Thứ tư 02/07/2025 12:12
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Căng thẳng thương mại: Mỹ đẩy mạnh thuế quan đối với ô tô nhập khẩu

Mỹ sẽ áp thuế 25% lên ô tô nhập khẩu, có thể khiến giá xe tăng mạnh, gián đoạn ngành sản xuất xe hơi. EU và Canada phản đối, liệu ông Trump có giữ lời hứa 'linh hoạt hơn' vào ngày 2/4?
Căng thẳng thương mại: Mỹ đẩy mạnh thuế quan đối với ô tô nhập khẩu
Căng thẳng thương mại: Mỹ đẩy mạnh thuế quan đối với ô tô nhập khẩu.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Tư (26/3) đã công bố kế hoạch áp thuế quan lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu, mở rộng cuộc chiến thương mại toàn cầu mà ông khởi xướng sau khi trở lại Nhà Trắng vào năm nay. Các chuyên gia trong ngành ô tô dự báo động thái này sẽ đẩy giá xe tăng cao và làm chậm quá trình sản xuất.

Cụ thể, Tổng thống Donald Trump phát biểu tại Phòng Bầu dục: "Chúng tôi sẽ áp thuế 25% đối với tất cả các ô tô không được sản xuất tại Hoa Kỳ. Chúng tôi bắt đầu với mức cơ bản 2,5%, là mức hiện tại, và tăng lên 25%".

Theo đó, Tổng thống Mỹ coi thuế quan là công cụ để tăng nguồn thu nhằm bù đắp cho các đợt cắt giảm thuế như đã hứa và khôi phục ngành công nghiệp Mỹ vốn suy giảm lâu nay, và cho biết mức thuế mới này sẽ có hiệu lực từ ngày 2/4. Cùng ngày, ông cũng dự định công bố các mức thuế trả đũa nhằm vào các quốc gia chịu trách nhiệm chính cho thâm hụt thương mại của Mỹ. Việc thu thuế mới đối với ô tô sẽ bắt đầu vào ngày 3/4. Ngoài ô tô, chính sách này cũng sẽ ảnh hưởng đến xe tải nhẹ.

Chi tiết về tuyên bố mà ông Trump ký vẫn đang được làm rõ, nhưng cơ sở pháp lý của nó là một cuộc điều tra an ninh quốc gia Mỹ năm 2019 về ô tô nhập khẩu được thực hiện trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Donald Trump, theo Reuters.

Đáng chú ý, chỉ thị này cũng miễn trừ các linh kiện ô tô tuân thủ Hiệp định Thương mại Mỹ - Mexico - Canada (USMCA), vốn được ông Trump đàm phán trong nhiệm kỳ đầu tiên. Hiệp định này cho phép thương mại giữa Mỹ và hai đối tác lớn nhất được hưởng ưu đãi thuế quan.

Phó thư ký báo chí Nhà Trắng Harrison Fields tuyên bố trên nền tảng X: "Các bộ phận ô tô tuân thủ USMCA sẽ tiếp tục được miễn thuế cho đến khi Bộ trưởng Thương mại, phối hợp với Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP), thiết lập quy trình áp thuế đối với thành phần không có xuất xứ từ Mỹ".

Mỹ đã nhập khẩu lượng hàng hóa ô tô trị giá 474 tỷ USD trong năm 2024, trong đó có 220 tỷ USD là xe du lịch. Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada và Đức – tất cả đều là đồng minh thân cận của Mỹ – là những nhà cung cấp lớn nhất.

Theo tuyên bố đã ký, Tổng thống Donald Trump sẽ cho phép gia hạn tối đa một tháng đối với việc nhập khẩu linh kiện ô tô trước khi áp dụng mức thuế mới.

Căng thẳng thương mại: Mỹ đẩy mạnh thuế quan đối với ô tô nhập khẩu
Các mức thuế mới đối với ô tô dự kiến sẽ đẩy giá xe tăng thêm hàng nghìn USD đối với người tiêu dùng, làm giảm doanh số bán xe mới và gây mất việc làm.

Cổ phiếu “rớt giá”

Trước thông báo của Tổng thống Mỹ, cổ phiếu của các nhà sản xuất ô tô niêm yết tại Mỹ đã giảm do lo ngại rằng thuế quan sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến ngành công nghiệp ô tô toàn cầu, vốn đã bị ảnh hưởng bởi những tuyên bố và quyết định đột ngột của ông Trump.

Thị trường chứng khoán Mỹ cũng đóng cửa trong sắc đỏ do lo ngại về thuế quan, vấn đề đã khiến giới đầu tư bất an trong suốt tháng qua.

Chỉ số S&P 500 giảm 1,1% trước buổi họp báo và đã giảm hơn 4% trong tháng Ba, ghi nhận tháng có hiệu suất tệ nhất trong gần một năm qua. Hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 tiếp tục giảm 0,4% vào tối thứ Tư sau thông báo, báo hiệu một phiên giao dịch ảm đạm vào thứ Năm.

