Chủ nhật 25/05/2025 16:00
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Những con số đằng sau báo cáo tài chính của tập đoàn tỷ USD Masan Group

Masan Group cho biết đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mới với động lực vẫn đến từ ngành bán lẻ thông qua qua công ty thành viên Masan Consumer Holdings. Một vấn đề cấp thiết là tập đoàn đang nỗ lực giảm tỷ lệ vay nợ/vốn chủ sở hữu, đưa về mức an toàn và tinh gọn lại bộ máy, đơn giản hóa cấu trúc tập đoàn.

Xây dựng chuỗi giá trị khép kín từ nguồn cung đầu vào cho đến đầu ra

Tập đoàn Masan (Masan Group – Mã: MSN) là một trong những tập đoàn tỷ USD đa ngành của Việt Nam, trong đó tập trung phục vụ các nhu yếu phẩm cơ bản hằng ngày cho người tiêu dùng.

Chuỗi giá trị của Masan gồm The CrownX, Masan MeatLife và Masan High-Tech Materials. Trong đó, The CrownX là đơn vị kết hợp của hai nhóm công ty lớn: Masan Consumer Holdings (MCH) và Wincommerce.

Masan Consumer Holdingslà công ty thành viên thuộc Masan - một trong những công ty hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam, sản xuất kinh doanh các sản phẩm thuộc nhóm ngành hàng thực phẩm tiện lợi như mỳ ăn liền (Omachi, Kokomi, Sagami) , gia vị (nước mắm Nam Ngư, Chinsu, nước tương Chinsu), đồ uống (nước khoáng Vĩnh Hảo), cà phê (Vinacafe) và bia (Sư tử trắng Ruby). Công ty này đang là cổ đông lớn nhất nắm hơn 70% vốn của CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) đang được giao dịch trên UPCoM với mã chứng khoán MCH.

Những con số đằng sau báo cáo tài chính của tập đoàn tỷ USD Masan Group
Các thương hiệu của Masan Consumer Holdings - thuộc Masan Group xuất hiện thường trực trong căn bếp của người Việt. Ảnh minh hoạ: Masan

Với Wincommerce, đơn vị này sở hữu chuỗi siêu thị Winmart và cửa hàng tiện lợi Winmart+ với tổng số cửa hàng trên toàn hệ thống hơn 4.000 điểm bán trong toàn quốc, đồng thời sở hữu hệ thống trang trại sản xuất nông nghiệp công nghệ cao WinEco.

Đối với lĩnh vực sản xuất, Masan Group sở hữu CTCP Masan MeatLife – cũng đang giao dịch trên UPCoM với mã chứng khoán MML, vốn hoá hơn 9.200 tỷ đồng (tại ngày 20/5). Công ty này chuyên sản xuất và cung cấp thịt mát có thương hiệu với các sản phẩm nổi bật như thịt heo MeatDeli và thịt gà 3F Việt. Đây là một trong những thương hiệu lớn tại Việt Nam về chuỗi giá trị thịt có thương hiệu.

Những con số đằng sau báo cáo tài chính của tập đoàn tỷ USD Masan Group
Mảng thương hiệu thịt mát MEATDeli khi hằng năm đem về hàng nghìn tỷ đồng doanh thu cho tập đoàn. (Ảnh minh hoạ: Masan).

Masan còn nắm giữ CTCP Masan High-Tech Materials (UPCoM – Mã: MSR) khi công ty này tập trung vào khai thác và chế biến khoáng sản, bao gồm vonfram, bismut, florit và đồng. Vonfram là kim loại không thể thiếu trong nhiều ngành công nghiệp chủ chốt như chế tạo máy và chế tạo công cụ, công nghiệp sản xuất ô tô, hàng không vũ trụ, ngành dầu khí, ngành hóa chất...

Có thể thấy độ rộng ngành nghề của Tập đoàn Masan trải dài từ những sản phẩm có vòng đời dài như đồ đóng chai cho đến chuỗi siêu thị, hay cả nguồn cung thịt, và khoáng sản. Tựu chung, ý đồ của ban lãnh đạo là xây dựng một chuỗi giá trị khép kín từ nguồn cung đầu vào cho đến đầu ra. Đây là chiến lược tương đối quen thuộc của những tập đoàn lớn. Tuy nhiên, điều này sẽ đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và thời gian thu hồi dài hạn.

