Thứ bảy 17/05/2025 19:11
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Các quốc gia ASEAN trước “tầm ngắm” thuế quan đối ứng của Mỹ

Mỹ có thể áp thuế đối ứng với ASEAN: Indonesia, Philippines sẽ “chịu đòn” nặng nhất, ngành điện tử đối mặt rủi ro lớn. Liệu Trung Quốc sẽ trở thành “cứu cánh” cho xuất khẩu khu vực?
Các quốc gia ASEAN trước “tầm ngắm” thuế quan đối ứng của Mỹ
Các quốc gia Đông Nam Á trước “tầm ngắm” thuế quan đối ứng của Mỹ.

Theo báo cáo ngày 21/3 của Maybank, nhiều nước ASEAN có thể sớm bị cuốn sâu vào làn sóng tác động từ kế hoạch áp thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Báo cáo nhận định, dù Việt Nam thường được nhắc đến là quốc gia dễ tổn thương nhất trước chính sách của ông Trump do thặng dư thương mại lớn với Mỹ, nhưng các kế hoạch mới nhất của Tổng thống Mỹ lại có thể gây ra những tác động đáng kể cho Indonesia, Philippines, Malaysia và Thái Lan.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng lưu ý rằng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ASEAN có thể giảm mạnh nếu chênh lệch thuế quan giữa khu vực này và Trung Quốc thu hẹp. Nguy cơ về thuế cũng sẽ khiến các tập đoàn đa quốc gia thận trọng hơn với các khoản đầu tư mới vào ASEAN.

Maybank chỉ ra rằng các mức thuế đối ứng sẽ được xem xét dựa trên 5 yếu tố: Thuế giá trị gia tăng (VAT), rào cản phi thuế quan, thuế đánh vào hàng Mỹ, tỷ giá hối đoái và các hành vi không công bằng. "Điều này có thể đặt Indonesia, Philippines, Thái Lan và Malaysia vào tầm ngắm, không chỉ riêng Việt Nam", ngân hàng này nhấn mạnh.

Theo đó, thuế quan đối ứng cũng tính đến yếu tố tỷ giá hối đoái – điều mà hiện cả Việt Nam và Singapore đều đang nằm trong danh sách theo dõi của Bộ Tài chính Hoa Kỳ.

Dựa trên tính toán về các yếu tố trên (bao gồm thuế nhập khẩu hàng Mỹ cộng VAT), báo cáo của Maybank ước tính Indonesia và Philippines có thể sẽ phải chịu mức thuế đối ứng cao nhất, lần lượt là 16,2% và 15,3%. Trong khi đó, Malaysia và Singapore sẽ chịu mức thuế tương ứng là 9,1% và 9%, do đó ít chịu ảnh hưởng hơn trong khối ASEAN.

Nếu Mỹ chỉ áp thuế đối ứng dựa trên thuế suất trung bình theo trọng số thương mại, Campuchia (12,5%) và Thái Lan (6,2%) sẽ đối mặt với rủi ro lớn nhất do đánh thuế cao nhất lên hàng hóa Mỹ.

Rào cản phi thuế quan và nguy cơ với ngành điện tử

Báo cáo của Maybank cũng cho biết, các rào cản phi thuế phổ biến nhất là tại Philippines, Campuchia và Indonesia, bao gồm những quy định kỹ thuật, thủ tục hải quan và phí cấp phép - như việc Indonesia từng cấm bán iPhone 16 hồi tháng 10/2024.

Tuy nhiên, thuế quan gia tăng cũng có thể đe dọa các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của khu vực ASEAN. Những phát biểu gần đây của Tổng thống Donald Trump cũng cho thấy ý định áp thuế nhập khẩu theo ngành, tập trung vào lĩnh vực bán dẫn, dược phẩm, ô tô và điện tử.

Theo Maybank, mức thuế bán dẫn 25% cùng kiểm soát xuất khẩu chip AI có thể làm suy yếu trầm trọng ngành điện tử của ASEAN, đặc biệt là Malaysia và Singapore. Cụ thể, Malaysia là nhà xuất khẩu bán dẫn lớn nhất sang Mỹ với kim ngạch hơn 10 tỷ USD năm 2023 (chiếm 12% tổng xuất khẩu bán dẫn và 3,3% tổng xuất khẩu của nước này). Trong khi đó, Singapore – đóng vai trò là trung tâm sản xuất chip xử lý lớn của ngành - xuất khẩu phần lớn sản phẩm tới châu Á, nhưng lại thường chuyển sang Mỹ để gia công. Sự sụt giảm nhu cầu chip cũng có thể ảnh hưởng đến ngành thiết bị bán dẫn quan trọng của Singapore.

