Thứ tư 02/07/2025 01:56
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Đãi vàng tìm cát

12/10/2020 00:00
Sau nước, cát là nguyên liệu quan trọng nhất trên thế giới. Nhưng trữ lượng của nguồn nguyên liệu này đang dần khan hiếm.

Trong cuộc sống hằng ngày, cát có mặt mọi nơi, trong thủy tinh, kem đánh răng, keo xịt tóc, thậm chí trong động cơ máy bay và tất nhiên là trong bê tông. 80% bê tông được cấu thành từ cát. Báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) cho thấy không có nguyên liệu thô nào được sử dụng nhiều hơn cát và sỏi. Nhưng sự bùng nổ xây dựng đã khiến nguyên liệu này đang bị thiếu hụt.

Cạn kiệt dần

Tại Việt Nam và các quốc gia hạ lưu sông Mê Kông, khai thác cát là một ngành công nghiệp chính, cả hợp pháp và bất hợp pháp. Cát được khai thác để bán cho thị trường trong nước và quốc tế. Việc kinh doanh này vẫn tiếp tục mặc dù Việt Nam cấm xuất khẩu cát vào năm 2009. Ước tính dòng sông Mê Kông vận chuyển tối đa 30 triệu tấn cát trong khi 55 triệu tấn cát bị khai thác mỗi năm, dẫn đến hao hụt ít nhất 25 triệu tấn mỗi năm.Vùng đồng bằng đã chứng kiến sự thay đổi diện rộng giữa năm 2003 và 2010, hầu như các vùng đều bị xói mòn, ảnh hưởng mạnh đến cuộc sống của người dân trong vùng và hệ sinh thái nước ngọt trong lòng sông Mê Kông.

Dai vang tim cat

Theo ước tính của UNEP, 3 trong 4 bãi biển trên thế giới có thể biến mất trong tương lai. Điều này là do nguyên liệu thô được khai thác trực tiếp trên các bãi biển, thường là bất hợp pháp và bởi vì các bãi biển đang trượt dốc vì cát đang được rút ra khỏi đáy biển. Toàn bộ các hòn đảo của Indonesia là ví dụ về nạn nhân của hiện tượng này.

Tăng trưởng nhanh chóng trong khu vực đã làm tăng nhu cầu về vật liệu xây dựng và tăng chi phí. Tại Việt Nam, giá cát xây dựng tăng tới 4 lần trong năm 2017, chính điều này đã thúc đẩy sự gia tăng khai thác cát trái phép. Nhiều cảnh báo đưa ra “Việt Nam có thể hết cát vào năm 2020 nếu nhu cầu trong nước tiếp tục vượt quá dự trữ của quốc gia”. Bộ Xây dựng ước tính sẽ cần 2,1-2,3 tỉ m3 cát trong giai đoạn năm 2016-2020, với ước tính tài nguyên chỉ hơn 2 tỉ m3.

Năm 2014, UNEP ước tính từ 26-30 tỉ tấn cát được đổ vào máy trộn xi măng mỗi năm trên toàn thế giới. Kể từ đó, con số này chỉ tăng lên. Nhu cầu về nguyên liệu thô này trong việc mở rộng các đô thị lớn như Singapore, Thượng Hải hay Dubai luôn tăng lên. Các dự án xây dựng lớn ở các thành phố này đã nuốt chửng một khối lượng lớn cát. Cát cũng là nền tảng cho việc mở rộng diện tích đất liền cho những nước như Singapore, quốc gia nhập khẩu cát lớn nhất thế giới. Trong gần 60 năm qua, quốc đảo này đã tăng 20% diện tích và có kế hoạch mở rộng thêm trong tương lai.

Giải pháp thay thế

Các nhà khoa học đã nghiên cứu để giải quyết bài toán về thiếu cát ngày càng trầm trọng. Từ năm 2016, Tập đoàn hóa chất BASF đến từ Đức đã sử dụng phụ gia để chuyển đổi cát không phù hợp với bê tông chất lượng cao như đất sét và mica thành nguyên liệu thô có giá trị cho quá trình sản xuất. Công nghệ cho phép bê tông trộn với các vật liệu thay thế gốc xi măng khác, giúp giảm lượng phát thải CO2. Landmark 81, tòa nhà có chiều cao 461m tại Việt Nam, đã được xây dựng bằng việc kết hợp hỗn hợp bê tông với một lượng tương đối lớn tro bay và xỉ.

“Tro bay rất tốt cho việc làm phụ gia bê tông và vật liệu xây dựng khác do tính phản ứng với nước rất cao và xúc tiến nhanh quá trình đông cứng”, ông Đỗ Thanh Bái, Phó Chủ tịch Hội đồng Trách nhiệm xã hội các doanh nghiệp hóa chất Việt Nam, nhận định với NCĐT, “còn xỉ có khả năng được sử dụng cho ngành xi măng nếu thỏa mãn điều kiện”. Tuy không phải để thay thế cho cát, việc ứng dụng được tro xỉ trong ngành xây dựng các phế phẩm của ngành điện than là một giải pháp hiệu quả cho nền kinh tế xanh.

