Thứ tư 02/07/2025 19:24
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm

Mặc dù thị trường bất động sản đang trong cơn sốt, hàng trăm căn hộ tái định cư tại Hà Nội vẫn bỏ hoang, gây lãng phí tài nguyên đất vàng và ảnh hưởng đến nhu cầu nhà ở của người dân.
Lãng phí tài nguyên từ các dự án, công trình bỏ hoang: Bài toán cần lời giải hữu hiệu Bộ Xây dựng tháo gỡ dự án nghìn tỷ dở dang, gây lãng phí

Trong bối cảnh thị trường bất động sản tại Hà Nội đang chứng kiến sự gia tăng giá căn hộ và tình trạng thiếu hụt nguồn cung, hàng trăm căn hộ tại các khu tái định cư vẫn bỏ hoang trong nhiều năm qua. Một trong những ví dụ điển hình là tòa nhà CT2 Xuân La, thuộc Khu tái định cư Xuân La, dự án bắt đầu từ năm 2012 và hoàn thành vào năm 2020. Tuy nhiên, dù đã gần 5 năm kể từ khi hoàn thành, hàng trăm căn hộ tại đây vẫn chưa được đưa vào sử dụng.

Theo tìm hiểu, dự án Khu tái định cư Xuân La là dự án chung cư tại phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội. Dự án có tổng diện tích 4.5 ha, mật độ xây dựng 37%, tổng mức đầu tư 988.5 tỷ đồng. Dự án gồm 4 tòa chung cư CT1,CT2, CT3, CT4 với chiều cao 11-19 tầng. Tổng số căn hộ của dự án là 533 căn hộ. hiện đã được chủ đầu tư là Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng Khu đô thị mới Hà Nội hoàn thành nhưng chưa có bất kỳ hộ dân nào chuyển về sinh sống.

Dự này này bỏ hoang diễn ra trong khi thị trường bất động sản Hà Nội đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt căn hộ, đặc biệt là đối với những người có thu nhập trung bình và thấp. Tình trạng bỏ hoang các căn hộ tái định cư gây ra sự lãng phí tài nguyên đất vàng, làm gia tăng áp lực lên nhu cầu nhà ở của người dân. Việc này cũng đặt ra câu hỏi về việc quản lý, sử dụng đất công hiệu quả và đúng mục đích.

Chính quyền Hà Nội đã từng cam kết sẽ triển khai các dự án tái định cư để giải quyết vấn đề nhà ở cho người dân khi thành phố phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, sự lãng phí tài nguyên này lại đi ngược lại mục tiêu của các dự án, khiến không ít người dân cảm thấy thất vọng. Hàng nghìn người dân đang phải sống trong điều kiện thiếu thốn, chật chội, trong khi các căn hộ tái định cư lại không được sử dụng đúng mục đích.

Thực tế, các dự án tái định cư ở Hà Nội không phải là hiếm trường hợp bỏ hoang. Cùng với CT2 Xuân La, nhiều dự án khác cũng đang rơi vào tình trạng tương tự, khiến cho nguồn tài nguyên đất đai tại những khu vực này không được khai thác hiệu quả.

Tình trạng lãng phí các căn hộ tái định cư ở Hà Nội cần phải được nhìn nhận và xử lý kịp thời, bởi đây là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng không chỉ đến người dân mà còn đến sự phát triển bền vững của thành phố.

Mới nhất, Bộ Xây dựng đã đưa ra chỉ đạo mạnh mẽ nhằm tháo gỡ các dự án nghìn tỷ đang dở dang, góp phần giảm thiểu lãng phí và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Việc này nhằm giải quyết tình trạng các công trình không được triển khai kịp thời, tồn đọng kéo dài, gây thất thoát nguồn lực và ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển cơ sở hạ tầng.

Theo thông tin từ Bộ Xây dựng, Cục Kinh tế - Quản lý đầu tư xây dựng được giao nhiệm vụ chủ trì việc rà soát và cập nhật đầy đủ các nội dung liên quan đến các dự án đang tồn đọng hoặc dừng thi công. Đặc biệt, các dự án lớn như Bệnh viện Ung bướu TP. Cần Thơ, cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, dự án chống ngập úng TP.HCM và Trung tâm điều hành Vicem đang là những công trình trọng điểm cần được tháo gỡ nhanh chóng.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành công điện 112 vào ngày 6/11/2024 yêu cầu các bộ ngành tập trung xử lý dứt điểm các dự án dừng thi công lâu dài, nhằm giảm thiểu tình trạng thất thoát và lãng phí. Công điện này đã nêu rõ các khó khăn mà các dự án gặp phải, trong đó có sự thiếu phối hợp giữa các cơ quan, các vướng mắc trong thủ tục hành chính và thiếu nguồn lực để triển khai công trình.

