Thứ năm 03/04/2025 13:51
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Nghị quyết 41 - Khơi khát vọng phồn vinh. Bài II: Cộng đồng doanh nghiệp "đón" Nghị quyết 41 về doanh nhân Việt trong thời kỳ mới

11/10/2023 15:07
Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 về Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới có nhiều nội dung mới, đáp ứng sự mong đợi của giới doanh nhân và cộng đồng doanh nghiệp.

Bối cảnh mới thôi thúc Nghị quyết số 41-NQ/TW ra đời

Trong không khí phấn khởi của Hội nghị toàn quốc các hiệp hội doanh nghiệp và giới doanh nhân Việt Nam, kỷ niệm 19 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam sáng nay (11/10/2023), ông Phạm Tấn Công - Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã thông tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ mới. Nghị quyết có những nội dung rất mới về quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. Ông Phạm Tấn Công khẳng định, đây không chỉ là những nội dung mới mà còn rất quyết liệt, rất đúng mục tiêu mong đợi của giới doanh nhân và xã hội.

Đại diện cộng đồng doanh nghiệp nhận hoa chúc mừng từ lãnh đạo Nhà nước nhân dịp kỳ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam
Đại diện cộng đồng doanh nghiệp nhận hoa chúc mừng từ lãnh đạo Nhà nước nhân dịp kỳ niệm Ngày Doanh nhân Việt Nam.

Nói về sự ra đời của Nghị quyết số 41-NQ/TW, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An cho biết: Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 về Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới được ban hành trong bối cảnh và sự cần thiết. Kết quả tổng kết Nghị quyết 09-NQ/TW cho thấy sự đúng đắn và kịp thời của Đảng khi cách đây 12 năm khi ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Sau 12 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, chúng ta đã đạt được những kết quả rất quan trọng, tích cực. Tuy nhiên, để tiếp tục xây dựng và phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò và sự đóng góp của đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ mới, góp phần thực hiện mực tiêu phát triển đất nước đến năm 2030 và tầm nhìn 2045 đã được Đại hội XIII của Đảng đề ra, cho thấy cần có một Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về vấn đề này.

Nghị quyết số 41-NQ/TW ra đời trong bối cảnh, tình hình có nhiều thay đổi sâu sắc so với 12 năm trước. Theo đó, thế giới đang chuyển biến nhanh, phức tạp; đại dịch Covid-19 có tác động lớn tới nền kinh tế; quá trình chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ…. Cùng với đó, vai trò, vị thế của đất nước nâng cao, tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam sẽ trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, năm 2045 trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

Song song với sự phát triển của đất nước, đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp đang có những chuyển biến mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, với khát vọng vươn lên đóng góp xứng đáng vào xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Hiện nay, nhiều quan điểm, chủ trương của Đảng có liên quan tới doanh nhân, doanh nghiệp cũng cần được cụ thể hoá một cách đồng bộ.

Đông đảo cộng đồng doanh nghiệp tham dự Hội nghị toàn quốc các hiệp hội doanh nghiệp và giới doanh nhân Việt Nam, kỷ niệm 19 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam
Cộng đồng doanh nghiệp tham dự Hội nghị toàn quốc các hiệp hội doanh nghiệp và giới doanh nhân Việt Nam, kỷ niệm 19 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam.

Nghị quyết mới - kỳ vọng mới của cộng đồng doanh nghiệp

Ngay tại Hội nghị, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An đã giới thiệu những điểm mới trong Nghị quyết số 41-NQ/TW về Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ mới. Theo đó, bên cạnh việc kế thừa những nội dung còn nguyên giá trị của Nghị quyết 09-NQ/TW, Nghị quyết 41-NQ/TW đưa ra những nội dung mới trong quan điểm, định hướng, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp.

Trước hết, về quan điểm, Nghị quyết 41 xác định đội ngũ doanh nhân có vị trí, vai trò quan trọng, đặc biệt nhấn mạnh doanh nhân “là một trong những lực lượng nòng cốt” góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Đồng thời, xây dựng, tôn vinh, cổ vũ đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, khát vọng cống hiến, thượng tôn pháp luật, góp phần phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. “Nghị quyết 41 mới này đã khẳng định, yêu cầu các cấp ủy đảng có trách nhiệm xem xét, đánh giá tôn vinh, động viên và cổ vũ kịp thời các doanh nhân có đóng góp”, Phó Trưởng Ban Đỗ Ngọc An thông tin.

Nghị quyết 41 xác định quan điểm phát huy sức mạnh của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng để doanh nghiệp phát triển và cống hiến là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và đội ngũ doanh nhân gắn với quá trình hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An đã giới thiệu những điểm mới trong Nghị quyết số 41-NQ/TW về Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ mới
Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An đã giới thiệu những điểm mới trong Nghị quyết số 41-NQ/TW về Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ mới.

