Thứ bảy 19/04/2025 15:39
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Cần thực thi đồng bộ nhiều giải pháp để ngành mía đường trong nước phát triển

30/03/2021 10:20
Ngành mía đường trong nước vốn đã gặp nhiều khó khăn, thêm việc hàng lậu từ một số nước trong khu vực cũng gây thêm phần khó khăn. Vì vậy, các cơ cần có nhiều giải pháp đồng bộ để dần tháo gỡ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất mía đường trong nước

Hàng lậu ảnh hưởng đến ngành mía đường trong nước

Trong những năm gần đây, đường nhập lậu vào Việt Nam chủ yếu xuất phát từ Thái Lan, qua Campuchia vào biên giới các tỉnh Tây Nam, Đông Nam bộ và một vài tỉnh miền Trung rồi đưa vào thị trường tiêu thụ. Hoạt động buôn lậu đường cát chủ yếu tập trung ở những tỉnh trọng điểm như: An Giang, Long An, Tây Ninh, Bình Phước, Quảng Trị… có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp với phương thức hoạt động ngày càng tinh vi, bất chấp lực lượng chống buôn lậu của các địa phương tăng cường kiểm soát.

Cần thực thi đồng bộ nhiều giải pháp để ngành mía đường trong nước phát triển.
Cần thực thi đồng bộ nhiều giải pháp để ngành mía đường trong nước phát triển.

Đặc biệt, tại khu vực biên giới An Giang và Kiên Giang, khi lực lượng chống buôn lậu tăng cường kiểm soát tại khu vực cửa khẩu, đường mòn, lối mở trên đường bộ qua biên giới, các đầu nậu dùng tàu thuyền trọng tải lớn vận chuyển đường cát trái phép qua đường biển, mỗi chuyển tàu chứa hàng trăm tấn đường cát lậu.

Trong năm 2020, lượng đường cát nhập lậu bị lực lượng 389 tỉnh An Giang bắt giữ hơn 410.000kg, tỉnh Long An khoảng 40.000kg, tỉnh Tây Ninh hơn 10.000kg. Riêng 2 tháng đầu năm 2021, lượng đường cát nhập lậu bắt giữ tại An Giang gần 20.000kg.

Trên thực tế, mỗi kg đường lậu nhập vào thị trường nước ta có giá rẻ hơn từ 30-50% vì trốn thuế. Trước thời điểm Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực, số tiền thuế đường lậu trốn được lên đến 85% giá trị đường nhập vào. Chính vì điều này ngành mía đường Việt Nam gặp vô vàn khó khăn. Bản thân các nhà máy, doanh nghiệp (DN) đường buộc phải giảm giá thành sản phẩm để có sức cạnh tranh với đường lậu.

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo 389 quốc gia, gian lận thương mại, đường lậu từ Thái Lan đã gây tổn thất cho ngành mía đường Việt Nam nghiêm trọng trong thời gian dài. Bằng chứng là trong hơn 2 năm nay, rất nhiều nhà máy đường Việt Nam đóng cửa, nhiều cánh đồng mía bỏ hoang vì thua lỗ.

Mặt khác, chi phí đầu tư trồng mía 70 triệu đồng/ha nhưng thu được 30-40 triệu/ha khiến nông dân nợ ngân hàng rất nhiều, một số vùng thua lỗ nặng, nông dân phải bỏ ruộng vì càng trồng càng lỗ. Diện tích vùng nguyên liệu sụt giảm nghiêm trọng, từ 300.000 ha, đến nay chỉ còn dưới 160.000 ha, việc thiếu mía nguyên liệu buộc các nhà máy duy trì sản xuất công suất thấp.

Tại Việt Nam, tổng nhu cầu tiêu thụ đường hiện khoảng 2 triệu tấn và theo dự báo, nhu cầu sử dụng đường trong nước sẽ tăng lên 2,5 triệu tấn vào năm 2025. Trong bối cảnh cầu tăng nhưng cung vẫn chưa đủ đáp ứng, dự báo sản lượng mía nội địa năm nay sẽ thiếu trầm trọng so với nhu cầu tiêu thụ.

Theo số liệu thống kê mới nhất, hiện chỉ còn 29/41 nhà máy sản xuất đường còn hoạt động do bị thiếu hụt nguyên liệu, như Nhà máy Trà Vinh tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long; Nhà máy An Khê (Gia Lai), Nhà máy đường 333 tại khu vực miền Trung Tây Nguyên… đều kết thúc vụ vào giữa tháng 4/2021. Sản lượng mía ép tổng cộng dự kiến chỉ đạt 5.500.000 tấn, ước tính sản xuất ra 600.000 tấn đường và hết vụ sớm vào 30/4/2021.

Chuyên gia kinh tế Hoàng Trọng Khuê nhìn nhận, một chuỗi domino do đường lậu gây ra cực kỳ nghiêm trọng. Theo đó, ngân sách nhà nước bị thâm hụt lớn, DN đường gặp bất lợi về giá thành khó mở rộng quy mô sản xuất. trong khi đó, người dân trồng mía không đảm bảo thu nhập kinh tế, đời sống bấp bênh, nhiều khó khăn.

Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Thuế suất nhập khẩu mặt hàng đường vào Việt Nam giảm bình quân từ 85% xuống 5% ngay sau khi ATIGA chính thức có hiệu lực. Trong khi đó, một thời gian khá dài, ngành mía đường Việt Nam đã xảy ra nghịch lý sản lượng đường trong nước dư thừa, nhưng lại nhập siêu hơn 884.00 tấn đường vì không còn rào cản thuế.

Đứng trước những khó khăn của ngành mía đường, ngày 9/2/2021, Bộ Công Thương đã ký ban hành Quyết định số 477/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan với mức 48,88% cho đường tinh và 33,88% cho đường thô.

Sau khi quyết định này có hiệu lực ngày 16/2/2021, đã có tác động tích cực mang lại cơ hội cạnh tranh công bằng cho ngành mía đường của Việt Nam ở thị trường nội địa. Theo đó, nhà máy đường hoạt động có lãi trở lại, các DN đã điều chỉnh giá mua mía của nông dân tăng lên để chia sẻ lợi ích…

Ở góc độ doanh nghiệp, bà Lê Thị Quỳnh Trang - Chủ tịch hợp tác xã Tân Tiến (huyện IaPa - Gia Lai) đánh giá, Quyết định số 477 là quyết định hợp lý và cần thiết vì đã góp phần bảo vệ những người trồng mía và các DN hoạt động trong ngành mía đường phát huy được nội lực của mình.

Thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp tạm thời có hiệu lực được coi là giải pháp quan trọng để ngành mía đường Việt Nam phát triển, song để ngành mía đường vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay cần nhiều giải pháp mạnh hơn. Ngoài việc các cơ quan chức năng đang đấu tranh quyết liệt, nỗ lực hết sức để ngăn chặn nạn đường lậu, người tiêu dùng cũng cần tỉnh táo hơn trong việc lựa chọn sử dụng đường có nhãn mác, đảm bảo các quy chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

Theo các chuyên gia, để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành mía đường Việt Nam trong cạnh tranh bình đẳng theo ATIGA, các cơ quan chức năng, các DN sản xuất kinh doanh và các hộ nông dân trồng mía cần xây dựng được mối liên kết chặt chẽ, xây dựng được vùng nguyên liệu mía chất lượng, bền vững. Ngoài ra, để góp phần giúp DN trong nước duy trì và đẩy mạnh hoạt động sản xuất, nông dân ngành mía cần tiếp tục cải tiến quy trình canh tác đạt năng suất cao.

Đặc biệt, Nhà nước sớm xây dựng ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ, ưu đãi, bảo hộ, vay vốn, thuế và các điều kiện thiết yếu cho nhà máy đường và người trồng mía… đặc biệt là lộ trình bảo hộ phù hợp với thực tiễn ngành đường và người trồng mía hiện nay.

Cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ, đồng bộ của các cơ quan chức năng và sự nỗ lực của các DN mía đường, người nông dân trồng mía, hy vọng ngành mía đường Việt Nam sớm vượt qua giai đoạn khó khăn do hội nhập ATIGA, trở thành một ngành sản xuất lớn, giúp nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu cùng đất nước.

PV

Tin bài khác
Hai nguồn thu chủ lực giúp Netflix vượt xa kỳ vọng doanh số

Hai nguồn thu chủ lực giúp Netflix vượt xa kỳ vọng doanh số

Netflix – gã khổng lồ trong lĩnh vực phát trực tuyến – tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý I/2025, nhờ vào hai nguồn doanh thu then chốt: quảng cáo và thu phí thuê bao.
Doanh nghiệp nhỏ Trung Quốc lao đao vì thuế Mỹ: Gồng mình giảm chi phí, tìm hướng sống còn

Doanh nghiệp nhỏ Trung Quốc lao đao vì thuế Mỹ: Gồng mình giảm chi phí, tìm hướng sống còn

Trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung leo thang, hàng loạt doanh nghiệp nhỏ tại Trung Quốc đang “nín thở” tìm cách xoay xở giữa vòng vây thuế quan tăng vọt và nỗi lo mất khách hàng.
Các công ty đa quốc gia đẩy mạnh ứng dụng AI trong quản lý phúc lợi nhân viên

Các công ty đa quốc gia đẩy mạnh ứng dụng AI trong quản lý phúc lợi nhân viên

Các công ty đa quốc gia đang gia tăng đầu tư vào công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và cải thiện trải nghiệm phúc lợi cho nhân viên, theo khảo sát của Towers Watson.
Bộ Công Thương chấn chỉnh hoạt động kinh doanh đa cấp "biến tướng"

Bộ Công Thương chấn chỉnh hoạt động kinh doanh đa cấp "biến tướng"