Ngoài ra, thuế suất 25% với dược phẩm cũng sẽ tác động đến Singapore - nước sản xuất dược lớn nhất ASEAN, xuất 7,4% sản phẩm sang Mỹ trong năm 2023.

Cơ hội từ nhu cầu của Trung Quốc

Sau khi Mỹ áp thuế bổ sung 20% lên hàng hóa Trung Quốc, mức thuế hiệu dụng của Mỹ với nước này đã lên tới 31,7%, cao hơn nhiều so với các nước ASEAN (từ 8% với Campuchia đến 0% với Singapore).

Báo cáo nhận định việc chuyển hướng nhu cầu của thị trường Mỹ từ Trung Quốc sang ASEAN có thể tiếp tục mang lại lợi thế cho xuất khẩu khu vực. Tuy nhiên, lợi ích này sẽ chỉ là ngắn hạn nếu thuế quan đối ứng thu hẹp chênh lệch thuế giữa ASEAN và Trung Quốc.

Ngược lại, thuế trả đũa của Trung Quốc với hàng hóa Mỹ có thể thúc đẩy nhu cầu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với sản phẩm từ ASEAN, đặc biệt là thực phẩm và nông sản. Chẳng hạn, đợt trả đũa gần nhất của Trung Quốc hồi tháng 3/2025 tập trung vào thuế 10-15% với thịt gà, ngô, thịt lợn, thịt bò và hải sản của Hoa Kỳ.

Theo Maybank, kịch bản chuyển dịch nhu cầu này cũng tương tự như trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Donald Trump. Theo đó, xuất khẩu hải sản của Việt Nam sang Trung Quốc đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 2016-2019, trong khi xuất khẩu gia cầm của Thái Lan sang thị trường này cũng tăng gấp đôi mỗi năm từ 2018-2020.

Báo cáo của Maybank kết luận: "Xung đột thương mại đã giúp các nhà xuất khẩu của ASEAN củng cố vị thế lâu dài tại thị trường Trung Quốc".

Tin bài khác
Moody’s hạ tín nhiệm quốc gia Mỹ khi nợ công vượt 36.000 tỷ USD

Moody’s hạ tín nhiệm quốc gia Mỹ khi nợ công vượt 36.000 tỷ USD

Moody’s hạ tín nhiệm quốc gia Mỹ từ mức “Aaa” xuống “Aa1”, viện dẫn nợ công leo thang và thiếu giải pháp tài khóa bền vững, gây lo ngại trên thị trường toàn cầu.
Kinh tế Nhật Bản suy giảm, lo ngại suy thoái kép vì thuế quan Mỹ

Kinh tế Nhật Bản suy giảm, lo ngại suy thoái kép vì thuế quan Mỹ

GDP của Nhật Bản đã giảm 0,7% trong quý I/2025, vượt xa dự báo, giữa lúc tiêu dùng nội địa trì trệ và xuất khẩu sụt giảm, làm dấy lên lo ngại suy thoái kép nếu Mỹ siết thuế quan.
Trung Quốc duy trì kiểm soát đất hiếm dù nới lỏng hạn chế xuất khẩu với Mỹ

Trung Quốc duy trì kiểm soát đất hiếm dù nới lỏng hạn chế xuất khẩu với Mỹ

Mặc dù đã tạm gỡ trừng phạt với 28 công ty Mỹ, Trung Quốc vẫn giữ lệnh cấm xuất khẩu bảy kim loại đất hiếm chiến lược, một công cụ mặc cả quan trọng trong căng thẳng thương mại với Washington.
Chủ tịch Fed: Kỷ nguyên lãi suất thấp đã qua, chính sách cần thích ứng với biến động thực tế

Chủ tịch Fed: Kỷ nguyên lãi suất thấp đã qua, chính sách cần thích ứng với biến động thực tế

Chủ tịch Fed Jerome Powell cảnh báo kinh tế Mỹ cần thích ứng với thời kỳ lãi suất cao dài hạn, khi các cú sốc cung xảy ra thường xuyên và môi trường vĩ mô đã thay đổi đáng kể so với thập kỷ trước.
Máy bay – quân bài chiến lược trong “ngoại giao thương mại” của ông Trump

