Thứ năm 03/04/2025 13:51
Hotline: 024.355.63.010
Góc nhìn Chuyên gia

Nghị quyết 41 - Khơi khát vọng phồn vinh. Bài IV: Những nhiệm vụ đặt ra về xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam thời kỳ mới

30/11/2023 22:51
Theo chuyên gia kinh tế - Tiến sĩ Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, Nghị quyết 41 đặt ra trong giai đoạn mà chúng ta còn rất nhiều khó khăn nhưng cần có những đột phá để tạo ra sức bật mới.
Ảnh minh họa
Tiến sĩ Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh

Vai trò của đội ngũ doanh nhân

Ngày10/10/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Nghị quyết có nhiều điểm mới về định hướng và giải pháp phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam nhằm hiện thực hóa mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia phát triển vào năm 2045.

Vậy xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới đặt ra những nhiệm vụ quan trọng nào? Chuyên gia kinh tế - Tiến sĩ Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho biết: Đây là Nghị quyết không chỉ ghi lại dấu ấn sự phát triển, đóng góp của đội ngũ doanh nhân mà điểm quan trọng nhất là Nghị quyết vừa đề ra những yêu cầu, đòi hỏi, bên cạnh là cả một niềm hy vọng mà đội ngũ này sẽ thực sự có đóng góp mạnh hơn nữa, tốt hơn nữa cho sự phát triển của đất nước.

Theo ông Thành, Nghị quyết 41 đặt ra trong giai đoạn mà chúng ta còn rất nhiều khó khăn nhưng cần có những đột phá để tạo ra sức bật mới cho bước phát triển tiếp theo của đất nước gắn với khát vọng của đất nước mình, nhất là vào những năm 2035, 2045.

Chia sẻ về những điểm mới quan trọng của Nghị quyết 41 so với Nghị quyết số 09 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam ban hành năm 2011, ông Thành đã đề cập đến các điểm quan trọng:

Đầu tiên, Nghị quyết 41 tập trung vào "vai trò của đội ngũ này" trong "thời kỳ mới, giai đoạn phát triển mới" của đất nước. Thay vì chỉ nhấn mạnh vai trò và đóng góp của doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam, Nghị quyết đi sâu hơn, đặt nặng vào sự đồng hành của họ trong việc thực hiện khát vọng quốc gia, đó là trở thành đất nước công nghiệp hóa, hiện đại vào năm 2030, có thu nhập trung bình cao và phát triển thành một quốc gia phát triển vào năm 2045.

Nghị quyết 41 thể hiện rõ hơn sự đồng hành của doanh nghiệp, đặt doanh nghiệp vào vị thế không chỉ là một phần quan trọng, mà là một lực lượng nòng cốt để đạt được mục tiêu quốc gia. Điều này đặt ra những yêu cầu và thách thức lớn đối với đội ngũ doanh nhân, không phải chỉ ở những doanh nghiệp lớn, những tập đoàn lớn mà cả doanh nghiệp vừa và nhỏ, cả những hộ gia đình kinh doanh, người muốn khởi sự kinh doanh...

Một điểm mới quan trọng khác của Nghị quyết 41 là Bộ Chính trị không chỉ đòi hỏi sự tiến bộ của đội ngũ doanh nhân mà còn đặt ra nhiều chỉ tiêu và yêu cầu cụ thể. Đối với doanh nghiệp lớn, Nghị quyết không chỉ đòi hỏi sự dẫn dắt và sự lan tỏa, mà còn yêu cầu xây dựng và duy trì thương hiệu có liên quan đến thương hiệu quốc gia. Nghị quyết cũng nhấn mạnh vào hỗ trợ từ nhà nước, không chỉ trong việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi mà còn đặt nặng vào khía cạnh "an toàn" cho hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp.

Ông Thành nói: “Hỗ trợ lớn nhất của Nhà nước trong Nghị quyết này, bên cạnh những cái mà chúng ta hay nói là một môi trường kinh doanh thuận lợi cho làm ăn, cho kinh doanh, minh bạch, bình đẳng thì có một điểm rất lưu ý là nhấn rất mạnh vào chữ “an toàn” cho hoạt động kinh doanh sản xuất của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp”.