Văn phòng Bộ Công Thương vừa có Văn bản Số 2624/BCT-CT thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công Thương về chấn chỉnh hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
Phát triển bền vững cà phê Sơn La

Phát triển bền vững cà phê Sơn La

Với diện tích trên 21.400 ha, tập trung chủ yếu tại Mai Sơn, Thuận Châu và thành phố Sơn La, cà phê đã trở thành cây trồng chủ lực, mang lại giá trị kinh tế to lớn cho tỉnh Sơn La.
Google bị kiện 5 tỷ bảng tại Anh vì độc quyền quảng cáo tìm kiếm

Google bị kiện 5 tỷ bảng tại Anh vì độc quyền quảng cáo tìm kiếm

Google bị kiện tập thể tại Anh với yêu cầu bồi thường hơn 5 tỷ bảng, do cáo buộc lạm dụng vị thế thống trị gần như tuyệt đối trong thị trường quảng cáo tìm kiếm trực tuyến.
Việt Nam có khả năng khai thác, sản xuất chất bán dẫn ở quy mô lớn hơn

Việt Nam có khả năng khai thác, sản xuất chất bán dẫn ở quy mô lớn hơn

Báo cáo Thường niên về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2024 do Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) công bố sáng ngày 16/4 nhận định rằng với sự hợp tác của các doanh nghiệp công nghệ Mỹ, Việt Nam có khả năng khai thác, sản xuất chất bán dẫn ở quy mô lớn hơn.
Các loại tài sản mà phụ nữ có thể đầu tư ở mọi giai đoạn cuộc sống

Các loại tài sản mà phụ nữ có thể đầu tư ở mọi giai đoạn cuộc sống

Đầu tư từ sớm có thể giúp phụ nữ tận dụng lợi thế từ sự tăng trưởng của thị trường và chuẩn bị tốt hơn cho sự độc lập tài chính.
Tiến Nông tiên phong chuyển đổi sản xuất theo hướng nông nghiệp bền vững

Tiến Nông tiên phong chuyển đổi sản xuất theo hướng nông nghiệp bền vững

Việc các doanh nghiệp phân bón sản xuất các sản phẩm hướng đến phát triển bền vững sẽ tác động đến tập quán canh tác của nông dân, tạo động lực chuyển đổi sang nông nghiệp xanh, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, gia tăng hiệu quả kinh tế. Trong lĩnh vực này, Công ty Cổ phần Công Nông nghiệp Tiến Nông đã và đang tiên phong chuyển đổi sản xuất theo xu hướng kinh tế tuần hoàn từ nhiều năm nay.
“Cuộc chiến thuế quan” xóa tan kỳ vọng của ngành hàng xa xỉ năm 2025

“Cuộc chiến thuế quan” xóa tan kỳ vọng của ngành hàng xa xỉ năm 2025

"Cuộc chiến thuế quan" toàn cầu đang đẩy ngành hàng xa xỉ vào suy thoái, xóa tan kỳ vọng phục hồi chi tiêu tại Mỹ và Trung Quốc, hai thị trường trọng điểm, trong năm 2025.
Khởi động cuộc thi marketing dành cho sinh viên - Road to Marcom 2025

Khởi động cuộc thi marketing dành cho sinh viên - Road to Marcom 2025

Road to Marcom 2025 được tổ chức nhằm mục đích tạo ra sân chơi mang tính học thuật, chuyên môn cao về marketing nói chung và marketing về ngành chăm sóc sức khỏe nói riêng.
Khởi nghiệp độc lập - hành trình nhiều thách thức

Khởi nghiệp độc lập - hành trình nhiều thách thức

Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, ngày càng nhiều bạn trẻ lựa chọn khởi nghiệp “đơn độc” – không đồng sáng lập, không nhân viên, chỉ với sự hỗ trợ từ các công cụ số và trí tuệ nhân tạo. Nhưng liệu hành trình một mình này có dễ dẫn tới thành công?
Doanh nghiệp “miễn nhiễm” với chính sách thuế của Mỹ

Doanh nghiệp “miễn nhiễm” với chính sách thuế của Mỹ

Bất chấp căng thẳng thuế quan từ Mỹ, nhiều doanh nghiệp nông nghiệp Việt vẫn “sống khỏe”, thậm chí còn hưởng lợi nhờ chiến lược xuất khẩu linh hoạt và thị trường đầu ra ổn định.
Bộ Công Thương "chốt" khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời

Bộ Công Thương "chốt" khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời

Quyết định về khung giá phát điện có hiệu lực kể từ ngày ký, là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc đàm phán giá mua bán điện giữa các nhà đầu tư nhà máy điện mặt trời và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Trái bưởi Việt Nam chính thức lên kệ siêu thị Hàn Quốc

Trái bưởi Việt Nam chính thức lên kệ siêu thị Hàn Quốc

Ngày 10/4/2025, trái bưởi Việt Nam chính thức được bày bán tại siêu thị Lotte Mart, đánh dấu bước tiến mới trong xuất khẩu nông sản sang Hàn Quốc.