Thứ sáu 09/05/2025 13:31
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Lợi ích lâu dài từ sự dấn thân của Iceland vào "hành trình xanh"

26/01/2025 20:00
Trong cuộc đua toàn cầu về các giải pháp năng lượng bền vững, Iceland đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể, mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân và tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững.
Nhà máy địa nhiệt và công viên giải trí Blue Lagoon, Iceland. (Ảnh: Getty Images)
Nhà máy địa nhiệt và công viên giải trí Blue Lagoon, Iceland. (Ảnh: Getty Images)

Biến những khó khăn thành thế mạnh, Iceland hiện là một ví dụ điển hình trong việc tận dụng nguồn năng lượng tái tạo.

Ngày nay, gần như toàn bộ điện năng tiêu thụ tại quốc gia nhỏ bé này được cung cấp từ các nguồn năng lượng tái tạo. Cứ 10 ngôi nhà thì có tới 9 ngôi nhà được sưởi ấm trực tiếp từ nguồn năng lượng địa nhiệt.

Quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo của Iceland có thể trở thành nguồn cảm hứng cho các quốc gia khác đang tìm cách gia tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng của mình. Iceland, với biệt danh "vùng đất của lửa và băng", sở hữu sự kết hợp độc đáo giữa địa chất và vị trí ở cực Bắc, đã mang lại cho quốc gia này lợi thế lớn trong việc khai thác năng lượng tái tạo.

Nằm trên vành đai núi lửa Đại Tây Dương giữa hai mảng kiến tạo Bắc Mỹ và Á-Âu, Iceland sở hữu một khu vực núi lửa hoạt động mạnh, cung cấp năng lượng cho các hệ thống địa nhiệt. Bên cạnh đó, khoảng 11% diện tích đất nước được bao phủ bởi các sông băng, sự tan chảy theo mùa của chúng cung cấp nước cho các con sông băng, từ đó góp phần vào nguồn tài nguyên thủy điện phong phú của Iceland. Hơn nữa, quốc gia này còn có tiềm năng lớn về năng lượng gió và đang tích cực khai thác. Trong vòng một thập kỷ tới, các dự án điện gió lớn nhất của Iceland sẽ được triển khai tại công viên Búrfellslundur, với dự kiến lắp đặt 30 tuabin gió gần núi Vaðalda.

Hiện nay, nền kinh tế Iceland, từ việc cung cấp điện và nhiệt cho các hộ gia đình đơn lẻ đến đáp ứng nhu cầu năng lượng cho các ngành công nghiệp, đều được hỗ trợ bởi năng lượng sạch từ thủy điện và địa nhiệt. Các nguồn năng lượng tái tạo này không chỉ mang lại lợi ích về hệ thống sưởi ấm, mà còn được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác như làm tan tuyết trên vỉa hè, sưởi ấm hồ bơi, nuôi trồng thủy sản bằng điện, sản xuất thực phẩm trong nhà kính, chế biến thực phẩm, và sản xuất mỹ phẩm cùng các sản phẩm tiêu dùng khác.

Iceland cũng thúc đẩy phát triển năng lượng điện gió. (Ảnh: Data Center News)
Iceland cũng thúc đẩy phát triển năng lượng điện gió. (Ảnh: Data Center News)

Vì sao Iceland lại quyết tâm mạnh mẽ trong việc triển khai năng lượng tái tạo? Trên thực tế, cho đến những năm 1970, phần lớn năng lượng tiêu thụ ở Iceland vẫn được cung cấp từ nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu. Khi các cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới xảy ra, giá dầu biến động không ngừng, Iceland nhận thấy sự bất ổn và không thể phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu. Quốc gia này cần một nguồn năng lượng ổn định, khả thi về mặt kinh tế và phù hợp với vị trí địa lý đặc biệt của mình tại rìa vòng Bắc Cực. Chính từ đó, công nghệ khoan đã phát triển mạnh mẽ, giúp Iceland có thể khoan sâu hơn để thu thập nước nóng, từ đó có thể sưởi ấm cho nhiều ngôi nhà hơn.

Với bước đi chiến lược, Iceland đã triển khai các dự án lớn về năng lượng tái tạo, đặc biệt là hệ thống sưởi ấm khu vực bằng địa nhiệt, mở rộng quy mô áp dụng thương mại. Các dự án thủy điện cũng bắt đầu phát triển từ những năm 1950, khi những người nông dân cần nguồn điện cho các trang trại của mình. Đến năm 1950, 530 nhà máy thủy điện quy mô vừa và nhỏ đã được xây dựng, tạo ra các hệ thống điện độc lập khắp đất nước.

Để thúc đẩy việc sử dụng năng lượng địa nhiệt, Chính phủ Iceland đã thành lập một Quỹ hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp vay vốn nghiên cứu địa nhiệt và khoan thử nghiệm. Điều này giúp phát triển mạnh mẽ nguồn năng lượng tái tạo, thay thế dần năng lượng hóa thạch. Đồng thời, Iceland còn chú trọng vào phát triển các dự án thủy điện quy mô lớn, với mục tiêu thu hút các ngành công nghiệp mới, tạo việc làm, đồng thời xây dựng lưới điện quốc gia.