Ảnh minh họa

Đặc biệt, Nghị quyết đã nhấn mạnh vào hệ thống giải pháp và sự tham gia của hệ thống chính trị trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ doanh nhân và doanh nghiệp Việt. Điều này thể hiện một cách tiếp cận toàn diện, không chỉ tập trung vào các biện pháp và nhận thức mà còn chú trọng đến vai trò của chính trị trong việc đáp ứng các yêu cầu phức tạp của giai đoạn phát triển mới.

Ông Thành cho biết, vai trò của đội ngũ doanh nhân thường nói về những công việc, những hoạt động sản xuất kinh doanh rất cụ thể của họ, về những sản phẩm của họ được cung cấp ra thị trường, sự đón nhận của khách hàng trong nước, ngoài nước đối với sản phẩm. Nói lớn hơn một chút là những đóng góp ấy thể hiện qua việc tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập cho rất nhiều người. Bên cạnh những giá trị vô cùng lớn đó thì đội ngũ doanh nhân cung có những giá trị khác cũng rất lớn lao, gắn với bối cảnh mới hiện nay, tức là vai trò của doanh nhân trong đổi mới sáng tạo, trong thúc đẩy sự phát triển công nghệ.

Tầm vóc doanh nhân

Ảnh minh họa

Trước đây, vai trò trung tâm trong hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia chủ yếu thuộc về Nhà nước. Tuy nhiên, báo cáo Việt Nam 2035 đưa ra khẳng định về một sự thay đổi có ý nghĩa, với ba chủ thể (Nhà nước, Viện, trường và Doanh nghiệp) vẫn duy trì sự kết nối chặt chẽ và hợp tác nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển công nghệ nhưng doanh nhân và doanh nghiệp nay đảm nhận vai trò trung tâm, đồng hành với Nhà nước và Viện, trường để đẩy mạnh quá trình đổi mới sáng tạo quốc gia.

Ông Thành nêu lên một ý nghĩa rất quan trọng, gắn với giai đoạn phát triển mới của Việt Nam. Tức là doanh nhân và doanh nghiệp tác động qua lại rất tốt với hình ảnh của đất nước, dân tộc. Rất nhiều đất nước, rất nhiều nền kinh tế khi nói đến một doanh nghiệp, đến một thương hiệu người ta nghĩ ngay đến đất nước ấy. Khi nghĩ về đất nước ấy thì người ta nghĩ ngay những thương hiệu, những doanh nghiệp, những sức mạnh sản xuất kinh doanh của doanh nhân - doanh nghiệp. Những đóng góp này bên cạnh thương hiệu của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp mang thêm giá trị cho đất nước. Cùng với sự phát triển của doanh nghiệp là sự phát triển của đất nước. Hình ảnh của đất nước phát triển, thân thiện kết nối với thế giới, ẩn chứa sau đấy là sức sống văn hóa rất mãnh liệt, cũng đem lại rất nhiều những giá trị lan tỏa đối với sản phẩm, đối với doanh nghiệp - doanh nhân Việt.

Ông Thành cho rằng, trong 10 năm trở lại đây doanh nghiệp, doanh nhân Việt tuy rằng chưa thật sự đại trà, chưa thật sự nhiều nhưng cũng đã có nhiều doanh nghiệp, nhiều doanh nhân có tầm vóc rất lớn và đã được ghi nhận.

“Chúng ta đều biết là Brand Finance đã định giá thương hiệu của doanh nghiệp Việt và tất nhiên đằng sau đấy chính là những người lãnh đạo doanh nghiệp đó, có những giá trị hàng trăm triệu đô, hàng tỷ đô, trong đó có doanh nghiệp nhà nước, có doanh nghiệp tư nhân. Đây là ghi nhận, nhưng tôi nghĩ cái lớn hơn là doanh nhân - doanh nghiệp Việt đã có bước phát triển rất lớn. Thế nhưng đúng nghĩa lớn thì những con số triệu đô, tỷ đô ấy chưa hẳn đã phản ánh đầy đủ và những điều chúng ta cần phải phấn đấu, những điều cần làm nhiều, làm tốt hơn thế nữa vì nghĩ lớn - tức là thương hiệu ấy không chỉ trong nước, khu vực mà phải mang tầm thế giới. Đằng sau đấy là sự dẫn dắt, sự lan tỏa về công nghệ, về kỹ năng cho rất nhiều những doanh nghiệp khác, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nó còn tạo ra sân chơi, một không gian để qua đó không chỉ là bản thân các tập đoàn, những doanh nghiệp lớn ấy có sức mạnh và sự vươn lên trong nghiên cứu, phát triển công nghệ, trong đổi mới sáng tạo, mà còn là một nơi có thể gắn kết, ươm mầm, hỗ trợ cho những startup, những doanh nghiệp khởi nghiệp và đặc biệt là những doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Nếu nhìn theo góc độ ấy thì doanh nghiệp Việt, kể cả những doanh nghiệp gọi là lớn vẫn còn khoảng cách. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà trong Nghị quyết 41 nhấn rất mạnh nghĩa “lớn” của doanh nghiệp là tính dẫn dắt, sức lan tỏa, cộng vào đó là thương hiệu – tầm không chỉ quốc gia mà còn quốc tế. Thương hiệu ấy gắn với thương hiệu, hình ảnh tốt đẹp nhất có thể cho đất nước, cho nền kinh tế Việt Nam”, ông Thành phân tích.