Máy bay – quân bài chiến lược trong “ngoại giao thương mại” của ông Trump

Từ những hợp đồng hàng tỷ USD đến việc “mượn” chuyên cơ hạng sang của hoàng gia Qatar, máy bay đang trở thành công cụ đắc lực trong chiến lược “ngoại giao thương mại”, giúp ông Trump tạo lợi thế trong đàm phán quốc tế.
Lạm phát Mỹ hạ nhiệt, Fed có thêm lý do trì hoãn giảm lãi suất

Lạm phát Mỹ hạ nhiệt, Fed có thêm lý do trì hoãn giảm lãi suất

Dữ liệu CPI tháng 4/2025 tăng thấp nhất trong hơn 4 năm, cùng với việc thương chiến Mỹ - Trung hạ nhiệt, Fed được kỳ vọng sẽ giữ nguyên lãi suất cho đến tháng 9/2025.
Mỹ giảm thuế "de minimis" cho hàng hóa Trung Quốc, thương chiến hạ nhiệt

Mỹ giảm thuế "de minimis" cho hàng hóa Trung Quốc, thương chiến hạ nhiệt

Chính quyền Tổng thống Donald Trump giảm thuế với hàng hóa “de minimis” từ Trung Quốc, đánh dấu bước nhượng bộ trong thỏa thuận 90 ngày nhằm tháo ngòi căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế.
Thái Lan gửi đề xuất chính thức tới Mỹ để khởi động đàm phán thuế

Thái Lan gửi đề xuất chính thức tới Mỹ để khởi động đàm phán thuế

Chính phủ Thái Lan đã gửi đề xuất tới Mỹ nhằm khởi động đàm phán thuế, cam kết thu hẹp thặng dư thương mại và tăng đầu tư để tránh bị áp thuế đối ứng 36%.
Mỹ - Trung nhất trí cắt giảm thuế, đánh dấu bước đột phá đầu tiên

Mỹ - Trung nhất trí cắt giảm thuế, đánh dấu bước đột phá đầu tiên

Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận cắt giảm mạnh thuế quan trong 90 ngày tới, mở ra bước đột phá đầu tiên trong nỗ lực tháo gỡ căng thẳng thương mại kéo dài.
Thuế quan thúc đẩy doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh tự chủ công nghệ

Thuế quan thúc đẩy doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh tự chủ công nghệ

Giữa chiến tranh thương mại, các công ty Trung Quốc đang đẩy mạnh tự chủ công nghệ, loại bỏ linh kiện và công nghệ nhập khẩu – báo hiệu xu hướng thay đổi cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu.
“Tiến triển đáng kể” sau cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung

“Tiến triển đáng kể” sau cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung

Mỹ và Trung Quốc xác nhận đã đạt “tiến triển đáng kể” sau hai ngày đàm phán thương mại tại Thụy Sĩ. Cơ chế đối thoại mới được thiết lập, mở đường giảm căng thẳng thuế quan giữa hai nền kinh tế.
Cựu quan chức Fed vạch ra lộ trình hạ lãi suất, chỉ trích chính sách hiện tại

Cựu quan chức Fed vạch ra lộ trình hạ lãi suất, chỉ trích chính sách hiện tại

Cựu Thống đốc Fed Kevin Warsh – ứng viên tiềm năng cho vị trí Chủ tịch Fed tiếp theo – đã đưa ra yếu tố cản trở việc hạ lãi suất, đồng thời chỉ trích tư duy “phải tăng thất nghiệp để giảm lạm phát”.
Phó Thủ tướng Hà Lập Phong – Người dẫn đầu đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc là ai?

Phó Thủ tướng Hà Lập Phong – Người dẫn đầu đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc là ai?

Không nói tiếng Anh, kín tiếng và là thân tín của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Phó Thủ tướng Hà Lập Phong là lựa chọn mới của Bắc Kinh để dẫn dắt các cuộc đàm phán thương mại với Washington.
Mỹ xác lập danh sách 20 quốc gia ưu tiên đàm phán, Việt Nam là “ưu tiên cao”

Mỹ xác lập danh sách 20 quốc gia ưu tiên đàm phán, Việt Nam là “ưu tiên cao”

Chính quyền Mỹ đang gấp rút triển khai ưu tiên đàm phán thương mại với khoảng 20 quốc gia, trong đó Việt Nam được xếp vào nhóm “ưu tiên cao” trong số các quốc gia tại Đông Nam Á.
Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh, nhưng bùng nổ với các đối tác khác

Xuất khẩu Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh, nhưng bùng nổ với các đối tác khác

Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong tháng 4/2025 đã giảm 21%, trong khi xuất khẩu sang châu Á và EU tăng mạnh, phản ánh sự dịch chuyển của dòng chảy thương mại toàn cầu.