Toàn cảnh Hội nghị
PV: Xin ông cho biết, trong bối cảnh hậu Covid-19 doanh nghiệp gặp khó khăn như thế nào về bài toán năng suất cũng như sản xuất của doanh nghiệp?
Ông Nguyễn Kim Hùng: Chúng ta hiện đang trải qua giai đoạn hậu Covid lần hai. Đầu tiên phải dành lời cảm ơn đến Chính phủ và Cơ quan quản lý nhà nước trong việc dập dịch và sử dụng rất nhiều các nền tảng của khoa học công nghệ để khoanh vùng, tìm kiếm các người F1,F2 có liên quan đến Covid. Đây cũng là câu chuyện của doanh nghiệp, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Báo cáo gần đây đã cho chúng ta thấy đã có gần 100.000 doanh nghiệp đã tạm dừng hoạt động, đây cũng là con số rất đau lòng nhưng thực tế thì nó vẫn là sự thật mà chúng ta phải chấp nhận. Cơ bản trong nhóm các doanh nghiệp tạm dừng này và gần 20.000 doanh nghiệp đã đăng ký giải thể, phần lớn là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, và đó là những doanh nghiệp gần như chưa có hàm lượng công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đây chính là một câu chuyện thực tế.
Khi nhìn xung quanh bối cảnh nền kinh tế thế giới, tất cả các quốc gia có năng suất lao động cao và áp dụng đổi mới sáng tạo đều có những thành quả vượt trội trong thời kỳ của Covid, làm tăng khả năng tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt là thị trường chứng khoán Mỹ, ngược lại so với lại các quy luật về tăng trưởng trước đây, từ nhóm cổ phiếu của công nghệ và khoa học công nghệ đều tăng trưởng vượt trội. Đó cũng chính là điều mà tôi muốn kết luận lại: Đôi khi chúng ta nhìn từ một góc độ khác thì Covid cũng đã mang lại những tín hiệu tích cực về năng suất nói chung, trong đó có năng suất lao động và đổi mới sáng tạo cũng như đổi mới công nghệ vào trong một môi trường kinh doanh để thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam trong tương lai.
Ông Nguyễn Kim Hùng – Chủ tịch Tập đoàn Kim Nam, Phó viện trưởng Viện Khoa học quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa (SISME) phát biểu tại Hội nghị
Với vai trò là Phó Viện trưởng đồng thời là một giảng viên đào tạo cho hơn 10.000 doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp trong nhiều năm qua, tôi có điều kiện tiếp xúc thực tiễn với cộng đồng DNNVV từ các loại ngành nghề khác nhau và thông qua quá trình đó tôi đã đốc thúc ra được một số đề xuất, vấn đề liên quan đến doanh nghiệp SME tại Việt Nam hiện nay, hi vọng nó có thể là gợi ý cho đề án chuyển đổi số Quốc gia đối với doanh nghiệp và hướng tới hình thành nền kinh tế đạt tỷ trọng nền kinh tế số chiếm 30% vào năm 2030 theo như Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Như ông vừa nói, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo chính là cơ hội nhưng để áp dụng thì không phải doanh nghiệp nào có thể làm được. Theo ông, thực tế thì doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải làm gì?
