Du lịch băng tuyết, tiềm năng cần được đánh thức
- Chúng tôi nghĩ
- 10:40 18/01/2021
DNHN - Những ngày này, tại rất nhiều địa phương ở phía bắc nước ta như đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Sa Pa, đèo Ô Quy Hồ (Lào Cai)… có băng tuyết. Hiện tượng này đang ngày càng trở thành một quy luật, cứ “đến hẹn lại lên”.

Với người Việt Nam, băng tuyết còn là một thứ rất xa lạ. Vì thế, việc xuất hiện của băng tuyết tại những địa điểm trên đã thu hút một lượng người rất lớn từ đủ các vùng trên cả nước, từ các thành thị đến nông thôn, thậm chí cả những người ở vùng sâu vùng xa, đổ xô lên những điểm đó để được thưởng thức tuyết rơi, dù đang có dịch bệnh COVID 19. Trong số những du khách đó, nhiều nhất là giới trẻ
Đặc điểm của băng tuyết ở miền núi phía Bắc nước ta là tuyết rơi không quá dầy, vì vậy không gây cản trở đến giao thông, cũng hoàn toàn không gây cản trở đến đời sống như ở các nước Âu- Mỹ, lại càng không xuất hiện bão tuyết. Cái rét cũng không quá đậm, quá sâu như các nước trên, rét lắm thì cũng chỉ âm một, hai độ bách phân, còn lại là từ một, hai đến không độ. Vì vậy, băng tuyết đã biến cảnh vật ở những nơi nó xuất hiện trở thành những bức tranh thiên nhiên hết sức lãng mạn, nên thơ. Và chính cái lạnh đó lại kích thích sự hoạt động của con người. Vì vậy mà ở các nước Âu- Mỹ, trong khi người ta ở trong nhà những lúc tuyết rơi dầy, còn ở ta thì ngược lại, người dân lại ra khỏi nhà để đến với tuyết.
Việc du khách đổ xô lên núi xem tuyết, thưởng thức tuyết một cách tự phát đã khiến cho các địa phương đó gặp rất nhiều khó khăn: đường đóng băng nên rất trơn, sương mù dầy khiến tầm nhìn bị hạn chế, điều đó luôn luôn tiềm ẩn tai nạn giao thông, và sự thực thì đã có không ít vụ tai nạn giao thông xẩy ra. Do đi lại tự phát nên công tác quản lý gặp không ít lúng túng, việc cung ứng các dịch vụ như ăn, nghỉ không kịp thời, việc phòng chống dịch bị buông lỏng…
Thế nhưng nhu cầu thưởng thức tuyết, du lịch để ngắm tuyết của hàng trăm ngàn người dân là có thực. Và đó chính là tiềm năng của một ngành du lịch rất đáng được các doanh nghiệp quan tâm. Nếu chúng ta biết tổ chức những tua du lịch ngắm băng tuyết một cách bài bản, an toàn và chu đáo, thì sẽ mang lại một nguồn thu không nhỏ.
Muốn làm được điều đó, thì phải có sự chuẩn bị đồng bộ về hạ tầng. Từ đường xá đến phương tiện giao thông, từ trang bị phương tiện chống rét cho đến những cơ sở cung ứng dịch vụ ăn, nghỉ. Nhất là việc phát triển du lịch cộng đồng (Homestay). Việc đốt một đống lửa trong một ngôi nhà sàn du lịch cộng đồng rồi ngồi ngắm tuyết rơi, chắc chắn sẽ mang lại cho du khách những ấn tượng sâu sắc.
Mấy năm nay, du lịch miền Tây Nam bộ mùa nước nổi đã trở nên một ngành kinh doanh càng ngày càng mang lại thu nhập cao cho rất nhiều doanh nghiệp và người dân vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Xin đừng để du lịch băng tuyết chỉ là một tiềm năng mãi mãi ngủ vùi.
Vũ Hữu Sự
Tin liên quan
#tiềm năng
Cùng giới chuyên gia dự đoán về "làn sóng ngầm" đất nền ven biển
Sau cơn sốt đất nền tại nhiều đô thị, đặc biệt là các đô thị lớn như TP.HCM và Hà Nội, thị trường bất động sản đang chứng kiến làn sóng ngầm về săn đất nền ven biển. Sự khan hiếm nguồn cung cùng với giá trị gia tăng cao là những yếu tố quan trọng để phân khúc này tạo nên sức hút đặc biệt cho thị trường.
Ngành sản xuất giấy Việt Nam: Tiềm năng phát triển cùng bài toán nguồn nguyên liệu giấy tái chế
Sáng nay, ngày 16/10/2018, tại Hà Nội, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam (VPPA) phối hợp cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo Ngành sản xuất giấy Việt Nam: Giải pháp chính sách phát triển bền vững. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của gần 100 doanh nghiệp, cơ quan chức năng và các chuyên gia cao cấp trong ngành.