3 điểm quan trọng nhất với doanh nghiệp

Nghị quyết 41 cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp như: sự phát triển của đội ngũ doanh nhân chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ mới, phần lớn doanh nghiệp vẫn còn có quy mô nhỏ, kỹ năng quản trị hạn chế, trách nhiệm xã hội hay tinh thần dân tộc của một bộ phận doanh nhân - doanh nghiệp còn chưa cao và còn vi phạm pháp luật.

Nhìn nhận về thực tế này, ông Thành cho rằng, câu chuyện này không mới, chúng ta nói nhiều năm rồi. Những hạn chế, những yếu kém nội tại của doanh nghiệp doanh nhân Việt là yếu về vốn, công nghệ, kĩ năng … “Người ta cũng nói hạn chế liên quan đến tầm nhìn: “tầm nhìn xa trông rộng” hay là “ăn xổi ở thì”, nhưng tôi nghĩ giai đoạn hiện nay chúng ta nói rất nhiều là “cần có bước phát triển”, hay nói đầy đủ là doanh nghiệp phải có tính bước ngoặt, tính đột phá”, ông Thành nói.

Theo ông Thành, 3 điểm quan trọng nhất với doanh nghiệp mà đằng sau đó cũng chính là thách thức (có thể là yếu kém) như sau:

Thứ nhất là văn hóa kinh doanh. Trong Nghị quyết 41 cũng nhấn rất mạnh. Đó là một câu chuyện lớn. Đây không chỉ dừng lại ở chỗ tuân thủ luật chơi, học hỏi những thông lệ tốt nhất mà còn hơn thế. Tức là liên quan đến cách kết nối, cách ứng xử, cách làm ăn thế nào cho thật bài bản, với một tầm nhìn, với một khát vọng cho mình và gắn với phát triển của đất nước.

Thứ hai, chúng ta thường ứng xử với các tình huống, ví dụ như bất trắc có thể xảy ra, khó khăn trước mắt… có thể nói khá tốt, thế nhưng bên cạnh cái nhìn xa trông rộng làm sao mang được thêm vào “chất sáng tạo”, sáng tạo không phải chỉ trong phát triển công nghệ mà còn sáng tạo trong quản trị, trong xây dựng vốn xã hội, mạng lưới kết nối…

Thứ ba, gần đây khi chúng ta có những cơ hội rất lớn gắn với những thị trường lớn, những đối tác mạnh, những nhà công nghệ cao… đòi hỏi là phải chuẩn bị. Việc chuẩn bị vốn, chưa hẳn đã quan trọng nhất, mà là chuẩn bị nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đó là kỹ năng, là cách thức quản trị hiệu quả. Hiện nay bên cạnh “tốc độ hơn quy mô”, người ta cũng nói cái rất cần cho Việt Nam là “vốn xã hội”. “Vốn xã hội” còn quý hơn tiền bạc. Đằng sau đấy là văn hóa ứng xử, văn hóa kinh doanh theo nghĩa tốt nhất có thể. “Tôi nghĩ đấy là những điểm rất căn cơ và có nhiều chiều cạnh mới, nhiều đòi hỏi mới mà trong Nghị quyết phần nào cũng phản ánh được vấn đề này”, ông Thành chia sẻ.

Văn hóa thích và dám sáng tạo

Ảnh minh họa

Nghị quyết 41 cũng đã đề ra các nhóm nhiệm vụ và giải pháp, dặc biệt nhấn mạnh việc phải bảo đảm quyền tự do kinh doanh và bảo hộ quyền tài sản hợp pháp và không hình sự hóa quan hệ kinh tế. Điều này được nhiều doanh nhân cho rằng sẽ tạo niềm tin vào môi trường kinh doanh, giúp cho họ yên tâm đầu tư trong bối cảnh rất nhiều văn bản chính sách pháp luật của Việt Nam còn chưa đồng bộ và thiếu thống nhất.

