Thứ tư 30/04/2025 01:42
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang tiến gần đến “điểm đảo chiều”

21/03/2025 17:25
Thị trường bất động sản Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi sau thời gian dài suy thoái, với doanh số bán nhà tăng tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, các chỉ số kinh tế vẫn cho thấy nhiều thách thức cần vượt qua.
Thị trường bất động sản Trung Quốc đang tiến gần đến “điểm đảo chiều”
Thị trường bất động sản Trung Quốc đang tiến gần đến “điểm đảo chiều”.

Các nhà phân tích của Ngân hàng Đầu tư UBS hôm thứ Tư (19/3) đã trở thành nhóm mới nhất nâng kỳ vọng rằng thị trường bất động sản ảm đạm của Trung Quốc đang dần ổn định.

Ông John Lam, Trưởng bộ phận nghiên cứu bất động sản châu Á - Thái Bình Dương và Trung Quốc tại Ngân hàng Đầu tư UBS, phát biểu: "Sau bốn đến năm năm suy thoái, chúng tôi đã bắt đầu thấy một số tín hiệu tích cực. Tất nhiên, những tín hiệu này không xuất hiện trên toàn quốc mà có thể chỉ mang tính cục bộ. Nhưng so với trước đây, tình hình hiện tại có phần lạc quan hơn".

Theo đó, một chỉ báo quan trọng là doanh số bán nhà tại các thành phố lớn của Trung Quốc đang có dấu hiệu cải thiện.

Cụ thể, theo phân tích của CNBC, tính đến thứ Tư (19/3), doanh số bán nhà cũ tại năm thành phố lớn của Trung Quốc đã tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Ở Trung Quốc, danh mục này thường được gọi là "giao dịch nhà thứ cấp", trái ngược với thị trường sơ cấp - nơi chủ yếu bao gồm các căn hộ mới xây.

UBS hiện dự báo giá nhà tại Trung Quốc có thể ổn định vào đầu năm 2026, sớm hơn so với dự báo trước đó là giữa năm 2026. Họ kỳ vọng giao dịch trên thị trường thứ cấp có thể chiếm một nửa tổng số giao dịch vào năm 2026.

Những tín hiệu tích cực

Hơn nữa, UBS đã xem xét bốn yếu tố - lượng hàng tồn kho thấp, giá đất tăng, doanh số bán nhà thứ cấp gia tăng và giá thuê nhà đi lên - từng là chỉ báo về bước ngoặt của thị trường bất động sản giai đoạn 2014-2015. Tính đến tháng 2/2025, chỉ có giá thuê là chưa cho thấy sự cải thiện, theo UBS.

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc vào tháng 9/2024 đã kêu gọi "chặn đứng" đà suy giảm của lĩnh vực bất động sản, vốn chiếm phần lớn tài sản hộ gia đình và từng đóng góp hơn 1/4 GDP của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Những tập đoàn lớn như Evergrande đã vỡ nợ, trong khi doanh số bán bất động sản đã giảm gần một nửa kể từ năm 2021, xuống còn khoảng 9,7 nghìn tỷ nhân dân tệ (1,34 nghìn tỷ USD) vào năm ngoái, theo S&P Global Ratings.

Thị trường bất động sản Trung Quốc bắt đầu suy thoái từ cuối năm 2020, sau khi Bắc Kinh siết chặt kiểm soát việc các nhà phát triển phụ thuộc quá nhiều vào nợ để tăng trưởng. Dù chính quyền trung ương và địa phương đã triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ trong 18 tháng qua, thị trường bất động sản vẫn chưa thoát khỏi khó khăn.

Tuy nhiên, sau khi các biện pháp kích thích mạnh mẽ hơn được công bố vào cuối năm ngoái, các nhà phân tích bắt đầu dự đoán thị trường có thể sẽ chạm đáy sớm nhất là vào cuối năm 2025.

Hồi tháng 1/2025, S&P Global Ratings tiếp tục giữ quan điểm rằng thị trường bất động sản Trung Quốc sẽ ổn định vào nửa cuối năm 2025, với kỳ vọng rằng "lượng giao dịch nhà thứ cấp tăng vọt" sẽ là chỉ báo sớm cho sự phục hồi của thị trường sơ cấp.

Đến cuối tháng 2, nhà Kinh tế trưởng Trung Quốc của Macquarie, ông Larry Hu, đã chỉ ra ba tín hiệu "tích cực" có thể hỗ trợ thị trường chạm đáy trong năm nay. Ông lưu ý rằng ngoài các biện pháp chính sách, lượng hàng tồn kho chưa bán đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2011, và khoảng cách thu hẹp giữa lãi suất thế chấp và lợi suất cho thuê có thể thúc đẩy người mua chọn mua nhà thay vì thuê.

