Bài liên quan |
Ngừa rủi ro khi thị trường chứng khoán đi lên: Giá vàng hôm nay biến động |
Thị trường chứng khoán tiếp tục lao đao vì khủng hoảng Trung Đông |
SHS đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ trong điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa trong bối cảnh nhiều mục tiêu kinh tế đang phải được cân đối đồng thời kích thích tăng trưởng, ổn định tỷ giá và kiểm soát lạm phát.
Việc duy trì lãi suất ở mức thấp, tăng trưởng tín dụng tích cực và mở rộng cung tiền tiếp tục là những trụ cột chính hỗ trợ thanh khoản thị trường. Dù vậy, áp lực từ tỷ giá và kỳ vọng lạm phát trong nửa cuối năm 2025 khiến chính sách điều hành phải linh hoạt và thận trọng hơn.
Ở yếu tố bên ngoài, các rủi ro từ chính sách thuế quan của Mỹ đã phần lớn được phản ánh vào diễn biến thị trường chứng khoán trong tháng 4. Nhà đầu tư hiện chuyển sự chú ý từ việc “có áp thuế hay không” sang câu hỏi “khi nào sẽ hạ thuế và mức giảm bao nhiêu”.
Đáng chú ý, SHS kỳ vọng Việt Nam đang bước vào một giai đoạn chuyển mình mang tính chiến lược, tương tự quá trình bứt phá của các “con hổ châu Á” trước đây. Xu hướng dịch chuyển đầu tư từ các ngành truyền thống sang công nghệ cao và kinh tế tri thức đang được hình thành, chuẩn bị cho làn sóng công nghệ thứ sáu được xem là động lực tăng trưởng mới trong thập kỷ tới.
![]() |
Thị trường chứng khoán vào “khoảnh khắc thú vị nhất” |
Tính đến cuối tháng 6/2025, VN-Index dao động quanh mốc 1.380 điểm, vượt lên vùng giá trung bình trước thời điểm thị trường phản ánh thông tin về thuế quan. Chỉ số VN30 tiệm cận ngưỡng 1.500 điểm, tương đương với mức bình quân giai đoạn bùng nổ từ cuối năm 2021 đến đầu năm 2022.
SHS dự báo, thị trường chứng khoán trong nửa cuối năm sẽ vận động trong vùng 1.300–1.400 điểm, với xác suất cao là tiệm cận vùng 1.400 điểm, tương ứng mức tăng khoảng 11–12% so với cuối năm 2024. Trường hợp tích cực, VN-Index có thể tiến về vùng 1.420 điểm.
Giá trị giao dịch toàn thị trường cũng được kỳ vọng tăng trưởng khoảng 10%, phản ánh sự trở lại của dòng tiền đầu tư cá nhân và tổ chức trong bối cảnh kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận tích cực hơn.
Cuối tháng 6, vốn hóa thị trường đạt 310 tỷ USD, tương đương khoảng 65% GDP năm 2024. Định giá P/E của VN-Index đang ở mức 14,1 lần – thấp hơn trung bình 5 năm (16,7 lần), và gần với mức trung bình 3 năm gần nhất (14,7 lần). P/E dự phóng (forward P/E) ước tính chỉ khoảng 11,5 lần, cho thấy thị trường vẫn còn hấp dẫn trong bối cảnh lợi nhuận doanh nghiệp dự báo phục hồi.
SHS lưu ý, thị trường hiện không còn nhiều cơ hội “mua rẻ trên diện rộng” như giai đoạn cuối 2023 - đầu 2024. Dòng tiền vì vậy sẽ có xu hướng lựa chọn những cổ phiếu chưa phục hồi mạnh, còn giữ mức định giá hấp dẫn, đồng thời hưởng lợi trực tiếp từ chính sách vĩ mô, dòng tiền đầu tư công và nhu cầu tiêu dùng nội địa.
Trong bối cảnh đó, SHS gọi tên 5 nhóm ngành có triển vọng nổi bật nhất trong nửa cuối năm:
Chính sách “cởi trói pháp lý” đang tạo cú hích lớn cho các dự án nhà ở, với nhiều dự án có thể mở bán trở lại trong năm nay. Cùng với đó, tín dụng bất động sản tăng trưởng cao và lãi suất vay mua nhà được duy trì ở mức thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho cả chủ đầu tư và người mua.
Nhóm công ty chứng khoán hưởng lợi trực tiếp từ thanh khoản tăng và kỳ vọng nâng hạng thị trường trong kỳ rà soát tháng 9. SHS đặc biệt nhấn mạnh nhóm có thế mạnh phục vụ khách hàng tổ chức nước ngoài sẽ được ưu tiên khi dòng vốn ngoại quay trở lại.
Động lực đến từ định hướng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong năm 2025, cùng với mặt bằng lãi suất thấp. Tuy nhiên, biên lãi ròng (NIM) có thể giảm nhẹ do cạnh tranh và xu hướng cho vay giá rẻ. Rủi ro nợ xấu cũng cần theo dõi sát, đặc biệt ở nhóm ngân hàng quy mô nhỏ, vốn mỏng.
Nhu cầu nội địa đang phục hồi nhờ sự tăng tốc của đầu tư công và thị trường bất động sản. Trong đó, phân bón tiếp tục là nhóm có lợi thế nhờ thời tiết thuận lợi, giá nguyên liệu đầu vào thấp và chính sách hỗ trợ thuế VAT.
Lĩnh vực này giữ vai trò trung tâm trong kế hoạch đầu tư công năm 2025, với tổng mức giải ngân dự kiến lên tới 825.000 tỷ đồng, tăng 44% so với năm 2024. Trọng tâm được chuyển hướng sang các dự án đường sắt, metro, trong khi Luật PPP sửa đổi mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các công trình hạ tầng trọng điểm. Đã có 7 dự án cao tốc lựa chọn được nhà đầu tư, với tổng vốn trên 160.000 tỷ đồng chỉ trong 6 tháng đầu năm.
Bức tranh thị trường nửa cuối năm theo SHS là sự kết hợp của lạc quan thận trọng, định giá không còn rẻ như đầu năm, nhưng vẫn đủ hấp dẫn để giải ngân có chọn lọc. Chính sách hỗ trợ tiếp tục đóng vai trò “lá chắn” cho rủi ro vĩ mô, trong khi cơ hội nâng hạng thị trường, chuyển dịch ngành nghề và đầu tư công mạnh mẽ là những yếu tố nền tảng cho triển vọng dài hạn.