Ông Thành cho rằng, tập hợp các nhóm giải pháp trong Nghị quyết 41“rất toàn diện và khá đầy đủ”. Bên cạnh việc nhìn nhận những giải pháp này theo “góc độ truyền thống” thì trong Nghị quyết đã được ghi đầy đủ và mạnh mẽ hơn. Xây dựng một môi trường kinh doanh bình đẳng, công bằng, minh bạch, và đặc biệt là an toàn để cho nền kinh tế thị trường vận hành một cách hiệu quả nhất là những vấn đề liên quan đến quyền tài sản, giao dịch, thực thi giao dịch (người ta hay gọi là chế tài)… đấy là những cách làm truyền thống mà mình vẫn phải nâng lên nữa. Và ở đây, vai trò nhà nước cũng rất lớn, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân doanh nhân - doanh nghiệp tạo dựng một văn hóa kinh doanh nhưng phải đáp ứng được cuộc chơi lớn mới, theo cách mới khi chúng ta có một nền kinh tế và một đất nước rất mở, là đối tác với rất nhiều nước tầm vóc lớn.

Theo ông Thành, phải gắn xây dựng văn hóa này với đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, kể cả đó là những người quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp, hay là người lao động. Không đơn thuần chỉ là kỹ năng, năng lực quản trị, mà gắn với đó là xây dựng văn hóa của doanh nghiệp và trong văn hóa thì điều rất quan trọng là ứng xử, kết nối, các quy tắc để thực hiện mục tiêu của mình.

“Mấu chốt chính là văn hóa thích và dám sáng tạo. Tôi nghĩ đó là những điểm rất quan trọng để thực sự không chỉ là ghi nhận, mà phải chuyển thành hành động, và hành động sẽ tạo ra những động lực mới, những bước phát triển mới thực sự đột phá cho thực hiện mục tiêu của mỗi người, mỗi doanh nghiệp tốt hơn, hiệu quả hơn, theo nghĩa lớn mạnh cùng với sự phát triển của đất nước, cao nhất là thực hiện được khát vọng để Việt Nam thực sự đi cùng với thời đại, thậm chí có những việc chúng ta có thể tiên phong trong thời đại, như chúng ta hay nói thành nước phát triển vào năm 2045…”, ông Thành khẳng định.

Nguyên Anh

Tin bài khác
Giải pháp nào thúc đẩy chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp ?

Giải pháp nào thúc đẩy chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp ?

Ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý Thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế), cho rằng để thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp, cần thiết phải có những giải pháp thuế rõ ràng và hiệu quả.
TS. Nguyễn Hải Nam: Ba động lực thúc đẩy tăng trưởng bền vững của Việt Nam

TS. Nguyễn Hải Nam: Ba động lực thúc đẩy tăng trưởng bền vững của Việt Nam

TS. Nguyễn Hải Nam, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính Quốc hội, chia sẻ về ba động lực tăng trưởng kinh tế bền vững cho Việt Nam trong giai đoạn 2025 – 2030.
Chiến lược ESG cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Từ áp lực tuân thủ đến cơ hội tăng trưởng

Chiến lược ESG cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Từ áp lực tuân thủ đến cơ hội tăng trưởng

Trong bối cảnh chuyển đổi số và yêu cầu về phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam đang đứng trước áp lực phải thích ứng nhanh chóng để không bị bỏ lại phía sau. Trả lời phỏng vấn Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập, ông Ren Varma – Giám đốc ACCA khu vực Đông Nam Á Lục địa cho biết việc tiếp cận các chuẩn mực ESG và nâng cao năng lực kế toán không chỉ là xu hướng mà là chiến lược sống còn giúp DNNVV tăng khả năng chống chịu, thu hút nguồn lực và phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới.
5 "thung lũng chết" trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

5 "thung lũng chết" trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Tại Hội thảo diễn ra sáng ngày 1/4, TS. Hà Huy Ngọc, Viện Kinh tế Việt Nam đã chỉ rõ những khó khăn trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
TS. Lê Xuân Nghĩa: Cần cải cách mạnh mẽ để thành trung tâm tài chính quốc tế