Tuy nhiên, trong một email tuần này, ông Larry Hu cho biết thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn cần sự hỗ trợ tài chính từ ngân hàng trung ương.

Bà Michelle Kwok, Trưởng bộ phận bất động sản châu Á của HSBC, vào tháng 2 nhận định có "10 dấu hiệu" cho thấy thị trường bất động sản Trung Quốc đã chạm đáy. Danh sách này bao gồm sự phục hồi của doanh số bán nhà mới, giá nhà và sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài.

Ngoài các doanh nghiệp nhà nước, "vốn nước ngoài đã bắt đầu đổ vào thị trường bất động sản" của Trung Quốc, báo cáo của HSBC cho biết, đồng thời lưu ý rằng "hai nhà phát triển và quỹ đầu tư từ Singapore đã mua đất tại Thượng Hải vào ngày 20/2".

Các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang tìm kiếm những cách tiếp cận thay thế để tham gia thị trường bất động sản Trung Quốc sau khi Bắc Kinh công bố kế hoạch thúc đẩy phát triển nhà ở giá rẻ cho thuê.

Vẫn chưa thoát khỏi khó khăn

Tuy nhiên, các số liệu vẫn phản ánh tình trạng khó khăn của thị trường bất động sản Trung Quốc. Đầu tư vào bất động sản trong hai tháng đầu năm nay vẫn giảm gần 10%, theo một loạt số liệu kinh tế chính thức được công bố hôm thứ Hai (17/3).

"Lĩnh vực bất động sản đặc biệt đáng lo ngại khi các chỉ số quan trọng đều ở mức âm, với tốc độ giảm tăng trưởng diện tích khởi công dự án mới lên -29,6% trong tháng 1-2, từ mức -25,5% trong quý IV/2024", ông Ting Lu, Kinh tế trưởng Trung Quốc tại Nomura, nhận định.

Ngoài ra, ông Ting Lu cho biết thêm: "Theo quan điểm của chúng tôi từ lâu, nếu lĩnh vực bất động sản không thực sự ổn định, thì nền kinh tế Trung Quốc cũng không thể thực sự phục hồi".

Việc doanh số bán nhà thứ cấp cải thiện cũng không mang lại lợi ích trực tiếp cho các nhà phát triển, trước đây vốn chủ yếu kiếm doanh thu từ giao dịch trên thị trường sơ cấp. S&P Global Ratings tháng này đã đưa Vanke vào diện theo dõi tín dụng, đồng thời hạ xếp hạng của Longfor. Cả hai đều là những nhà phát triển lớn trên thị trường bất động sản Trung Quốc.

Ông Sky Kwah, Trưởng bộ phận tư vấn đầu tư tại Raffles Family Office, nhận định: "Nhìn chung, các nỗ lực chính sách của Trung Quốc trong thời gian gần đây khá toàn diện. Điều quan trọng nhất lúc này là việc triển khai thực thi. Sự phục hồi của ngành phụ thuộc vào niềm tin của người tiêu dùng. Niềm tin không thể đảo ngược chỉ trong một sớm một chiều. Nó phải được xây dựng lại".

Tin bài khác
Tổng thống Donald Trump nới lỏng thuế ô tô sau khi các nhà sản xuất lên tiếng

Tổng thống Donald Trump nới lỏng thuế ô tô sau khi các nhà sản xuất lên tiếng

Tổng thống Donald Trump chuẩn bị ký sắc lệnh nới thuế ô tô, giảm áp lực lên các hãng như Ford và GM, nhằm bảo vệ sản xuất nội địa và giữ ổn định chuỗi cung ứng.
Trung Quốc dẫn đầu xu thế chuyển dịch năng lượng xanh toàn cầu

Trung Quốc dẫn đầu xu thế chuyển dịch năng lượng xanh toàn cầu

Trong bối cảnh một số quốc gia gia tăng áp lực lên ngành năng lượng xanh của Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn kiên định thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm phát triển bền vững và ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu.
Nền kinh tế Mỹ đối mặt cú sốc nguồn cung vì thuế quan

Nền kinh tế Mỹ đối mặt cú sốc nguồn cung vì thuế quan

Chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đang khiến lượng hàng hóa từ Trung Quốc sang Mỹ lao dốc, đe dọa gây thiếu hụt nguồn cung, lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế ngay trong năm 2025.
Giá gạo tại Nhật Bản tăng cao kỷ lục, nhập khẩu dự kiến bùng nổ

Giá gạo tại Nhật Bản tăng cao kỷ lục, nhập khẩu dự kiến bùng nổ

Giá gạo tại Nhật Bản đã tăng tuần thứ 16 liên tiếp, buộc các doanh nghiệp nước này phải đẩy mạnh nhập khẩu gạo từ Mỹ bất chấp thuế cao, nhằm hạ nhiệt thị trường và tránh thiếu hụt nguồn cung.
Trung Quốc bác bỏ tin đồn đàm phán thương mại với Mỹ

Trung Quốc bác bỏ tin đồn đàm phán thương mại với Mỹ

Trung Quốc tuyên bố hiện tại không có bất kỳ cuộc đàm phán thương mại nào với Mỹ. Đồng thời, Bắc Kinh yêu cầu chính quyền Washington hủy bỏ “thuế quan đơn phương” để có thể đàm phán một cách hiệu quả.
Thuế quan của Mỹ tác động đến “con hổ châu Á” Hàn Quốc như thế nào?