Nghị quyết 41 đề ra mục tiêu tổng quát Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, có tầm nhìn, trí tuệ, đạo đức, tinh thần kinh doanh, làm giàu chính đáng, năng động, sáng tạo, năng lực quản trị tiên tiến, tuân thủ pháp luật, có đạo đức, văn hoá kinh doanh mang bản sắc dân tộc; có trách nhiệm xã hội, ý thức bảo vệ môi trường, đóng góp xứng đáng cho các mục tiêu phát triển đất nước.

Mục tiêu đến năm 2030, phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phấn đấu ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, một số doanh nghiệp đạt tầm thế giới; một số doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt; một số doanh nghiệp có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn.

Tầm nhìn đến năm 2045, phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu quốc gia phát triển, thu nhập cao, có vị thế, uy tín khu vực và quốc tế; một bộ phận doanh nghiệp có thương hiệu thế giới, dẫn dắt một số chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu.

Đặc biệt, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã nêu 7 nhóm nhiệm vụ giải pháp đồng bộ bảo đảm thực hiện các quan điểm, mục tiêu đã xác định, phù hợp với bối cảnh và tình hình mới trong Nghị quyết 41.

Thứ nhất, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ doanh nhân trong thực hiện mục tiêu phát triển đất nước.

Thứ hai, hoàn thiện chính sách, pháp luật, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng cho doanh nhân, doanh nghiệp phát triển và cống hiến. Theo đó, khẩn trương rà soát, thể chế hoá kịp thời, đầy đủ, đồng bộ đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp; tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, pháp luật về sở hữu, quyền tự do kinh doanh, bảo hộ quyền tài sản hợp pháp, khởi nghiệp, bổ sung chế tài kinh tế phù hợp để xử lý vi phạm, không hình sự hoá quan hệ kinh tế...

Quan tâm xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế số, xã hội số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, các mô hình, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh mới để mở rộng không gian phát triển cho doanh nhân, doanh nghiệp…

Thứ ba, phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh ngang tầm mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Trong đó, ban hành Chiến lược phát triển đội ngũ doanh nhân quốc gia, ngành, địa phương gắn với mục tiêu tổng quát, mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 về xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ mới.

Đồng thời cho biết, Nghị quyết đề ra, có chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp quy mô lớn, có vai trò dẫn dắt một số ngành, lĩnh vực then chốt, trọng yếu, có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp…

Thứ tư, xây dựng đạo đức, văn hoá kinh doanh, phát huy tinh thần dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Thứ năm, tăng cường đoàn kết, hợp tác, liên kết giữa doanh nhân với công nhân, nông dân, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Đặc biệt ở nhóm nhiệm vụ sáu, Nghị quyết 41 đề ra phát huy vai trò của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tổ chức đại diện đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp. "Không thể tách dời đội ngũ doanh nhân ra khỏi cộng đồng doanh nghiệp, phải gắn nhiệm vụ của doanh nhân với sự phát triển chung của cộng đồng doanh nghiệp". Trong đó, tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nhân, doanh nghiệp; phát triển hội viên, phát triển tổ chức ngày càng vững mạnh; là cầu nối vững chắc giữa Đảng với doanh nhân, góp phần cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Các tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt trong tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ doanh nhân; lắng nghe, tập hợp, phản ảnh, phối hợp giải quyết tâm tư, nguyện vọng của doanh nhân, doanh nghiệp; tham gia xây dựng, phản biện và giám sát việc thực hiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, chính sách, pháp luật liên quan; tham gia đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân, thúc đẩy khởi nghiệp, tập hợp, liên kết, hợp tác, hỗ trợ doanh nhân, doanh nghiệp phát triển bền vững; xây dựng, vận động, thúc đẩy, khuyến khích doanh nhân thực hiện chuẩn mực đạo đức, văn hoá kinh doanh; tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu lực hoạt động của các tổ chức đại diện hợp pháp của đội ngũ doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp. Nhà nước nghiên cứu, tạo điều kiện cho các tổ chức đại diện doanh nhân tham gia cung cấp một số dịch vụ công phù hợp.

Thứ bảy, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân.

Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Đỗ Ngọc An tin tưởng Nghị quyết 41 sẽ từng bước đi vào đời sống đi vào các hoạt động của đội ngũ doanh nhân doanh nghiệp Việt Nam, thúc đẩy đội ngũ doanh nhân không ngừng lớn mạnh, đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng doanh nghiệp và của đất nước.

