Thứ bảy 10/05/2025 08:09
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Hãng xe toàn cầu đổ xô chuyển ô tô đến Mỹ trước “bão” thuế quan

24/03/2025 12:48
Các hãng xe quốc tế đang gấp rút vận chuyển ô tô đến Mỹ trước khi vòng thuế mới của ông Trump có hiệu lực vào tháng 4, gây áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hãng xe toàn cầu đổ xô chuyển ô tô đến Mỹ trước “bão” thuế quan
Hãng xe toàn cầu đổ xô chuyển ô tô đến Mỹ trước “bão” thuế quan.

Các nhà sản xuất ô tô quốc tế đang gấp rút vận chuyển xe và linh kiện cốt lõi đến Mỹ để đón đầu vòng thuế quan tiếp theo của Tổng thống Donald Trump, đe dọa gây gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng ô tô toàn cầu.

Đáp ứng yêu cầu từ các hãng xe, các tàu chở ô tô đã được điều đến châu Á và châu Âu nhằm vận chuyển nhiều hơn bình thường “hàng nghìn” chiếc xe đến Mỹ, theo các quản lý trong ngành.

Ông Lasse Kristoffersen, Giám đốc điều hành của Wallenius Wilhelmsen – một hãng vận chuyển ô tô, cho biết có "nhiều đơn hàng từ châu Á hơn khả năng chúng tôi có thể đáp ứng". Công ty này đã tăng công suất để đáp ứng nhu cầu, nhưng ông lưu ý rằng sự gia tăng sẽ còn lớn hơn nếu không có tình trạng thiếu tàu chở ô tô trên toàn ngành.

Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố các mức thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ sẽ có hiệu lực từ ngày 2/4 – cũng là ngày kết thúc thời gian gia hạn 30 ngày cho cam kết áp thuế 25% lên hàng nhập khẩu từ Mexico và Canada.

Các hãng xe Hàn Quốc như Hyundai và Kia nằm trong số những công ty đang tăng cường vận chuyển ô tô sang Mỹ trước thời hạn áp thuế mới, theo một giám đốc điều hành trong ngành vận tải biển. Hãng Hyundai từ chối bình luận về chiến lược của mình nhưng cho biết: "Chúng tôi liên tục tối ưu hóa kế hoạch vận chuyển để thích ứng với điều kiện thị trường".

Bên cạnh đó, một hãng xe Đức cũng xác nhận công ty này đang tăng cường vận chuyển xe từ châu Âu sang Mỹ nhằm đối phó với mối đe dọa thuế quan.

Xu hướng này đã dẫn đến sự gia tăng 22% trong lượng xe xuất khẩu từ EU sang Mỹ trong tháng 2 so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi xe từ Nhật Bản tăng 14% và từ Hàn Quốc đến Bắc Mỹ tăng 15%.

Ông Stian Omli, Phó chủ tịch cấp cao tại Esgian – nền tảng theo dõi tàu chở ô tô, cho biết có một "sự gia tăng đáng kể" trong số lượng tàu di chuyển từ châu Âu sang Mỹ.

Cụ thể, ông Stian Omli nói: “Chúng tôi nhận thấy sự gia tăng từ châu Âu và có lẽ sớm thấy điều tương tự từ Đông Á”, đồng thời ông lưu ý rằng chỉ những tàu đã hoàn thành hành trình mới được tính vào số liệu chính thức. “Rất nhiều tàu chở ô tô báo cáo rằng họ đang hướng đến Mỹ, điều này cho thấy rõ ràng sự gia tăng hoạt động”.

Các công ty sản xuất ô tô và linh kiện tại Mexico và Canada cũng đang chuẩn bị đối phó với thuế quan áp lên hàng nhập khẩu vào Mỹ. Theo đó, hãng Honda cũng đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ vận chuyển từ hai quốc gia này, trong khi Stellantis – chủ sở hữu các thương hiệu Chrysler và Jeep – cho biết họ đang chuyển kho dự trữ vào các nhà máy ở Mỹ và tăng sản lượng trong thời gian hoãn thuế một tháng (sẽ kết thúc vào ngày 2/4 tới).

“Khi nhìn vào số xe mà chúng tôi sản xuất tại Canada và Mexico, chúng tôi đang có khối lượng hàng dự trữ khá tốt tại các đại lý, khoảng 70 đến 80 ngày đối với hầu hết các mẫu xe đó”, ông Doug Ostermann, Giám đốc tài chính của Stellantis, phát biểu.

Ngoài ra, một giám đốc điều hành trong ngành logistics cho biết các nhà sản xuất thiết bị điện tử sử dụng trong ô tô, chẳng hạn như hệ thống âm thanh, cũng đang “tìm cách dự trữ nhiều hơn tại Mỹ”.

Tuy nhiên, không phải hãng xe nào cũng áp dụng chiến lược này. Toyota tuyên bố rằng họ “không tăng nhập khẩu xe vào Mỹ từ Nhật Bản (hoặc từ các quốc gia khác) để đối phó với khả năng áp thuế trong tương lai”, trong khi hai công ty vận tải biển của Nhật Bản cho biết nhu cầu không có nhiều thay đổi.