Thuế quan của Mỹ tác động đến “con hổ châu Á” Hàn Quốc như thế nào?

Kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng âm trong quý I/2025 do khủng hoảng chính trị và tác động nặng nề từ chính sách thuế của Mỹ, khiến xuất khẩu sang hai thị trường chủ lực là Mỹ và Trung Quốc đồng loạt sụt giảm.
IMF: Thuế quan có thể đẩy nợ công toàn cầu lên mức kỷ lục

IMF: Thuế quan có thể đẩy nợ công toàn cầu lên mức kỷ lục

IMF cảnh báo thuế quan đối ứng của Mỹ có thể đẩy nợ công toàn cầu lên mức kỷ lục 117% GDP vào năm 2027 – mức cao nhất kể từ Thế chiến II, nếu các nước không siết chặt kỷ luật tài khóa.
Ông Trump sẽ giảm mạnh thuế nếu đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

Ông Trump sẽ giảm mạnh thuế nếu đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc

Ông Donald Trump tuyên bố sẽ giảm mạnh thuế nếu Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận thương mại, mở ra kỳ vọng hạ nhiệt căng thẳng giữa lúc thị trường toàn cầu biến động.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố không có ý định sa thải Chủ tịch Fed

Tổng thống Donald Trump tuyên bố không có ý định sa thải Chủ tịch Fed

Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định không có ý định sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell, giúp xoa dịu thị trường tài chính toàn cầu sau những căng thẳng gần đây.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ kêu gọi hạ nhiệt chiến tranh thương mại

Bộ trưởng Tài chính Mỹ kêu gọi hạ nhiệt chiến tranh thương mại

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cảnh báo thuế quan hiện tại giữa Mỹ và Trung Quốc là không bền vững, đồng thời bày tỏ kỳ vọng vào thỏa thuận hạ nhiệt căng thẳng trong tương lai gần.
Hoãn đàm phán thuế, Mỹ muốn Thái Lan giải quyết những vấn đề thương mại nào?

Hoãn đàm phán thuế, Mỹ muốn Thái Lan giải quyết những vấn đề thương mại nào?

Mỹ hoãn đàm phán thuế với Thái Lan và đòi giải quyết loạt vấn đề nóng như lạm dụng chứng nhận xuất xứ, nghi ngờ thao túng tiền tệ và thặng dư thương mại lớn với Hoa Kỳ.
Tổng thống Mỹ cảnh báo suy thoái kinh tế, liệu Fed có hạ lãi suất?

Tổng thống Mỹ cảnh báo suy thoái kinh tế, liệu Fed có hạ lãi suất?

Tổng thống Trump tiếp tục chỉ trích Chủ tịch Fed, cảnh báo suy thoái kinh tế và yêu cầu hạ lãi suất ngay lập tức. Động thái này khiến thị trường tài chính chao đảo, gia tăng hoài nghi về tính độc lập của Fed.
Ngành vận tải biển toàn cầu lao đao vì bất ổn thuế quan

Ngành vận tải biển toàn cầu lao đao vì bất ổn thuế quan

Chính sách thuế quan biến động dưới thời ông Trump khiến ngành vận tải biển toàn cầu đảo lộn, khi các hãng tàu buộc phải điều chỉnh chiến lược, trong khi ASEAN và Ấn Độ đang nổi lên thay thế Trung Quốc.
Mỹ áp thuế chống bán phá giá lên pin mặt trời từ Đông Nam Á

Mỹ áp thuế chống bán phá giá lên pin mặt trời từ Đông Nam Á

Với mức thuế cao nhất lên tới 3.521%, Mỹ đã chính thức siết chặt nhập khẩu pin mặt trời từ Đông Nam Á, đẩy ngành năng lượng tái tạo vào thế khó và gây chấn động chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trung Quốc cảnh báo trả đũa nếu quốc gia khác “ngả theo” Mỹ

Trung Quốc cảnh báo trả đũa nếu quốc gia khác “ngả theo” Mỹ

Căng thẳng Mỹ - Trung tiếp tục leo thang khi Bắc Kinh tuyên bố sẽ “đáp trả mạnh mẽ” nếu bất kỳ nước nào ký thỏa thuận thương mại với Washington gây tổn hại lợi ích của Trung Quốc.