Hòa Bình cơ hội đầu tư hấp dẫn
Sáng ngày 8/8/2018, “Hội nghị giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tư tỉnh Hòa Bình và chia sẻ kinh nghiệm nâng cao chỉ số cạnh tranh (PCI) các tỉnh khu vực phía Bắc” do Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, Trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức tại TP Hòa Bình.
Đọc thêm Chúng tôi nghĩ
Giải cứu nông sản và chính sách
Đại dịch COVID 19 bùng phát trở lại. Do yêu cầu của chống dịch, việc đi lại, lưu thông bị hạn chế, dẫn đến nông sản của nhiều địa phương, như Hải Dương bị ùn ứ.
Bằng giả, những con số kinh hoàng
Công an tỉnh Hưng Yên vừa triệt phá một đường dây làm giả bằng cấp và các giấy tờ khác do hai đối tượng Nguyễn Văn Hùng (Sóc Sơn, Hà Nội) và Hoàng Văn Đức (Bình Gia, Lạng Sơn) cầm đầu.
Cần trí thức hóa nông dân
Hiện trên dưới 60% dân số nước ta đang sinh sống ở nông thôn. Với mỗi gia đình luôn luôn có sự đầu tư, tạo mọi điều kiện cho con học giỏi, thông minh ra thành phố theo học đại học hoặc các ngành nghề khác để thoát cảnh “chân lấm tay bùn”.
Cảm động những chai bia mang tên Hoàng Sa, Trường Sa
Từ đơn đặt hàng của một lãnh đạo Hải quân Việt Nam, nay là lãnh đạo Bộ Quốc phòng, ông Trần Song Hải, Giám đốc Công ty TNHH Seefhrer Premlum Beer, một trong những nhà sản xuất cranft bia (bia thủ công hàng đầu Việt Nam)...
Sao không khởi tố, truy tố kẻ bỏ tiền mua chức?
Thông tin VKSND thành phố Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 2 bị can Cù Đăng Thành và Lê Văn Hồng về tội lừa chạy chức vụ phó vụ quan hệ quốc tế thuộc một bộ cho một người, với chi phí 27,7 tỷ đồng rồi chiếm đoạt, khiến dư luận xã hội xôn xao.
Người tài ở đâu?
Sau một thời gian ấp ủ, mở đầu năm 2021, Bộ Nội vụ đã đưa ra lấy ý kiến góp ý về Dự thảo chiến lược quốc gia thu hút, trọng dụng nhân tài, với mục tiêu từ năm 2026 đến năm 2030, có ít nhất từ 2 đến 5% lãnh đạo cấp bộ là “nhân tài”.
Lại chuyện "hành" doanh nghiệp
Chờ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có nghĩa là doanh nghiệp đã hoàn tất các thủ tục thuê đất. Vậy một tấm giấy chứng nhận, có gì là khó ? Cùng lắm thì chỉ mất vài ngày là xong. Tại sao lại mất đến chừng ấy thời gian?
Nghệ An: Khai tử một chỉ thị đã có tuổi thọ 4 năm
Sau hơn 4 năm thực hiện, Chỉ thị 18/CT-UBND của UBND tỉnh Nghệ An đã phát lộ nhiều bất cập nên UBND tỉnh Nghệ an đã cho khai tử chỉ thị này.
Thưởng Tết và kích cầu tiêu dùng
Với những điểm mới trong Bộ luật Lao động, 2019 về thưởng Tết, hi vọng, đây là dịp để các doanh nghiệp không chỉ tri ân với người lao động, đảm bảo sự công bằng mà còn là cơ hội để kích cầu tiêu dùng, quảng bá thương hiệu hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đến đông đảo người tiêu dùng.
Chống phá rừng và những vấn đề đặt ra ở Đắk Lắk: Nhìn từ các doanh nghiệp Lâm nghiệp
Nhiều năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng, ngăn chặn nạn phá rừng, lấn chiếm đất rừng luôn là vấn đề nóng bỏng ở các tỉnh Tây Nguyên, trong đó có Đắk Lắk. Mặc dù luôn có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân, nhưng tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép vẫn không được ngăn chặn hiệu quả. Diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh ngày càng suy giảm, gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường và kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Những vấn đề đó cần phải được nhìn nhận một cách đầy đủ, khách quan, trung thực trên cơ sở cần có những nghiên cứu, đánh giá của các cấp, các ngành và các cơ quan hữu quan, đồng thời phải có những giải pháp đồng bộ và quyết liệt được đề ra và triển khai thực hiện triệt để giữ rừng, tái sinh rừng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái cũng như bảo đảm sự bình yên cho cuộc sống.