

Doanh nghiệp “phập phồng” mừng và lo khi giá cà phê lên cao

Giá cà phê hiện chạm ngưỡng 5.000 USD/tấn, mức cao nhất trong 20 năm qua.
Đưa thương hiệu Việt vươn tầm quốc tế

Đưa thương hiệu Việt vươn tầm quốc tế

Dù Việt Nam được mệnh danh là thủ phủ sản xuất mới khi các doanh nghiệp đa quốc gia triển khai chiến lược “Trung Quốc+1”, rất ít thương hiệu nội được người tiêu dùng ngoại biết đến.