Những con số đằng sau báo cáo tài chính

Tính đến cuối quý I/2025, Masan Group có 2 công ty con sở hữu trực tiếp và 69 công ty sở hữu gián tiếp. Ngoài ra tập đoàn còn góp vốn vào 3 công ty liên kết sở hữu trực tiếp và gián tiếp.

Theo báo cáo tài chính quý I/2025 hợp nhất, Masan Group ghi nhận 18.897 tỷ đồng doanh thu thuần, gần như đi ngang so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp thu về 6.194 tỷ đồng, tăng 18%, tương ứng biên lãi gộp cải thiện lên 32,7% - cao nhất trong vòng nhiều quý trở lại đây và là mức đáng mơ ước đối với mặt hàng thiết yếu.

Những con số đằng sau báo cáo tài chính của tập đoàn tỷ USD Masan Group
Doanh thu thuần của Masan Group sẽ thấp vào giai đoạn đầu năm và tăng mạnh vào quý cuối năm (tính mùa vụ). (Nguồn: Tổng hợp từ BCTC quý của Masan).

EBITDA (Thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và khấu trừ dần) đạt 4.003 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ nhờ tăng trưởng lợi nhuận ổn định của các mảng tiêu dùng – bán lẻ và chiến lược giảm sở hữu các mảng không cốt lõi.

Lợi nhuận sau thuế của cả tập đoàn đạt 983 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ. Riêng lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 393 tỷ, gấp gần 4 lần quý I/2024. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phần đạt 260 đồng/cp.

Xét theo từng mảng hoạt động, Masan Consumer (Mã: MCH) tiếp tục giữ vững vai trò động lực tăng trưởng chủ lực với doanh thu đạt 7.489 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ. Lợi nhuận hoạt động (EBIT) đạt 1.736 tỷ đồng, cũng tăng 14%. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế ghi nhận mức giảm nhẹ 3% xuống 1.614 tỷ đồng do thu nhập tài chính thuần giảm sau khi MCH tiến hành chia cổ tức trong năm 2024.

Đối với WinCommerce - đơn vị vận hành hệ thống bán lẻ WinMart - ghi nhận doanh thu đạt 8.785 tỷ đồng, tăng 10% so với quý cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 58 tỷ đồng, tăng 132 tỷ đồng so với cùng kỳ (cùng kỳ lỗ). Kết quả này đạt được nhờ tăng trưởng doanh thu cùng cửa hàng, nỗ lực mở rộng quy mô mạng lưới và lượng khách hàng mua sắm gia tăng ổn định. Đây là quý thứ ba liên tiếp WinCommerce có lãi.

Đối với mảng thịt mát, Masan MEATLife (Mã: MML) ghi nhận doanh thu đạt 2.070 tỷ đồng, tăng 20%. Lợi nhuận sau thuế đạt 116 tỷ đồng, cải thiện so với mức lỗ cùng kỳ nhờ giá heo hơi thuận lợi, giá trị heo thịt tăng và tối ưu hóa cơ cấu mảng thịt chế biến.

Phúc Long Heritage - đơn vị vận hành chuỗi đồ uống Phúc Long - ghi nhận doanh thu 424 tỷ đồng trong quý đầu năm, tăng 10% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 43 tỷ đồng, tăng mạnh 99% nhờ đóng góp từ việc mở mới cửa hàng trong kỳ.

Masan High-Tech Materials (Mã: MSR)ghi nhận doanh thu đạt 1.393 tỷ đồng, tăng 12% so với doanh thu quý I/2024. Dù vẫn ghi nhận khoản lỗ 222 tỷ đồng, con số này đã cải thiện tới 480 tỷ đồng nhờ hiệu quả từ việc thoái vốn tại H.C. Starck (công ty sản xuất bột vonfram tại Đức) và giá khoáng sản tăng mạnh do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Xét về mặt chi phí của tập đoàn, ngoài chi phí bán hàng chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 3.709 tỷ đồng trong quý I (tăng nhẹ 4%), thì chi phí tài chính khi quý vừa rồi, doanh nghiệp mất hơn 1.882 tỷ đồng cho chi phí này. Riêng chi phí lãi vay, trái phiếu phát hành và hoạt động đầu tư gần 1.400 tỷ đồng.