Hà Linh

Tin bài khác
Đề xuất không yêu cầu chụp ảnh căn cước để xác thực tài khoản mạng xã hội

Đề xuất không yêu cầu chụp ảnh căn cước để xác thực tài khoản mạng xã hội

Bộ Công an đã đề xuất quy định trong dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân: các tổ chức và cá nhân cung cấp dịch vụ mạng xã hội, truyền thông trực tuyến không được yêu cầu người dùng chụp ảnh căn cước công dân để xác thực tài khoản mạng xã hội.
Tăng mức chi thuê phòng cho lãnh đạo cấp cao: 4 triệu đồng/ngày

Tăng mức chi thuê phòng cho lãnh đạo cấp cao: 4 triệu đồng/ngày

Theo Thông tư 12/2025/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 4/5, mức chi công tác phí và phụ cấp lưu trú được điều chỉnh tăng; riêng Bộ trưởng và chức danh tương đương được thanh toán tiền thuê phòng ở mức 4 triệu đồng/ngày.
Cơ chế mới về điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân

Cơ chế mới về điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 72/2025/NĐ-CP ngày 28/3/2025 về cơ chế và thời gian điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Nghị định có hiệu lực ngay từ ngày ký.
Bộ Nội vụ đề xuất quy định chi tiết về thời điểm và điều kiện hưởng lương hưu

Bộ Nội vụ đề xuất quy định chi tiết về thời điểm và điều kiện hưởng lương hưu

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến công khai về dự thảo Thông tư quy định chi tiết thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu, cách tính và xác định điều kiện hưởng đối với từng trường hợp nhằm đảm bảo thực hiện chế độ hưu trí theo khoản 4 Điều 101 của Luật Bảo hiểm xã hội.
11 Nghị định về tiền lương, tiền thưởng và quản lý lao động hết hiệu lực từ 15/4/2025

11 Nghị định về tiền lương, tiền thưởng và quản lý lao động hết hiệu lực từ 15/4/2025

Việc ban hành Nghị định 44/2025/NĐ-CP giúp tinh gọn hệ thống văn bản pháp lý, loại bỏ các quy định chồng chéo, trong quản lý lao động và chính sách tiền lương.
Tháo gỡ vướng mắc trong đăng kiểm xe quá khổ, quá tải

Tháo gỡ vướng mắc trong đăng kiểm xe quá khổ, quá tải

Để tháo gỡ khó khăn, Bộ Xây dựng và Cục Đăng kiểm Việt Nam đã chủ động hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở đăng kiểm nhanh chóng trang bị đầy đủ thiết bị và tổ chức kiểm định ngoài trạm theo đúng quy định.
Từ 1/4, sàn thương mại điện tử sẽ khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh

Từ 1/4, sàn thương mại điện tử sẽ khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ, cá nhân kinh doanh

Bắt đầu từ ngày 1/4/2025, các sàn thương mại điện tử sẽ có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên nền tảng của mình. Quy định này được nêu rõ trong Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua.
Những chính sách kinh tế quan trọng có hiệu lực từ tháng 4/2025

Những chính sách kinh tế quan trọng có hiệu lực từ tháng 4/2025

Bắt đầu từ tháng 4/2025, nhiều chính sách mới liên quan đến lĩnh vực kinh tế sẽ chính thức có hiệu lực.
Đề xuất miễn thuế nhập khẩu cho hàng hóa giao dịch qua sàn thương mại điện tử

Đề xuất miễn thuế nhập khẩu cho hàng hóa giao dịch qua sàn thương mại điện tử

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.
Việc đổi giấy tờ sau khi sáp nhập sẽ được thực hiện online và không thu phí

Việc đổi giấy tờ sau khi sáp nhập sẽ được thực hiện online và không thu phí

Việc đổi giấy tờ sau sáp nhập tỉnh sẽ được thực hiện online, không thu phí, lệ phí là nội dung được quy định trong Công văn 43-CV/BCĐ năm 2025.
Đại biểu QH đề xuất giảm thuế cho doanh nghiệp thủy sản, may mặc có nhiều lao động nữ

Đại biểu QH đề xuất giảm thuế cho doanh nghiệp thủy sản, may mặc có nhiều lao động nữ

Đại biểu Quốc hội Tô Ái Vang (Sóc Trăng) đã đưa ra ba kiến nghị liên quan đến dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), trong đó có đề xuất giảm thuế cho doanh nghiệp thủy sản và may mặc sử dụng nhiều lao động nữ.
Bảo lưu lương 6 tháng sau sáp nhập: Đề xuất mới cho cán bộ, công chức

Bảo lưu lương 6 tháng sau sáp nhập: Đề xuất mới cho cán bộ, công chức

Bộ Nội vụ đề xuất chính sách bảo lưu tiền lương và phụ cấp trong 6 tháng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý sau khi sắp xếp đơn vị hành chính. Sau thời gian này, chế độ tiền lương và phụ cấp chức vụ sẽ được áp dụng theo vị trí công tác mới.
Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu 3 mặt hàng ô tô

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu 3 mặt hàng ô tô

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi cho một số mặt hàng, trong đó có 3 loại ô tô theo Danh mục hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định số 26/2023/NĐ-CP.
Quy định mới về xử lý vi phạm hành chính: Những điểm cần lưu ý

Quy định mới về xử lý vi phạm hành chính: Những điểm cần lưu ý

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 68/2025/NĐ-CP, sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Đề xuất tiếp tục giảm thuế GTGT 2% để kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp

Đề xuất tiếp tục giảm thuế GTGT 2% để kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội nhằm giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) để kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và phát triển du lịch trong bối cảnh kinh tế hiện nay.