Kể từ khi nhậm chức vào ngày 20/1, ông Donald Trump đã công bố và trì hoãn thuế quan đối với Canada và Mexico, với cáo buộc hai nước này đã cho phép fentanyl – một loại ma túy tổng hợp – tràn vào Mỹ. Ông cũng áp thuế đối với hàng hóa từ Trung Quốc với lý do tương tự.

Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ cũng đã áp thuế nặng đối với thép và nhôm nhập khẩu, đồng thời nhiều lần nhấn mạnh kế hoạch công bố các mức thuế đối ứng toàn cầu. Về tuyên bố sắp tới vào ngày 2/4, ông Trump cho biết các biện pháp này có thể sẽ không hoàn toàn giống như các mức thuế đối ứng mà ông đã tuyên bố trước đó.

Ông Donald Trump cho biết: "Chúng tôi sẽ làm cho nó linh hoạt hơn rất nhiều. Tôi nghĩ mọi người sẽ rất bất ngờ. Trong nhiều trường hợp, nó sẽ thấp hơn mức thuế mà họ đã áp đặt trong nhiều thập kỷ qua".

Tác động tới ngành ô tô Mỹ

Các mức thuế mới đối với ô tô dự kiến sẽ đẩy giá xe tăng thêm hàng nghìn USD đối với người tiêu dùng, làm giảm doanh số bán xe mới và gây mất việc làm, do ngành công nghiệp ô tô Mỹ phụ thuộc nhiều vào linh kiện nhập khẩu, theo Trung tâm Nghiên cứu Ô tô (Center for Automotive Research).

Bà Jennifer Safavian, Chủ tịch kiêm CEO của Autos Drive America – một hiệp hội đại diện cho các nhà sản xuất ô tô nước ngoài, tuyên bố: "Trong bối cảnh chi phí là mối quan tâm hàng đầu của người mua xe, các nhà sản xuất ô tô Mỹ đang nỗ lực cung cấp nhiều mẫu xe có giá cả phải chăng. Việc áp thuế hôm nay sẽ khiến chi phí sản xuất và bán xe tại Mỹ tăng cao, cuối cùng dẫn đến giá cao hơn, ít lựa chọn hơn cho người tiêu dùng và giảm số lượng việc làm trong ngành sản xuất ô tô tại Mỹ".

Thông báo của ông Trump cũng đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Liên minh châu Âu (EU) và Thủ tướng Canada Mark Carney, người gọi đây là "cuộc tấn công trực tiếp" vào người lao động Canada.

Theo đó, ông Carney khẳng định: "Chúng tôi sẽ bảo vệ người lao động của mình, bảo vệ các công ty của mình, bảo vệ đất nước của mình, và chúng tôi sẽ cùng nhau làm điều đó.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen hôm thứ Tư (26/3) cũng đã lên án mức thuế mới.

"Tôi vô cùng tiếc trước quyết định của Mỹ áp thuế đối với ô tô xuất khẩu từ châu Âu", bà von der Leyen tuyên bố, đồng thời nhấn mạnh rằng EU "sẽ tiếp tục tìm kiếm giải pháp đàm phán, đồng thời bảo vệ lợi ích kinh tế của mình".

Tin bài khác
Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Giữa căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc vẫn thể hiện được năng lực tự chủ công nghệ, đương đầu với lệnh hạn chế xuất khẩu từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đông Nam Á: Ứng dụng AI hoặc bị đào thải

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Đông Nam Á: Ứng dụng AI hoặc bị đào thải

Với tốc độ phát triển AI vượt bậc, doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đông Nam Á đã không còn lựa chọn đứng ngoài cuộc đua: Hoặc nhanh chóng ứng dụng AI, hoặc chấp nhận bị đào thải.
Trung Quốc xây dựng “siêu thị trường tiêu dùng” để thúc đẩy tăng trưởng

Trung Quốc xây dựng “siêu thị trường tiêu dùng” để thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Lý Cường khẳng định Trung Quốc đang phát triển thành nền kinh tế tiêu dùng quy mô lớn, đóng vai trò ổn định trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động.
Bất chấp xung đột, doanh nghiệp Trung Quốc vẫn lạc quan ở Trung Đông

Bất chấp xung đột, doanh nghiệp Trung Quốc vẫn lạc quan ở Trung Đông

Dù căng thẳng Iran - Israel leo thang, giới doanh nghiệp Trung Quốc vẫn đổ mạnh hàng hóa vào Dubai và Trung Đông, đồng thời lạc quan về tiềm năng của khu vực này.
Mỹ kéo Trung Quốc vào căng thẳng với Iran vì eo biển Hormuz