Bù lại, Masan ghi nhận doanh thu từ hoạt động tài chính 576 tỷ đồng và lãi từ các công ty liên kết lên tới 1.190 tỷ. Nhờ vậy cả quý, Masan Group lãi sau thuế gấp đôi cùng kỳ.

Masan tăng tốc trả nợ, đưa đòn bẩy tài chính về mức an toàn

Về bức tranh tài chính, tập đoàn do tỷ phú Nguyễn Đăng Quang sáng lập đang đối diện với tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu tương đối cao khi tỷ lệ này tăng đột biến từ năm 2020 đến nay, nguyên nhân đến từ việc liên tục huy động vốn cho việc thực hiện các chiến lược của mình.

Tính đến hết quý I/2025, nợ phải trả của Masan Group là 99.823 tỷ đồng, gấp 2,3 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, dư nợ đi vay là hơn 61.300 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ nợ đi vay/vốn chủ là 1,41 lần.

Chi tiết hơn, công ty có 24.206 tỷ đồng nợ vay, trái phiếu và nợ thuê tài chính ngắn hạn tại cuối kỳ, trong đó có 8.631 tỷ đồng phải trả trong 12 tháng tới. Trong khi đó, nợ vay, trái phiếu và nợ thuê tài chính dài hạn là hơn 37.107 tỷ đồng, giảm hơn 1.700 tỷ đồng so với con số ghi nhận hồi đầu năm.

Những con số đằng sau báo cáo tài chính của tập đoàn tỷ USD Masan Group
Masan Grup đang nỗ lực hạ tỷ lệ đòn bẩy xuống mức an toàn. (Nguồn: Tổng hợp từ BCTC).

Chỉ trong 3 tháng đầu năm, tập đoàn đã đi vay, phát hành trái phiếu và khác gần 13.465 tỷ đồng, đồng thời cũng đã "nỗ lực" trả nợ gốc vay, trái phiếu gần 18.700 tỷ. Chi phí lãi vay trong 3 tháng đầu năm như đã đề cập ở trên là 1.400 tỷ đồng, tức mỗi tháng doanh nghiệp phải trả 467 tỷ đồng tiền lãi.

Áp lực từ chi phí lãi vay đã khiến biên lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thường duy trì dưới mức 10%, tức là cứ 100 đồng tạo ra, trừ các chi phí hoạt động và lãi vay thì tập đoàn có lãi dưới 10 đồng.

Những con số đằng sau báo cáo tài chính của tập đoàn tỷ USD Masan Group
Biên lợi nhuận trước thuế trên doanh thu giảm mạnh so với quý cuối năm 2024 do công ty con là MSR đã thoái vốn công ty H.C. Starck sản xuất bột vonfram tại Đức đem về lợi nhuận nghìn tỷ và được ghi nhận trong BCTC quý IV/2024. Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của Masan

Việc đầu tư mở rộng hệ sinh thái khiến tập đoàn chi một khoản tiền khổng lồ và tất nhiên thời gian hoàn vốn (payback period) sẽ không phải "ngày một ngày hai". Số liệu cho thấy dù đã nỗ lực giảm đòn bẩy tài chính (chủ yếu nhờ hoàn tất thoái vốn H.C. Starck) tỷ lệ này của doanh nghiệp vẫn ở mức cao.

Trong khi đó, Masan luôn duy trì sở hữu lượng tiền mặt dồi dào với hơn 13.000 tỷ đồng tiền, tương đương tiền, giảm khoảng 6.000 tỷ đồng so với đầu năm. Khoản tiền này cũng đã đem về cho doanh nghiệp 403 tỷ đồng tiền lãi từ tiền gửi, cho vay và hoạt động đầu tư trong ba tháng đầu năm.

Bên cạnh đó, các khoản phải thu ngắn hạn là 23.734 tỷ đồng, chiếm 17% tổng tài sản tại cuối quý I/2025, đa số là các khoản đặt cọc ngắn và dài hạn. Báo cáo Masan Group thuyết minh đây là các khoản đặt cọc cho các đối tác để đầu tư như một phần của hoạt động quản lý nguồn vốn của tập đoàn. Trong khi đó, hàng tồn kho giảm 1.000 tỷ về 9.800 tỷ đồng.

