Thứ bảy 19/04/2025 11:52
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú: Đồng bộ chính sách tín dụng ưu đãi cho Đề án 1 triệu ha lúa

08/11/2024 15:27
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú chia sẻ với Tạp chí DNHN những giải pháp về tín dụng ưu đãi thực hiện Đề án 1 triệu Ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng ĐBSCL, không chỉ giúp giảm chi phí sản xuất và nâng cao thu nhập cho bà con, các chính sách này còn góp phần khẳng định thương hiệu gạo Việt trên thị trường quốc tế.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú: Đồng bộ chính sách tín dụng ưu đãi cho Đề án 1 triệu ha lúa
Phó Thống đốc Đào Minh Tú chia sẻ về cơ chế tín dụng ưu đãi hỗ trợ phát triển 1 triệu ha lúa giảm phát thải

Thưa ông, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai những cơ chế, chính sách tín dụng ưu đãi nào để hỗ trợ Đề án 1 triệu ha lúa? Những chính sách này có điểm gì nổi bật để đảm bảo hiệu quả?

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Đề án 1 triệu ha lúa theo đề án 1490 của Thủ tướng Chính phủ, chúng tôi nhận thức đây là một trong những nội dung hết sức quan trọng và nếu triển khai Đề án này một cách quyết liệt với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tôi tin rằng đến năm 2030 chúng ta sẽ có 1.000.000 hécta lúa đảm bảo chất lượng cao, giảm phát thải và đạt được những mục tiêu rất quan trọng cho việc phát triển kinh tế xã hội của khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và của cả nước nói chung.

Nhằm mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia tiên phong trong sản xuất lúa chất lượng cao, phát thải thấp, tạo ra những bước đi vững chắc, mang tính đột phá cho ngành lúa gạo Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của xu thế quốc tế mới, khẳng định và giữ vững vị thế của thương hiệu gạo của nước ta trên thị trường quốc tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1490/QĐ-TTg ngày 27/11/2023 phê duyệt Đề án: “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”. NHNN và ngành ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp về tín dụng nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vùng ĐBSCL phát triển sản xuất kinh doanh nói chung và trong sản xuất lúa chất lượng cao nói riêng.

Cũng từ nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của đề án này, ngành Ngân hàng nói chung và ngân hàng Nhà nước đã nhanh chóng xây dựng cơ chế, chính sách tín dụng ưu đãi theo những nội dung của Đề án. Đối với Ngân hàng Nhà nước, trong thời gian qua, toàn bộ các chính sách, cơ chế cho việc triển khai đề án này đã được hoàn thiện, đã được ban hành và cũng như công tác chỉ đạo các ngân hàng thương mại, trước hết là ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, ngân hàng 100 phần trăm vốn Nhà nước, có vai trò chủ lực trong vấn đề cho vay nông nghiệp nông thôn nói chung và vai trò chủ lực để thực hiện thí điểm cũng như chương trình lâu dài sau này, thực hiện triển khai đề án này.

Đến hôm nay thì để hiện thực hóa cũng như cụ thể hóa thì câu chuyện là triển khai như thế nào để giúp cho các đối tượng tham gia vào chuỗi liên kết trong Đề án 1 triệu ha lúa đã được thụ hưởng chính sách ưu đãi về vay vốn tín dụng ưu đãi, thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể cho các chi nhánh, đơn vị thực hiện cụ thể trực tiếp cho vay đến các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long.

Qua khảo sát ngày hôm qua, chúng tôi thấy rằng nếu như thực hiện tốt tất cả những chính sách đã được đặt ra trong quyết định 1490 thì những người tham gia vào chuỗi liên kết này sẽ được thụ hưởng ưu đãi của Nhà nước rất tích cực, mà đây cũng là điều kiện có thể nói là có tính chất quyết định cho việc đảm bảo tính lâu dài, tính ổn định và bền vững của việc liên kết giữa các doanh nghiệp hợp tác xã, hộ nông dân từ khâu cung cấp vật tư ban đầu đến khâu trồng trọt đến khâu chế biến tiêu thụ sản phẩm. Chúng tôi tin rằng sẽ rất thành công.

