
Còn 89 doanh nghiệp chưa hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa
Cục Tài chính doanh nghiệp cho biết, từ đầu năm đến nay, các đơn vị vẫn tiếp tục triển khai xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa theo quy định.
Thông tin từ Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính, kết thúc giai đoạn 2016 – 2020, vẫn còn 89 doanh nghiệp chưa hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa theo Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg, công văn số 991/TTg-ĐMDN ngày 10/7/2017 và Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg ngày 15/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ.

Dự kiến, các doanh nghiệp này sẽ tiếp tục triển khai cổ phần hóa theo kế hoạch, trong đó, có những địa phương còn nhiều doanh nghiệp phải cổ phần hóa như: TP Hà Nội cổ phần hóa 13 doanh nghiệp (4 Tổng công ty), chiếm 14% kế hoạch; TPHCM cổ phần hóa 38 doanh nghiệp (11 Tổng công ty), chiếm 40% kế hoạch; Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa 6 doanh nghiệp (3 Tập đoàn, 3 Tổng công ty), Bộ Xây dựng cổ phần hóa 2 Tổng công ty.
Theo Cục Tài chính doanh nghiệp, từ đầu năm đến nay, các đơn vị vẫn tiếp tục triển khai xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa theo quy định. Trong đó, ngày 8/2/2021, EVENGENCO2 đã phối hợp với HOSE và Tư vấn tổ chức bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của Công ty mẹ EVENGENCO2. Số cổ phần đưa ra đấu giá là 580.120.840 cổ phần (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần), giá khởi điểm 24.520 đồng/cổ phần. Số cổ phần bán được là 262.500 cổ phần (tương đương 0.045% tổng số cổ phần bán ra), trong đó Nhà đầu tư nước ngoài mua 210.500 cổ phần. Tổng giá trị cổ phần bán được là 6,4 tỷ đồng.
Linh Anh
Cùng chuyên mục


Hoạt động M&A tại Việt Nam sẽ có thể "giảm nhiệt" dần vào cuối năm

Shopee, Tiki, Lazada dự kiến vẫn phải nộp thuế thay người bán

Giá xăng dầu "kéo" cước dịch vụ vận tải giảm mạnh

Thép Hòa Phát: Sản xuất tăng 2% và tiêu thụ tăng 5%

8 tháng đầu năm 2022, Quảng Ngãi thu ngân sách đạt hơn 21.000 tỷ đồng
-
Đề xuất mở rộng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp là rất đáng hoan nghênh
-
Cải tổ chính sách visa tạo sức hút của điểm đến mang tầm quốc gia
-
VinaCapital: Không có ảnh hưởng của SVB và Credit Suisse đối với kinh tế Việt Nam
-
Cơ chế thúc đẩy hơn nữa các chương trình tín dụng xanh từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước
-
Tính “phiêu lưu” trong việc dùng vốn ngắn hạn đầu tư dài hạn dẫn đến tình trạng mất thanh khoản