Tính đến hết tháng 3/2025, khoản mục đầu tư tài chính dài hạn (đầu tư vào công ty liên kết và góp vốn vào đơn vị khác) đang là khoản mục chiếm tỷ lệ cao thứ hai trong tổng tài sản của Masan, khi chiếm tới 1/4 tổng tài sản với 36.210 tỷ đồng, chỉ thấp hơn con số của tài sản cố định.

Masan Group bước vào "chu kỳ tăng trưởng mới"

Về định hướng chiến lược năm 2025, Masan cho biết sẽ tiếp tục tập trung vào tăng trưởng lợi nhuận với trọng tâm là các mảng kinh doanh cốt lõi tiêu dùng - bán lẻ.

Trong đó, Masan Consumer đặt mục tiêu duy trì mức tăng trưởng doanh thu 2 chữ số trong khi vẫn đảm bảo hiệu quả lợi nhuận cao. WinCommerce sẽ đẩy nhanh tốc độ mở mới cửa hàng, song song với việc duy trì đà tăng trưởng cùng cửa hàng mạnh mẽ để đảm bảo tăng trưởng bền vững.

Tập đoàn cũng ưu tiên phát triển và ứng dụng công nghệ xuyên suốt toàn bộ hoạt động, thúc đẩy hiệu quả vận hành và gia tăng sự tích hợp trong hệ sinh thái tiêu dùng - bán lẻ thông qua chương trình hội viên WiN và sự phối hợp ngày càng chặt chẽ giữa các thương hiệu Masan với WinCommerce.

Một mục tiêu chiến lược quan trọng khác là giảm đòn bẩy tài chính, từ đó cải thiện bảng cân đối kế toán và giảm chi phí tài chính. Sau thương vụ thoái vốn khỏi công ty sản xuất bột vonfram, Masan cũng sẽ tiếp tục giảm sở hữu tại các lĩnh vực không còn là ưu tiên nhằm đơn giản hóa cấu trúc tập đoàn, tái định hình rõ hơn vai trò của mình như một nền tảng tiêu dùng - bán lẻ tập trung và hiệu quả.

Masan cho biết tác động trực tiếp từ các biện pháp thuế quan của Mỹ hiện tại không đáng kể đối với hoạt động kinh doanh của tập đoàn. Thị trường Mỹ chiếm dưới 1% doanh thu của Masan Consumer, trong khi các sản phẩm chủ lực của Masan High-Tech Materials không nằm trong diện bị áp thuế.

Mặc dù vậy, Masan vẫn theo sát diễn biến chính sách thương mại toàn cầu và chủ động điều chỉnh chiến lược giá một cách linh hoạt, đồng thời tái cơ cấu danh mục sản phẩm nhằm giảm thiểu tối đa mọi tác động tiêu cực đến tâm lý tiêu dùng.

Trong kịch bản thuế quan tiếp tục gia tăng, dù hoạt động xuất khẩu và dòng vốn FDI có thể chịu áp lực, các biện pháp kích cầu trong nước dự kiến đóng vai trò bệ đỡ quan trọng. Những ngành hàng thiết yếu như tiêu dùng nhanh và bán lẻ thực phẩm được kỳ vọng sẽ duy trì khả năng chống chịu tốt.

Những con số đằng sau báo cáo tài chính của tập đoàn tỷ USD Masan Group
Chủ tịch Masan Group Nguyễn Đăng Quang - top 10 những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam. (Ảnh minh hoạ: Masan Group).

Phát biểu trong Đại hội đồng cổ đông thường niên diễn ra tháng 4/2025, ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Hội đồng quản trị Masan Group - cho rằng, thế giới luôn thay đổi và thay đổi rất nhanh, nhưng ông Quang tin rằng có 3 điều không thay. Đầu tiên là nhu cầu tiêu dùng sẽ không bao giờ dừng mà chỉ đòi hỏi cao hơn, khắt khe hơn, chất lượng hơn.

Tiếp theo, nhãn hiệu là thứ sẽ tồn tại mãi mãi, và đó là thứ người tiêu dùng lựa chọn, yêu cầu các công ty ngành hàng tiêu dùng bỏ trí tuệ, công sức để tạo dựng; Sự thay đổi sẽ không bao giờ dừng lại, công nghệ là động lực quan trọng dẫn dắt sự thay đổi đó.

Cuối cùng, nền tảng kinh doanh thành công là nền tảng tăng trưởng cao và lợi nhuận cao.