Ngoài tín dụng ưu đãi, ông có thể chia sẻ thêm về các hỗ trợ khác như kỹ thuật, chuyển đổi số, hay dự báo rủi ro thiên tai để đảm bảo đề án đạt hiệu quả tối ưu, ý nghĩa của Đề án 1 triệu ha lúa trong việc nâng cao thương hiệu gạo Việt trên thị trường quốc tế và bảo vệ môi trường?

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Đề án phát triển 1.000.000 héc ta lúa chất lượng cao giảm phát thải là một trong những nội dung rất quan trọng và nó không chỉ có nhiều ý nghĩa thực hiện mục tiêu kép vừa nâng cao chất lượng gạo để đảm bảo thương hiệu của gạo Việt trên trường quốc tế vừa đảm bảo được vấn đề rất thời sự đó là vấn đề bảo vệ môi trường giảm phát thải hiện nay. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo và có nhiều cơ chế chính sách rất rõ ràng trong quyết định 1490, nhưng vẫn cần sự vào cuộc một cách đồng bộ, sát sao của tất cả các bộ, ngành chính quyền địa phương để tạo ra những cơ chế, chính sách có tính ưu đãi và đem lại những quyền lợi thực sự cho những người tham gia vào chuỗi liên kết này.

Ngân hàng Nhà nước chúng tôi cũng đã triển khai cơ chế tín dụng ưu đãi và cũng mong muốn có cùng những chính sách khác được triển khai một cách đồng bộ thì sẽ tạo ra một cái hiệu ứng tốt hơn, vào cuộc một cách trực tiếp hơn, nhất là người thụ hưởng là các thành viên tham gia chuỗi liên kết cũng nhìn thấy những chính sách ưu đãi không phải chỉ về vấn đề vay vốn tín dụng, kể cả những lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật liên quan đến chuyển đổi số, liên quan đến vấn đề môi trường, liên quan đến vấn đề dự báo rủi ro thiên tai… để đảm bảo đề án thực hiện đạt hiệu quả kinh tế, giảm được giá thành sản xuất, trồng lúa hiện nay, tăng thêm điều kiện thu nhập cho người nông dân cũng như tạo sự chủ động cho các doanh nghiệp, kể cả cung ứng vật tư đầu vào cũng như những doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, tiêu thụ lúa cho bà con.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú: Đồng bộ chính sách tín dụng ưu đãi cho Đề án 1 triệu ha lúa
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết những hỗ trợ cụ thể từ Ngân hàng Nhà nước bao gồm lãi suất vay ưu đãi, chính sách cho vay không cần tài sản đảm bảo và các cơ chế tín dụng dài hạn nhằm đảm bảo sự bền vững cho Đề án.

Phó Thống đốc có thể chia sẻ thêm về kế hoạch truyền thông và phổ biến các chính sách ưu đãi tín dụng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, và bà con nông dân tham gia vào chuỗi liên kết? Việc cho vay không cần tài sản đảm bảo sẽ được thực hiện như thế nào để đảm bảo lợi ích cho bà con nông dân và doanh nghiệp, trong khi vẫn bảo vệ được ngân hàng trước các rủi ro?

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Sau khi lắng nghe ý kiến tại Hội nghị triển khai Chương trình tín dụng ưu đãi thực hiện Đề án 1 triệu Ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng ĐBSCL cũng như tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp hợp tác xã và bà con nông dân thời gian qua… trước hết là chúng tôi sẽ chỉ đạo làm sao tuyên truyền, phổ biến rộng tất cả những doanh nghiệp hợp tác xã những bà con nông dân tham gia vào chuỗi này đều là những đối tượng được thụ hưởng.

Tôi cũng xin nhấn mạnh lại là:

Thứ nhất, những ai tham gia vào chuỗi liên kết này là đối tượng được thụ hưởng chính sách ưu đãi tín dụng, các chính sách ưu đãi sẽ được thông báo rộng rãi cho bà con nông dân thông qua các chính quyền địa phương.