Mỹ kéo Trung Quốc vào căng thẳng với Iran vì eo biển Hormuz

Nguy cơ Iran phong tỏa eo biển Hormuz đe dọa đẩy giá dầu vượt mốc 100 USD/thùng, khiến Mỹ cảnh báo trả đũa. Còn Trung Quốc, khách mua dầu lớn nhất của quốc gia vùng Vịnh, bị đẩy vào thế khó.
“Cơn sốt” giá gạo tại Nhật đẩy lạm phát lên cao nhất kể từ 2023

“Cơn sốt” giá gạo tại Nhật đẩy lạm phát lên cao nhất kể từ 2023

Giá gạo tại Nhật Bản tăng 101,7% trong tháng 5/2025, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong hơn 50 năm và đẩy chỉ số lạm phát lõi lên 3,7%, mức cao nhất kể từ tháng 1/2023.
Chi phí bảo hiểm hàng hải tăng vọt do căng thẳng Iran – Israel

Chi phí bảo hiểm hàng hải tăng vọt do căng thẳng Iran – Israel

Giá bảo hiểm cho tàu chở hàng qua vùng Vịnh và Biển Đỏ tăng mạnh trong tuần qua khi xung đột giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang, làm dấy lên lo ngại về rủi ro an ninh hàng hải tại Trung Đông.
Áp lực thuế thuế quan đè nặng lên thị trường bất động sản Singapore

Áp lực thuế thuế quan đè nặng lên thị trường bất động sản Singapore

Tâm lý thị trường bất động sản Singapore giảm mạnh đầu 2025 do lo ngại suy thoái toàn cầu sau động thái áp thuế từ Mỹ, theo khảo sát từ Đại học Quốc gia Singapore (NUS).
Fed hạ triển vọng kinh tế Mỹ, dự báo hai lần giảm lãi suất năm 2025

Fed hạ triển vọng kinh tế Mỹ, dự báo hai lần giảm lãi suất năm 2025

Fed tiếp tục duy trì mức lãi suất cơ bản và dự báo sẽ cắt giảm hai lần trong năm nay, dù kinh tế Mỹ đối mặt với lạm phát cao hơn và tăng trưởng chậm lại vì chính sách thuế của ông Trump.
Nguy cơ hỗn loạn tài chính toàn cầu nếu Mỹ tham chiến tại Trung Đông

Nguy cơ hỗn loạn tài chính toàn cầu nếu Mỹ tham chiến tại Trung Đông

Giới đầu tư cảnh báo thị trường có thể lao dốc mạnh nếu Mỹ tham chiến tại Trung Đông, khi giá dầu tăng và các chính sách thuế của chính quyền ông Trump khiến kinh tế toàn cầu vô cùng mong manh.
Doanh nghiệp Mỹ sử dụng phương pháp “tối ưu thuế” để giảm chi phí

Doanh nghiệp Mỹ sử dụng phương pháp “tối ưu thuế” để giảm chi phí

Khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp thuế diện rộng, nhiều doanh nghiệp Mỹ đang quay lại chiến lược cũ: Điều chỉnh thiết kế sản phẩm để tận dụng mã phân loại hải quan có mức thuế thấp hơn.
"Trump Card" – Visa đầu tư Mỹ giá 5 triệu đô thu hút gần 70.000 đơn đăng ký

"Trump Card" – Visa đầu tư Mỹ giá 5 triệu đô thu hút gần 70.000 đơn đăng ký

Mô hình visa đầu tư mới mang tên “Trump Card” đang thu hút sự quan tâm lớn từ giới doanh nhân toàn cầu, với gần 70.000 người đăng ký chỉ trong vài ngày ra mắt.
Doanh nghiệp xuất khẩu toàn cầu đang đa dạng hóa đồng tiền thanh toán

Doanh nghiệp xuất khẩu toàn cầu đang đa dạng hóa đồng tiền thanh toán

Các doanh nghiệp xuất khẩu toàn cầu đang từ chối nhận thanh toán bằng USD, chuyển sang yêu cầu đồng euro, nhân dân tệ và các đồng tiền địa phương khác, nhằm giảm thiểu rủi ro tỷ giá từ đồng bạc xanh.
Fed có thể hoãn giảm lãi suất đến 2026 vì bất ổn địa chính trị

Fed có thể hoãn giảm lãi suất đến 2026 vì bất ổn địa chính trị

Chiến sự bất ngờ tại Trung Đông và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang khiến triển vọng cắt giảm lãi suất của Fed ngày càng xa vời, thậm chí có thể bị trì hoãn đến tận năm 2026.
Xung đột leo thang tại Trung Đông "đốt nóng" thị trường năng lượng

Xung đột leo thang tại Trung Đông "đốt nóng" thị trường năng lượng

Các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng từ cả Iran và Israel khiến xung đột tại Trung Đông leo thang nghiêm trọng, dấy lên lo ngại rủi ro địa chính trị và khả năng gián đoạn nguồn cung toàn cầu.