"Trí tuệ và năng lực xây dựng thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị cao hơn nhu cầu của người tiêu dùng với tài nguyên thấp nhất. Tổ chức như vậy sẽ được “tượng thưởng” bằng doanh thu, lợi nhuận. Ngày hôm nay chưa như vậy thì ngày mai sẽ như vậy, Masan Group chắc chắn sẽ tạo ra điều đó và sẽ được “tượng thưởng” thành quả.", người đứng đầu tập đoàn tỷ USD khẳng định.

Tin bài khác
Đắk Lắk trước bài toán phát triển bền vững ngành trái cây “tỷ đô”

Đắk Lắk trước bài toán phát triển bền vững ngành trái cây “tỷ đô”

Sầu riêng đã vươn lên thành mặt hàng tỷ đô của nông nghiệp Việt Nam chỉ sau chưa đầy một thập kỷ. Tuy nhiên, phía sau tốc độ tăng trưởng ấn tượng là những áp lực ngày càng lớn về kiểm soát chất lượng, chuỗi cung ứng và tiêu chuẩn kiểm dịch, đặc biệt tại Đắk Lắk, vùng sản xuất trọng điểm của Tây Nguyên.
Thủ tướng: Chấp nhận mất mát để đưa nền kinh tế ra khỏi điểm nghẽn

Thủ tướng: Chấp nhận mất mát để đưa nền kinh tế ra khỏi điểm nghẽn

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định không hợp thức hóa sai phạm, chấp nhận "mất học phí" để xử lý hàng nghìn dự án tồn đọng, giải phóng nguồn lực cho phát triển kinh tế.
Livzon chi 5.730 tỉ đồng thâu tóm gần 65% cổ phần Imexpharm

Livzon chi 5.730 tỉ đồng thâu tóm gần 65% cổ phần Imexpharm

Tập đoàn dược phẩm Livzon (Trung Quốc) dự chi hơn 5.730 tỉ đồng để mua lại 64,81% cổ phần Imexpharm từ các nhà đầu tư lớn, mở ra một bước chuyển quan trọng trên thị trường dược phẩm Việt Nam.
Quỹ hưu trí Malaysia trở thành cổ đông lớn tại ACB với hơn 45,6 triệu cổ phiếu

Quỹ hưu trí Malaysia trở thành cổ đông lớn tại ACB với hơn 45,6 triệu cổ phiếu

Employees Provident Fund Board (EPF) – quỹ hưu trí lớn từ Malaysia – chính thức trở thành cổ đông lớn tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) khi nắm giữ hơn 45,6 triệu cổ phiếu, chiếm 1,021% vốn điều lệ.
Xuất khẩu sầu riêng Việt “tăng tốc” nhờ gần 1.000 mã số cấp mới

Xuất khẩu sầu riêng Việt “tăng tốc” nhờ gần 1.000 mã số cấp mới

Trung Quốc tiếp tục mở rộng cánh cửa cho sầu riêng Việt Nam với việc phê duyệt thêm gần 1.000 mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói. Đây không chỉ là tin vui trong bối cảnh sắp bước vào chính vụ thu hoạch mà còn là thời cơ để ngành hàng tỷ đô này khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, với điều kiện phải siết chặt hơn nữa quy trình sản xuất và truy xuất nguồn gốc.
Loại bỏ thuế khoán: Doanh nghiệp tự phải “lớn”

Loại bỏ thuế khoán: Doanh nghiệp tự phải “lớn”

Từ ngày 1/1/2026, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không áp dụng phương pháp khoán thuế mà nộp thuế theo pháp luật về quản lý thuế.
Nhiên liệu hàng không bền vững có thể khiến Việt Nam tăng 25 triệu USD chi phí đến năm 2030

Nhiên liệu hàng không bền vững có thể khiến Việt Nam tăng 25 triệu USD chi phí đến năm 2030

Việc áp dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) trong giai đoạn 2025–2030 dự kiến làm tăng chi phí nhiên liệu của ngành hàng không Việt Nam thêm 25 triệu USD. Chính phủ đang lên kế hoạch và chính sách để phát triển SAF, đảm bảo cạnh tranh và giảm phát thải khí nhà kính.
Quỹ đầu tư Mỹ nắm hơn 5% cổ phần PNJ, trở thành cổ đông lớn