Thứ hai, chỉ đạo ngân hàng nông nghiệp nông thôn là chủ lực cùng với các ngân hàng thương mại khác triển khai rộng rãi các chương trình này và tất nhiên là đảm bảo đúng chính xác quy định những đối tượng được thụ hưởng và những nội dung được đặt ra. Ví dụ như giảm tối thiểu 1% so với lãi suất hiện hành cũng như cơ chế về hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp cho các hợp tác xã hộ dân, rồi vấn đề cho vay không cần tài sản đảm bảo trên cơ sở quản lý được dòng tiền, trên cơ sở các thành viên đã tham gia liên kết rất chặt chẽ thì sẽ giảm thiểu yêu cầu cần thiết. Tạo điều kiện cho vay vốn trung dài hạn đối với doanh nghiệp cần nâng cao năng lực thu mua, chế biến tại chỗ, cũng như là những doanh nghiệp cung ứng vật tư thiết bị hỗ trợ cho bà con trong quá trình nuôi trồng lúa. Tất cả những điều đó sẽ được triển khai thông qua ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam là đơn vị chủ lực cho vay trong giai đoạn thí điểm cũng như các TCTD khác tham gia dự án này thời gian tới.

Thứ ba, chúng tôi cho rằng đây là giai đoạn thí điểm, sẽ tiếp tục lắng nghe tiếp thu những gì có thể còn vướng mắc, những gì chưa đồng bộ, để có thể tư vấn tham mưu với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để có những chỉ đạo phù hợp.

Xin cảm ơn ông về những thông tin chia sẻ.

Bài liên quan
Tin bài khác
Phó Giám đốc NIC Đỗ Tiến Thịnh: Cần xây dựng chiến lược phát triển ngành bán dẫn

Phó Giám đốc NIC Đỗ Tiến Thịnh: Cần xây dựng chiến lược phát triển ngành bán dẫn

Phó Giám đốc NIC Đỗ Tiến Thịnh khẳng định ngành bán dẫn là chìa khóa để Việt Nam làm chủ công nghệ, nâng tầm kinh tế và an ninh quốc gia trong tương lai gần.
TS. Hoàng Việt Hà: Bán dẫn và AI “trụ cột” đưa Việt Nam bứt phá

TS. Hoàng Việt Hà: Bán dẫn và AI “trụ cột” đưa Việt Nam bứt phá

Theo TS. Hoàng Việt Hà công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo sẽ là hai trụ cột đưa Việt Nam bứt phá. Việt Nam có cơ hội lớn nhờ dân số trẻ và dòng vốn đầu tư ngoại.
Chủ tịch HoREA: Đề xuất “trải thảm đỏ” để Phú Quốc sẵn sàng cho APEC 2027

Chủ tịch HoREA: Đề xuất “trải thảm đỏ” để Phú Quốc sẵn sàng cho APEC 2027

Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu đề xuất loạt cơ chế đặc thù giúp Phú Quốc bứt phá, sẵn sàng cho APEC 2027, hướng đến trở thành điểm đến du lịch hàng đầu Đông Nam Á và toàn cầu.
GS.TS Trần Thanh Hải: “Việt Nam cần thiết lập danh mục khoáng chất thiết yếu”

GS.TS Trần Thanh Hải: “Việt Nam cần thiết lập danh mục khoáng chất thiết yếu”

Tại Tọa đàm "Chính sách đặc biệt để phát triển công nghệ chiến lược quốc gia", GS.TS Trần Thanh Hải đề xuất, việc thiết lập danh mục khoáng chất thiết yếu là cấp thiết để bảo đảm an ninh nguyên liệu và chiến lược quốc gia.
GS.TS Lê Anh Tuấn: Muốn Việt Nam bứt phá, phải đầu tư đúng vào công nghệ cốt lõi

GS.TS Lê Anh Tuấn: Muốn Việt Nam bứt phá, phải đầu tư đúng vào công nghệ cốt lõi

Tại buổi tọa đàm, GS.TS Lê Anh Tuấn- Chủ tịch Hội đồng Đại học Bách khoa Hà Nội đã có những chia sẻ sâu sắc về những nhóm công nghệ nền tảng mà Việt Nam cần ưu tiên đầu tư, phát triển trong thời gian tới.
"Liên kết đại học – doanh nghiệp là chìa khóa xây dựng ngành bán dẫn Việt Nam"

"Liên kết đại học – doanh nghiệp là chìa khóa xây dựng ngành bán dẫn Việt Nam"

Đây cũng là đề xuất của GS.TS Trần Xuân Tú - Viện trưởng, Viện Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội tại Tọa đàm khoa học “Chính sách đặc biệt để phát triển công nghệ chiến lược quốc gia” diễn ra sáng ngày 17/4.
GS. TS Nguyễn Đình Đức: Đổi mới sáng tạo là chìa khóa phát triển

