Bài liên quan |
Lương tối thiểu thay đổi lớn từ 1/7/2025: Địa phương nào bị ảnh hưởng nhiều nhất? |
Từ 1/1/2026, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 7,2% |
Người lao động mong tăng lương tối thiểu để ổn định sống |
Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, dự kiến áp dụng từ ngày 1/1/2026. Một trong những điểm nhấn quan trọng của dự thảo lần này là khẳng định rõ quyền lợi hiện hành của người lao động phải được giữ nguyên, dù lương tối thiểu có điều chỉnh tăng.
![]() |
Đề xuất không cắt giảm các chế độ hiện hành khi tăng lương tối thiểu. Ảnh minh họa |
Theo nội dung dự thảo, mức lương tối thiểu vùng dự kiến sẽ được điều chỉnh tăng từ 250.000 đến 350.000 đồng/tháng, tương đương tỷ lệ tăng trung bình khoảng 7,2% so với mức hiện hành. Mục tiêu của việc điều chỉnh nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu và cải thiện thu nhập cho người lao động, trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội đang có nhiều biến động.
Cụ thể, mức lương tối thiểu tháng theo vùng được đề xuất như sau:
Cùng với đó, mức lương tối thiểu theo giờ cũng được điều chỉnh:
Một điểm đáng chú ý được Bộ Nội vụ đặc biệt nhấn mạnh trong dự thảo là việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu không được dùng làm căn cứ để cắt giảm các quyền lợi hiện có của người lao động. Điều này bao gồm các khoản: Tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, các khoản phụ cấp theo quy định pháp luật.
Đồng thời, các thỏa thuận có lợi hơn cho người lao động trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc các văn bản hợp pháp khác phải tiếp tục được duy trì, trừ khi có sự thống nhất thay đổi từ cả hai bên. Chẳng hạn, đối với các vị trí yêu cầu học nghề hoặc đào tạo nghề, người sử dụng lao động vẫn phải trả lương cao hơn ít nhất 7% so với mức tối thiểu.
Sau khi mức lương tối thiểu được điều chỉnh, người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm rà soát lại các thỏa thuận lao động để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. Việc này bao gồm rà soát hợp đồng lao động cá nhân, thỏa ước lao động tập thể cũng như các quy chế nội bộ của doanh nghiệp.
Dự thảo cũng quy định cụ thể nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn hoạt động của người sử dụng lao động. Cụ thể: Doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào sẽ áp dụng mức lương tối thiểu của địa bàn đó. Nếu doanh nghiệp có nhiều đơn vị hoặc chi nhánh tại các địa phương khác nhau, thì mỗi đơn vị sẽ áp dụng mức lương tối thiểu tương ứng với nơi đặt trụ sở.
Trong trường hợp khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau, thì sẽ áp dụng mức cao nhất.
Nếu địa bàn có sự thay đổi về tên gọi hoặc chia tách, thì mức lương tối thiểu sẽ tạm giữ nguyên cho đến khi có quy định mới. Trường hợp địa bàn mới được thành lập từ nhiều địa bàn khác nhau sẽ áp dụng mức cao nhất trong số các địa bàn cũ.