Quỹ đầu tư Mỹ nắm hơn 5% cổ phần PNJ, trở thành cổ đông lớn

T. Rowe Price Associates – quỹ đầu tư quản lý hơn 1.600 tỷ USD vừa chi hơn 106 tỷ đồng để nâng tỷ lệ sở hữu tại PNJ, trở thành cổ đông lớn.
Sầu riêng “tắc đường” xuất khẩu: Doanh nghiệp kiến nghị khoanh vùng “báo động đỏ”

Sầu riêng “tắc đường” xuất khẩu: Doanh nghiệp kiến nghị khoanh vùng “báo động đỏ”

Xuất khẩu sầu riêng Việt Nam đang đối mặt nguy cơ “nghẽn mạch” khi Trung Quốc siết chặt kiểm soát tồn dư Cadimi và vàng O, hai chất bị cảnh báo nguy hiểm cho sức khỏe. Doanh nghiệp cảnh báo nếu không kịp thời gỡ vướng ngành hàng tỷ USD có thể rơi vào đứt gãy chuỗi cung ứng.
Chứng khoán ACBS chuẩn bị chào bán 5.000 tỷ đồng trái phiếu công chúng

Chứng khoán ACBS chuẩn bị chào bán 5.000 tỷ đồng trái phiếu công chúng

Chứng khoán ACBS lên kế hoạch phát hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi trong giai đoạn 2025-2026, chia làm 5 đợt, nhằm huy động vốn phục vụ chiến lược phát triển và đảm bảo giới hạn an toàn tài chính.
Đầu tư theo đam mê – Khi sở thích cá nhân trở thành chiến lược tài chính

Đầu tư theo đam mê – Khi sở thích cá nhân trở thành chiến lược tài chính

Khám phá xu hướng đầu tư theo đam mê – từ túi xách Hermès, xe cổ đến mỹ thuật – kết hợp lợi nhuận tài chính với giá trị cảm xúc cá nhân.
Thiên Long chuẩn bị "thâu tóm" chuỗi nhà sách Phương Nam: Cơ hội mới trên thị trường bán lẻ giáo dục

Thiên Long chuẩn bị "thâu tóm" chuỗi nhà sách Phương Nam: Cơ hội mới trên thị trường bán lẻ giáo dục

Tập đoàn Thiên Long lên kế hoạch sở hữu 75% cổ phần chuỗi nhà sách Phương Nam (PNC), đánh dấu thương vụ M&A lớn trong ngành văn hóa – giáo dục.
Cà phê Việt cần “cú hích” từ thị trường nội địa để vượt mốc 6 tỷ USD

Cà phê Việt cần “cú hích” từ thị trường nội địa để vượt mốc 6 tỷ USD

Ngành cà phê Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển mình, không chỉ giữ vững vai trò chủ lực trên thị trường xuất khẩu mà còn hướng tới khai thác hiệu quả thị trường nội địa đầy tiềm năng. Sau nhiều năm tập trung ra thế giới, đây là lúc ngành cần nhìn lại để tái cấu trúc và phát triển bền vững từ chính sân nhà.
VinVentures đồng hành cùng NIC tổ chức diễn đàn “Venture Forum 2025”

VinVentures đồng hành cùng NIC tổ chức diễn đàn “Venture Forum 2025”

VinVentures, Quỹ đầu tư công nghệ thuộc Tập đoàn Vingroup sẽ phối hợp cùng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) tổ chức Diễn đàn đầu tư công nghệ cấp cao "Venture Forum 2025" với chủ đề “Tái định nghĩa nguồn vốn” (Rethinking Capital).
Người Việt dùng "siêu ứng dụng" 5 lần/tuần: Gọi xe, đặt đồ ăn, thanh toán chỉ với một chạm

Người Việt dùng "siêu ứng dụng" 5 lần/tuần: Gọi xe, đặt đồ ăn, thanh toán chỉ với một chạm

Theo báo cáo “Thói quen sử dụng siêu ứng dụng tại Việt Nam 2025” do Cimigo, một công ty nghiên cứu thị trường độc lập hoạt động tại châu Á vừa công bố, người Việt sử dụng siêu ứng dụng trung bình 5 lần mỗi tuần. Trong đó, dịch vụ thanh toán điện tử dẫn đầu với tần suất 3,88 lần/tuần, tiếp theo là gọi xe máy 3,04 lần/tuần và đặt giao đồ ăn 2,83 lần/tuần.