TS. Lê Xuân Nghĩa: Cần cải cách mạnh mẽ để thành trung tâm tài chính quốc tế

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, các tiêu chí xếp hạng trung tâm tài chính quốc tế và đề xuất giải pháp để Việt Nam phát triển thành trung tâm tài chính khu vực, vượt qua khó khăn về vốn và cơ sở hạ tầng.
TS. Nguyễn Đình Cung: Cần tháo bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

TS. Nguyễn Đình Cung: Cần tháo bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, cần tháo bỏ “điểm nghẽn của điểm nghẽn” để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, giải phóng tiềm năng và tối đa hóa nguồn lực cho nền kinh tế Việt Nam.
PGS. TS Trần Đình Thiên: Tăng trưởng bền vững cần thay đổi tư duy và chính sách

PGS. TS Trần Đình Thiên: Tăng trưởng bền vững cần thay đổi tư duy và chính sách

Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tê Việt Nam, tầm quan trọng của kinh tế tư nhân và thay đổi tư duy để đạt mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam vào năm 2045.
GS. Trần Chủng: Cần giải quyết bài toán vốn cho nhà đầu tư giao thông

GS. Trần Chủng: Cần giải quyết bài toán vốn cho nhà đầu tư giao thông

Theo GS. Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông, vốn là thách thức nhất trong dự án PPP, cần cải cách pháp lý để thúc đẩy đầu tư.
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Vàng là bảo hiểm an toàn cho người dân

TS. Nguyễn Trí Hiếu: Vàng là bảo hiểm an toàn cho người dân

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng, vàng không chỉ là kênh đầu tư mà còn là loại bảo hiểm hữu ích cho người dân, đặc biệt là những người không có bảo hiểm xã hội hoặc nhân thọ.
PGS. TS Trần Đình Thiên: Dòng tiền đầu tư công quyết định tăng trưởng kinh tế

PGS. TS Trần Đình Thiên: Dòng tiền đầu tư công quyết định tăng trưởng kinh tế

Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, dòng tiền đầu tư công mạnh mẽ, cùng các chính sách tài chính, tín dụng, sẽ là yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2025.
"Nếu có được một triệu chuyên gia AI..."

"Nếu có được một triệu chuyên gia AI..."

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch FPT tin rằng, nếu có được một triệu chuyên gia AI, Việt Nam sẽ thực sự sánh vai với cường quốc hàng đầu về công nghệ.
Chuyên gia Phạm Xuân Hòe: Dòng tiền vào nền kinh tế đang thiếu hụt

Chuyên gia Phạm Xuân Hòe: Dòng tiền vào nền kinh tế đang thiếu hụt

Theo ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng Nhà nước, dòng tiền vào nền kinh tế đang thiếu hụt, gây khó khăn cho tăng trưởng. Ngoài ra còn các vấn đề như tín dụng tăng nhanh, tiền chảy ra ngoài và mức đầu tư thấp.
TS. Lê Đức Khánh: Chứng khoán năm 2025 sẽ đi xa hơn các năm trước

TS. Lê Đức Khánh: Chứng khoán năm 2025 sẽ đi xa hơn các năm trước

TS. Lê Đức Khánh nhận định, năm 2025 sẽ là năm đầy cơ hội cho thị trường chứng khoán Việt Nam với sự tăng trưởng GDP cao, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành tài chính, chứng khoán, ngân hàng và bất động sản khu công nghiệp.
TS. Cấn Văn Lực: Nhà đầu tư cần tinh tế, đa dạng hóa để giảm rủi ro

TS. Cấn Văn Lực: Nhà đầu tư cần tinh tế, đa dạng hóa để giảm rủi ro

TheoTS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng BIDV các nhà đầu tư Việt Nam sẽ vượt qua thách thức từ nền kinh tế toàn cầu, đồng thời tận dụng các cơ hội trong bối cảnh khó khăn.
Thị trường chứng khoán năm 2025 -  Cơ hội tăng trưởng và đổi mới

Thị trường chứng khoán năm 2025 - Cơ hội tăng trưởng và đổi mới

Theo Bà Phạm Thị Thuỳ Linh, Trưởng Ban Phát triển Thị trường Chứng khoán Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, với mục tiêu nâng hạng và thu hút vốn ngoại, thị trường chứng khoán Việt Nam đang hướng tới tương lai đầy hứa hẹn. Cải cách, công nghệ và sản phẩm mới là chìa khóa thành công.