Ông Nguyễn Kim Hùng: Bản chất các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay thì họ đang yếu và thiếu nhiều nguồn lực. Họ đi lên từ nghề và cho nên để có thể hiểu được rằng số hóa, chuyển đổi số thì các doanh nghiệp phải cần có một lộ trình. Theo quan điểm của tôi, Chính phủ nên chia nhỏ định vị tiêu chuẩn cho nhiều loại doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào là doanh nghiệp công nghệ, doanh nghiệp nào là doanh nghiệp số hóa, doanh nghiệp nào là doanh nghiệp chuyển đổi số, doanh nghiệp nào là doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp nào là doanh nghiệp áp dụng đổi mới sáng tạo. Trên cơ sở đó phân chia nó ra để tạo ra hành lang pháp lý cho các loại hình doanh nghiệp này, họ có thể áp dụng từng bước một với số hóa. Tôi giả thiết răng, chúng ta phải thay đổi thông tư của Bộ Khoa học và Công nghệ liên quan đến câu chuyện của doanh nghiệp được trích lập quỹ phát triển khoa học công nghệ. Với doanh nghiệp hiện tại chỉ được chừng 10 % lợi nhuận lợi nhuận trước thuế, con số này là quá nhỏ. Câu chuyện thứ hai, với những doanh nghiệp đổi mới sáng tạo thành công thì cần phải có liên độ khoảng 1 chu kỳ 5 năm giảm thuế hoặc miễn thuế cho những khoản người ta áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo vào sản phẩm. Ví dụ trong 10 loại sản phẩm có 5 sản phẩm họ áp dụng khoa học công nghệ, tạo ra sự gia tăng cao thì nên miễn thuế giá trị gia tăng trong khoảng thời gian đó hoặc giảm. Nếu có một lộ trình miễn, giảm thì điều này sẽ kích thích cho những doanh nghiệp. Bởi vì với việc tạo ra cuộc chơi cạnh tranh về thuế thì nó sẽ kích thích người ta buộc phải áp dụng khoa học công nghệ. Đấy chính là vấn đề về hành lang pháp lý.
Quay trở lại với nội lực của doanh nghiệp, đầu tiên là phải thay đổi về tư duy. Các doanh nghiệp của Việt Nam là nhỏ, siêu nhỏ, ai cũng nói như vậy như chúng ta lại thấy họ đều có tính sáng tạo nhanh và tinh thần bất diệt. Chúng ta ngã rồi đứng lên rất nhanh, áp dụng công nghệ cũng rất là nhanh. Đặc biệt là thế hệ trẻ hiện đại bây giờ đang chiếm tỷ trọng lớn trong cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính vì thế, cần phải thay đổi về tư duy, cách làm việc, cũng như cách suy nghĩ đổi mới, cần phải minh bạch nó ra và mạnh dạn đưa mô hình doanh nghiệp của mình lên trên môi trường Internet, vươn xa hơn là môi trường kinh doanh toàn cầu, trong điều kiện chúng ta có rất nhiều điều kiện thuận lợi từ EVFTA đã có hiệu lực từ 1/8. Chúng ta có thể nhìn thấy gần 6 tỷUSD của EU đã đăng kí đầu tư vào Việt Nam từ 1/8 đến giờ. Như vậy có nghĩa là những doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ sẽ có một cái hệ thống doanh nghiệp phụ trợ, nếu như chúng ta đón đầu được, số hóa được thì chúng ra hoàn toàn có thể đón đầu được việc này.
Theo quan điểm của tôi, việc thứ ba là nâng cao nguồn nhân lực, chúng ta cần phải thực sự nên nghĩ rằng việc đầu tư vào khoa học công nghệ cũng như là tìm kiếm các yếu tố liên quan đến khoa học, công nghệ. Đây là một trong những nhân lực quan trọng và chủ chốt trong hoạt động doanh nghiệp. Thay vì trước đây chúng ta chỉ tập trung vào sale, vào marketing thì giờ đâu đó có thể thêm một nhân sự liên quan về vấn đề khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, đó chính là những cái cơ bản đối với một doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Kim Hùng – Chủ tịch Tập đoàn Kim Nam
Trở về chủ đề Hội thảo hôm nay là bài toán năng suất, covid cũng là cơ hội thúc đẩy tinh gọn hơn bộ máy cũng như năng suất của doanh nghiệp. Ý kiến của ông thế nào về vấn đề này và doanh nghiệp làm thế nào để có thể nâng cao năng suất cũng như tổng thể về mô hình quản trị?
Ông Nguyễn Kim Hùng: Trong hội nghị ngày hôm nay thì Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cũng đã trình bày về các mô hình nâng cao năng suất. Đối với các doanh nghiệp thì tùy loại hình doanh nghiệp, ví dụ như đối với doanh nghiệp sản xuất thì họ phải tập trung sâu vào vấn đề về đổi mới khoa học công nghệ, áp dụng công nghệ để giảm thiểu các chi phí, giảm chi phí sản xuất và tinh gọn sản xuất để làm thế nào đó nâng cao năng suất, ít nhất là với một nhân sự bình thường khi áp dụng khoa học công nghệ vào thì sản lượng trên một nhân sự phải tăng, với kinh doanh thì doanh thu trên một nhân sự phải tăng. Đây là điều kiên quyết, năng suất được đo bằng hiệu quả và hiệu quả cao nhất của một doanh nghiệp phải được đo bằng lợi nhuận trên một nhân sự, nó phải thay đổi và và phải tăng. Lúc đó đồng thời chúng ta phải thay đổi chiến lược về nhân sự, trở thành một chiến lược đầu tư vào con người. Khi đó doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển, có thể nói nhân sự chính là sự thịnh vượng và tồn vong của một doanh nghiệp trong tương lai.