Không chỉ dừng lại ở đó, Iceland hiện đang lên kế hoạch thu điện mặt trời từ vũ trụ, trở thành quốc gia đầu tiên thu thập điện mặt trời từ một nhà máy có công suất 30 GW trên quỹ đạo. Dự kiến, dự án này sẽ cung cấp năng lượng cho từ 1.500 đến 3.000 hộ gia đình vào năm 2030. Chương trình sáng kiến bền vững Transition Labs của Iceland đang hợp tác với công ty Reykjavik Energy và công ty Space Solar ở Anh để phát triển một nhà máy năng lượng mặt trời ngoài khí quyển của Trái Đất.

Nhà máy điện địa nhiệt Hellisheidi ở Iceland. (Ảnh: Japan Times)
Nhà máy điện địa nhiệt Hellisheidi ở Iceland. (Ảnh: Japan Times)

Dự án thí điểm nhà máy điện mặt trời ngoài không gian sẽ có chi phí lên tới 800 triệu USD. Dự kiến, hệ thống này sẽ cung cấp điện với chi phí chỉ bằng 1/4 chi phí điện hạt nhân, tức 2,2 tỷ USD mỗi gigawatt, giúp cạnh tranh với các nguồn năng lượng tái tạo trên Trái Đất.

Như vậy, có thể khẳng định rằng nỗ lực bền bỉ của Iceland trong suốt thời gian qua đã mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân và nền kinh tế, đồng thời trở thành một hình mẫu cho các quốc gia khác học hỏi.

Vào đầu thế kỷ XX, một người nông dân Iceland đã sáng tạo ra cách sử dụng nước nóng rỉ ra từ lòng đất để phát triển hệ thống sưởi ấm địa nhiệt cho trang trại của mình. Thành công này đã tạo nền tảng cho các thành phố phát triển dần dần, dẫn đến việc khai thác có hệ thống hơn các nguồn tài nguyên địa nhiệt trong cả nước.

Tin bài khác
Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ hậu cuộc chiến thuế quan, giúp giảm thuế thép và ô tô, nhưng vẫn còn nhiều điều khoản hạn chế và gây tranh cãi.
Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Giá pin giảm và thuế quan của Mỹ đang thúc đẩy Đông Nam Á phát triển điện mặt trời nội địa, buộc các quốc gia trong khu vực phải đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện để ổn định mạng lưới.
Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh có thể là nước đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ sau đợt công bố thuế đối ứng hồi tháng 4, trong bối cảnh Washington theo đuổi các thỏa thuận song phương hẹp nhằm tránh quy trình phê chuẩn kéo dài.
Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Ngoài việc giữ nguyên lãi suất cơ bản lần thứ ba liên tiếp, Fed còn phát đi cảnh báo rủi ro kép từ các chính sách thuế mới, có thể đẩy lạm phát tăng và làm suy yếu thị trường lao động.
Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ đã tăng vọt lên mức kỷ lục 140,5 tỷ USD trong tháng 3/2025, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa nhằm tránh các mức thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc bất ngờ công bố loạt biện pháp kích thích kinh tế nhằm ứng phó đà giảm tốc tăng trưởng, tình trạng giảm phát và căng thẳng thương mại leo thang với Mỹ.
Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận về một cuộc gặp thương mại cấp cao tại Geneva vào tuần này. Cuộc gặp này được kỳ vọng mở ra cơ hội hạ nhiệt căng thẳng thuế quan và khơi thông chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế của Eurozone đã giảm tốc trong tháng 4, khi chỉ số PMI chỉ đạt 50,4, còn ngành dịch vụ gần như đình trệ, lạm phát tiếp tục hạ nhiệt – tạo tiền đề cho khả năng ECB cắt giảm lãi suất.
Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Trước áp lực từ thuế quan và nguy cơ mất việc làm hàng loạt, Trung Quốc đang tận dụng nền kinh tế gig như một “tấm đệm” linh hoạt để ổn định thị trường lao động.
Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ muốn ký thỏa thuận thương mại với Mỹ với đề xuất thuế quan “zero-for-zero” cho thép, linh kiện ô tô và dược phẩm. Cơ hội và thách thức nào đang chờ đợi?
Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Việc Mỹ áp thuế cao khiến Trung Quốc đẩy hàng xuất khẩu vào tiêu thụ nội địa, làm dấy lên lo ngại về một vòng xoáy giảm phát sâu hơn và tạo áp lực lớn lên thị trường lao động.
EU tăng cường hợp tác với CPTPP giữa bất ổn thương mại toàn cầu

EU tăng cường hợp tác với CPTPP giữa bất ổn thương mại toàn cầu

Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét hợp tác chiến lược với CPTPP nhằm bảo vệ trật tự thương mại toàn cầu, trong bối cảnh lo ngại gia tăng về chính sách bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trung Quốc: Nở rộ dịch vụ “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ

Trung Quốc: Nở rộ dịch vụ “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ

Các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc đang tăng cường trung chuyển hàng hóa qua nước thứ ba để che giấu xuất xứ và “rửa” nguồn gốc thật, nhằm né mức thuế cao mà Mỹ áp đặt trong căng thẳng thương mại.
Vì sao Fed nên tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này?

Vì sao Fed nên tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này?

Fed được dự báo sẽ tạm dừng cắt giảm lãi suất trong tuần này, khi giới chức tiền tệ thận trọng trước những tác động còn chưa rõ ràng từ các đợt áp thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản lần đầu “úp mở” khả năng dùng kho trái phiếu Mỹ trị giá hơn 1.000 tỷ USD làm quân bài mặc cả trong đàm phán thương mại với Washington.