Mặc dù việc trì hoãn thuế trong 30 ngày đã giúp các hãng xe có thêm thời gian để vận chuyển hàng sang Mỹ, nhưng ông Cody Lusk, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Đại lý Ô tô Quốc tế Mỹ, cho biết điều đáng lo hơn là thời gian hiệu lực của thuế quan và các quốc gia nào sẽ bị ảnh hưởng.

Ông Lusk cho biết: “Tất cả chúng tôi đang chờ xem. Mỗi quốc gia có bị đối xử khác nhau không? Hay tất cả đều như nhau?”.

Ông Kristoffersen từ Wallenius Wilhelmsen cho rằng: “Câu hỏi lớn hơn là thuế quan sẽ tác động đến thương mại ô tô như thế nào trong dài hạn… Khách hàng hiện tại rất bất định về hướng đi của thị trường”.

Tin bài khác
EU nhắm tới 108 tỷ USD hàng hóa Mỹ nếu đàm phán thương mại thất bại

EU nhắm tới 108 tỷ USD hàng hóa Mỹ nếu đàm phán thương mại thất bại

Liên minh châu Âu (EU) đưa ra cảnh báo sẽ áp thuế lên 95 tỷ euro (108 tỷ USD) hàng hóa Mỹ, nếu các đàm phán thương mại với chính quyền ông Trump không đạt được kết quả tích cực.
Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ hậu cuộc chiến thuế quan, giúp giảm thuế thép và ô tô, nhưng vẫn còn nhiều điều khoản hạn chế và gây tranh cãi.
Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Giá pin giảm và thuế quan của Mỹ đang thúc đẩy Đông Nam Á phát triển điện mặt trời nội địa, buộc các quốc gia trong khu vực phải đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện để ổn định mạng lưới.
Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Ngoài việc giữ nguyên lãi suất cơ bản lần thứ ba liên tiếp, Fed còn phát đi cảnh báo rủi ro kép từ các chính sách thuế mới, có thể đẩy lạm phát tăng và làm suy yếu thị trường lao động.
Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ đã tăng vọt lên mức kỷ lục 140,5 tỷ USD trong tháng 3/2025, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa nhằm tránh các mức thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc bất ngờ công bố loạt biện pháp kích thích kinh tế nhằm ứng phó đà giảm tốc tăng trưởng, tình trạng giảm phát và căng thẳng thương mại leo thang với Mỹ.
Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận về một cuộc gặp thương mại cấp cao tại Geneva vào tuần này. Cuộc gặp này được kỳ vọng mở ra cơ hội hạ nhiệt căng thẳng thuế quan và khơi thông chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế của Eurozone đã giảm tốc trong tháng 4, khi chỉ số PMI chỉ đạt 50,4, còn ngành dịch vụ gần như đình trệ, lạm phát tiếp tục hạ nhiệt – tạo tiền đề cho khả năng ECB cắt giảm lãi suất.
Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Trước áp lực từ thuế quan và nguy cơ mất việc làm hàng loạt, Trung Quốc đang tận dụng nền kinh tế gig như một “tấm đệm” linh hoạt để ổn định thị trường lao động.
Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ muốn ký thỏa thuận thương mại với Mỹ với đề xuất thuế quan “zero-for-zero” cho thép, linh kiện ô tô và dược phẩm. Cơ hội và thách thức nào đang chờ đợi?
Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Việc Mỹ áp thuế cao khiến Trung Quốc đẩy hàng xuất khẩu vào tiêu thụ nội địa, làm dấy lên lo ngại về một vòng xoáy giảm phát sâu hơn và tạo áp lực lớn lên thị trường lao động.
EU tăng cường hợp tác với CPTPP giữa bất ổn thương mại toàn cầu

EU tăng cường hợp tác với CPTPP giữa bất ổn thương mại toàn cầu

Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét hợp tác chiến lược với CPTPP nhằm bảo vệ trật tự thương mại toàn cầu, trong bối cảnh lo ngại gia tăng về chính sách bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trung Quốc: Nở rộ dịch vụ “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ

Trung Quốc: Nở rộ dịch vụ “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ

Các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc đang tăng cường trung chuyển hàng hóa qua nước thứ ba để che giấu xuất xứ và “rửa” nguồn gốc thật, nhằm né mức thuế cao mà Mỹ áp đặt trong căng thẳng thương mại.
Vì sao Fed nên tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này?

Vì sao Fed nên tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này?

Fed được dự báo sẽ tạm dừng cắt giảm lãi suất trong tuần này, khi giới chức tiền tệ thận trọng trước những tác động còn chưa rõ ràng từ các đợt áp thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản lần đầu “úp mở” khả năng dùng kho trái phiếu Mỹ trị giá hơn 1.000 tỷ USD làm quân bài mặc cả trong đàm phán thương mại với Washington.