Đây chính là câu chuyện mà ngày hôm nay chúng ta đã bàn rất nhiều nhưng thật khó để có thể miêu tả được hết. Cũng như chúng tôi đã làm điều này trong ba năm trở lại đây, và đến thời điểm hiện tại thì tôi cũng tự tin nói với các anh chị chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa rằng anh/ chị hoàn toàn có thể bắt tay vào việc áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để đưa vào doanh nghiệp của mình. Điều này không hề khó vì chúng tôi mới chỉ có 3 năm mà chúng tôi tương đối đã số hóa được các hoạt động doanh nghiệp và hiện tại đã ra đời được 5 nền tảng cho cả cộng đồng doanh nghiệp. Trong đó có đào tạo, huấn luyện, đào tạo P2P Lending, Crowfunding,.. trong một thời gian rất ngắn, chính vì thế, tất cả các doanh nghiệp đều hoàn toàn có khả năng làm tốt hơn như thế. Xin chúc cho tất cả các doanh nghiệp biết tận dụng lợi thế này và luôn luôn nỗ lực miệt mài hơn nữa để có thể đặt một mục tiêu tốt hơn và nghĩ rằng chúng ta sẽ có nhiều cơ hội tốt hơn trong tương lai đặc biệt là trong bối cảnh là EVFTA đã kí kết.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Kim Hùng đã đề xuất một số các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo:
- Cần xây dựng hành lang pháp lý cụ thể và chi tiết. Ban hành rõ để các doanh nghiệp nhỏ và vừa đặc biệt là siêu nhỏ phân loại rõ các tiêu chuẩn để đánh giá là doanh nghiệp số, tiêu chuẩn doanh nghiệp chuyển đổi số thành công, tiêu chuẩn doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ - đổi mới sáng tạo thành công..
- Đối với các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn chuyển đổi số, doanh nghiệp số: tăng lên mức giới hạn 70% lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp còn lại: Điều chỉnh ở mức giới hạn 30% lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp. Áp dụng trong thời gian từ năm 2021 – 2025, nhằm thúc đẩy đầu tư cho Khoa học Công nghệ tại các Doanh nghiệp.
- Cấp License cho các doanh nghiệp tư nhân, các Trung tâm, các Hiệp hội có thể thành lập Quỹ phát triển Khoa học Công nghệ, có đủ điều kiện pháp lý để chủ động trong việc huy động nguồn lực thông qua các hình thức như: P2P Lending, Crowfunding, …. Giúp đa dạng nguồn lực cũng như khai thác được nguồn lực dư thừa trong dân.
- Thực hiện cơ chế Sandbox trong năm 2021 và thí điểm theo các nhóm loại hình doanh nghiệp: Thương mại, Dịch vụ, Sản xuất – Gia công, Công nghệ Thông tin,….
- Cho phép Viện Khoa học quản trị Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SISME) phối hợp cùng các doanh nghiệp tư nhân tổ chức các khóa đào tạo cấp chứng chỉ nghiên cứu Công nghệ thông tin, chuyển đổi số, nâng cao năng suất hoạt động trong Doanh nghiệp.
- Xây dựng các chính sách hỗ trợ thu nhập (mức cao) cho các cá nhân, chuyên gia đã thành công cho hoạt động đào tạo với vai trò Coaching, Mentor, …hỗ trợ đào tạo cho các doanh nghiệp, cá nhân khác,…. Từ đó xây dựng đội ngũ lên đến hàng chục nghìn người, bao gồm người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam, từ đó tiếp tục chia sẻ kinh nghiệm, chất xám, xây dựng thế hệ kế cận,…
PV