Tin bài khác
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.
Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Doanh nghiệp Việt cần làm gì để ứng phó hiệu quả với các rào cản phi thuế quan ?

Dù hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang thị trường ASEAN đều được hưởng ưu đãi với mức thuế quan 0%, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn gặp khó khi xuất khẩu nông sản, thủy sản và hàng tiêu dùng do vướng rào cản phi thuế quan.
Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Chính thức luật hóa cơ chế sandbox để thử nghiệm mô hình, công nghệ và chính sách mới

Sáng nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST), đánh dấu một bước chuyển thể chế quan trọng nhằm thúc đẩy sáng tạo, ứng dụng công nghệ và tăng cường bảo hộ kết quả nghiên cứu. Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/10/2025.
“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

“Chốt” thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng

Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc thành lập Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Việt Nam, đặt tại hai thành phố trọng điểm là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.
Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ "nút thắt" về rào cản phi thuế quan tạo lực đẩy cho doanh nghiệp ASEAN vươn xa

Gỡ rào cản phi thuế quan được đánh giá là giúp giảm chi phí giao dịch, thu hút đầu tư, tăng trưởng bền vững và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Xu hướng tiêu dùng mới thị trường Halal: Doanh nghiệp làm gì để thích nghi?

Mức chi tiêu và nhu cầu sử dụng các sản phẩm Halal có xu hướng ngày càng tăng, thúc đẩy tăng quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu dự kiến đạt 3.200 tỷ USD năm 2025, với tốc độ tăng trưởng thị trường bình quân hàng năm đạt 6,2%, nhưng tại sao doanh nghiệp Việt khó tiếp cận?
Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Định hướng ứng phó cho doanh nghiệp Việt trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

Trước sức ép từ chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt đang triển khai ba nhóm giải pháp chủ đạo nhằm giảm thiểu rủi ro và duy trì khả năng cạnh tranh dài hạn: giảm phụ thuộc thương mại, nâng cao hiệu quả hoạt động và tái định vị chiến lược thị trường.
Bộ Tài chính lên tiếng sau lùm xùm loại Sơn Hải khỏi dự án cao tốc

Bộ Tài chính lên tiếng sau lùm xùm loại Sơn Hải khỏi dự án cao tốc

Bộ Tài chính chỉ ra những bất thường trong vụ Tập đoàn Sơn Hải bị loại khỏi cao tốc TP.HCM - Chơn Thành. Nghi vấn minh bạch, hiệu quả trong đấu thầu lớn.
Trái phiếu xanh: Cơ hội vàng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero

Trái phiếu xanh: Cơ hội vàng để Việt Nam đạt mục tiêu Net Zero

Thị trường trái phiếu xanh Việt Nam đang mở rộng mạnh mẽ, hướng đến mục tiêu Net Zero 2050 với nhiều thương vụ phát hành thành công và cơ hội đầu tư hấp dẫn.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Mục tiêu trong “kỷ nguyên vươn mình”

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Mục tiêu trong “kỷ nguyên vươn mình”

Sáng ngày 26/6/2025, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn “Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Thành quả và mục tiêu trong kỷ nguyên vươn mình”. Đây là sự kiện nhằm phổ biến thông tin về Luật Sử dụng Năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIV.
Thứ trưởng Bộ Công Thương cảnh báo “ve sầu thoát xác” trên sàn thương mại điện tử

Thứ trưởng Bộ Công Thương cảnh báo “ve sầu thoát xác” trên sàn thương mại điện tử

Trong bối cảnh thương mại điện tử đang phát triển bùng nổ cả về quy mô giao dịch lẫn tốc độ lan tỏa, cơ quan quản lý nhà nước bắt đầu đối diện với một nguy cơ mới – hiện tượng “ve sầu thoát xác”: các gian thương sau khi bị phát hiện và xử lý vi phạm đã nhanh chóng quay trở lại thị trường dưới danh nghĩa mới, tiếp tục hành vi sai trái.
Quốc hội thông qua Luật sửa 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục đầu tư

Quốc hội thông qua Luật sửa 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục đầu tư

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi 8 luật lớn, mở rộng phân quyền, đơn giản hóa thủ tục, linh hoạt cơ chế PPP. Kỳ vọng lớn cho kinh tế bứt phá.
UBND cấp tỉnh được duyệt chủ trương sân bay, Nhà nước linh hoạt cùng PPP

UBND cấp tỉnh được duyệt chủ trương sân bay, Nhà nước linh hoạt cùng PPP

Quốc hội vừa thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật liên quan đến lĩnh vực tài chính – đầu tư, đáng chú ý là việc trao quyền cho UBND cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư với nhiều nhóm dự án quy mô lớn, trong đó có cả sân bay.
Quốc hội tăng phân cấp, phân quyền cho Chính phủ, địa phương

Quốc hội tăng phân cấp, phân quyền cho Chính phủ, địa phương

Quốc hội thông qua Luật Ngân sách sửa đổi, tăng phân cấp cho Chính phủ, địa phương. Đây là bước đột phá nhằm chủ động điều hành, thúc đẩy phát triển và chống lãng phí.