GS. TS Nguyễn Đình Đức: Đổi mới sáng tạo là chìa khóa phát triển

Theo GS. TS Nguyễn Đình Đức, vai trò của đổi mới sáng tạo, công nghệ cao và cơ chế pháp lý trong việc đưa Việt Nam vươn lên dẫn đầu trong cách mạng công nghiệp mới và xã hội thông minh.
GS. TSKH Hồ Tú Bảo: Cần đổi mới tư duy về khoa học công nghệ

GS. TSKH Hồ Tú Bảo: Cần đổi mới tư duy về khoa học công nghệ

GS. TSKH Hồ Tú Bảo nhấn mạnh vai trò của dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, kêu gọi Việt Nam thay đổi tư duy phát triển khoa học công nghệ theo hướng gắn với sản xuất và chiến lược quốc gia.
Nghệ sĩ không thể đứng ngoài trách nhiệm khi quảng cáo sai sự thật

Nghệ sĩ không thể đứng ngoài trách nhiệm khi quảng cáo sai sự thật

PGS.TS Bùi Hoài Sơn – Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội – khẳng định trên TPO, nghệ sĩ không thể vô can khi tham gia vào các hoạt động quảng cáo có dấu hiệu sai phạm. Một khi sản phẩm xảy ra vấn đề, việc biện minh là “chỉ đọc kịch bản” là không thể chấp nhận.
TS. Trương Anh Tuấn: Người trẻ cần được hỗ trợ mua nhà đúng cách

TS. Trương Anh Tuấn: Người trẻ cần được hỗ trợ mua nhà đúng cách

TS. Trương Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nhấn mạnh cần định nghĩa rõ "người trẻ" và đề xuất giải pháp phát triển nhà ở xã hội hiệu quả hơn.
Tối ưu hóa chi phí vận hành khách sạn: Bắt đầu từ “vạch xuất phát” chiến lược

Tối ưu hóa chi phí vận hành khách sạn: Bắt đầu từ “vạch xuất phát” chiến lược

Việc liên tục tìm kiếm giải pháp, ứng dụng công nghệ và thích nghi linh hoạt với thay đổi thị trường chính là “chìa khóa sống còn” giúp khách sạn vừa tối ưu chi phí, vừa kiến tạo giá trị bền vững trong dài hạn.
PGS.TS Phạm Thế Anh: Rất khó để quay lại mức thuế cũ, Việt Nam phải thay đổi chiến lược

PGS.TS Phạm Thế Anh: Rất khó để quay lại mức thuế cũ, Việt Nam phải thay đổi chiến lược

Theo PGS.TS Phạm Thế Anh – giảng viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, việc chính quyền Mỹ quyết định tạm hoãn áp dụng mức thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam và một số quốc gia trong vòng 90 ngày là cơ hội để Việt Nam chuẩn bị kỹ lưỡng cho các cuộc thương lượng sắp tới.
TS. Đinh Thế Hiển: Tỷ giá tăng, nông sản Việt Nam hưởng lợi

TS. Đinh Thế Hiển: Tỷ giá tăng, nông sản Việt Nam hưởng lợi

Theo TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế, tỷ giá USD tăng đang mở ra cơ hội vàng cho nông sản Việt Nam, đặc biệt là cà phê, trong khi cũng đặt ra nhiều thách thức về thị trường và tâm lý kinh tế vĩ mô.
TS. Lê Xuân Nghĩa: Xuất khẩu nông sản cần vượt khỏi “vòng tròn quen thuộc”

TS. Lê Xuân Nghĩa: Xuất khẩu nông sản cần vượt khỏi “vòng tròn quen thuộc”

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, doanh nghiệp nông sản Việt không nên phụ thuộc thị trường truyền thống và kêu gọi mở rộng sang các khu vực mới như Trung Á, Đông Âu.
Cần giải pháp nguồn vốn ngoài khuôn khổ tín dụng cho doanh nghiệp SME

Cần giải pháp nguồn vốn ngoài khuôn khổ tín dụng cho doanh nghiệp SME

Trong trao đổi trên TTO, ông Nguyễn Quang Thuân – Chủ tịch FiinGroup – cho rằng, để khối doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) phát triển mạnh mẽ, cần triển khai các giải pháp tiếp cận vốn đột phá, vượt ra khỏi sự phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.