Theo ghi nhận của phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp và Hội nhập dự án khu tái định cư Xuân La hiện các tòa nhà hoàn thành với hàng trăm căn hộ, nhưng chưa có bất kỳ một cư dân nào về sinh sống. Một số khu vực đã xuống cấp, một vài người dân xung quanh đang tận dụng đất trống để trồng rau, thậm chí là bãi tập kết vật liệu xây dựng, bãi đỗ xe, rửa xe ô tô, sân chơi thể thao…

Dưới đây là những hình ảnh mới nhất về khu tái định cư bỏ hoang gây lãng phí.

Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm
Khu tái định cư Xuân La được đầu tư xây dựng gồm 4 tòa với 2 tháp chung cư 11 tầng (CT2 và CT3) và 2 tháp chung cư 17 tầng (CT1 và CT4) đáp ứng nhu cầu an cư của các hộ gia đình thuộc diện được đền bù tái định cư.
Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm
Dù đã hoàn thành nhưng hiện nay dự án này chưa có bất kỳ cư dân nào chuyển về sinh sống.
Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm
Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm
Cảnh tượng hoang hóa và xuống cấp tại dự án Khu tái định cư Xuân La.
Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm
Phía bên trong tầng 1 của toàn nhà ở dự án.
Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm
Xung quanh người dân đang tận dụng làm sân bóng chuyền.
Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm
Hình ảnh cho thấy sự xuống cấp của một công trình không được sử dụng.
Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm
Lối vào hầm gửi xe của toàn nhà dược bịt kín tôn và các cành cây khô.
Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm
Tòa cảnh dự án lối giữa các toàn nhà không một bóng người.
Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm
Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm
Một phần sân của tòa CT2 đang được tận dụng làm chổ rửa xe.
Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm
Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm
Bên lề các toàn nhà đang được tập kết vật liệu xây dựng của một hộ kinh doanh.
Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm
Phía bên trong rào đang được tận dụng trồng rau.
Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm
Một lối vào hầm xe của tòa nhà đầy rác và cành cây khô bủa vây.
Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm

Vị trí chung cư tái định cư Xuân La được quy hoạch chung của khu đô thị mới Tây Hồ Tây, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Dự án có vị trí đắc địa khi được tiếp giáp với các cung đường lớn như đường Võ Chí Công, đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài, đường Hoàng Quốc Việt.
Bài II: Hàng trăm căn hộ tái định cư thuộc Khu tái định cư Xuân La bỏ hoang lâu năm

Khu tái định cư Xuân La có vị trí đắc địa tại Khu đô thị Tây Hồ.
Khu nhà ở tái định cư Xuân La có vị trí thuận lợi về giao thông, tiếp giáp 2 mặt đường của Khu đô thị Tây Hồ Tây ( phía Bắc giáp đường 40m, phía Đông giáp đường 17,5m).

Chung cư tái định cư Xuân La nằm trong khu vực được đánh giá là có tốc độ phát triển nhanh và sôi động bậc nhất của Hà Nội. Trong đó, dự án nằm trong khu đô thị mới Tây Hồ Tây đang đã được phê duyệt một trong những khu đô thị kiểu mẫu lớn nhất miền Bắc. Khu tái định cư Xuân La được xây dựng với quy mô gồm 2 khu nhà ở 17 tầng (CT1 và CT4) và 2 khu nhà ở 11 tầng (CT2 và CT3) phục vụ cho khoảng 2.800 người sinh sống.

Tin bài khác
Chủ tịch Fed: Nếu không vì thuế, lãi suất đã có thể được giảm

Chủ tịch Fed: Nếu không vì thuế, lãi suất đã có thể được giảm

Chủ tịch Fed Jerome Powell xác nhận kế hoạch áp thuế của Tổng thống Donald Trump đã khiến ngân hàng trung ương phải ngừng cắt giảm lãi suất như dự kiến.
Ngày 1/7/2025 sẽ đi vào lịch sử: 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Ngày 1/7/2025 sẽ đi vào lịch sử: 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Hôm nay (1/7/2025) cả 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Thời điểm này đánh dấu cuộc chuyển mình to lớn về quản trị quốc gia để phù hợp với kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đà Nẵng: Đội ngũ lãnh đạo mới với tầm nhìn cải cách và công nghệ

Đà Nẵng: Đội ngũ lãnh đạo mới với tầm nhìn cải cách và công nghệ

Sau khi hoàn tất sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Đà Nẵng đã hoàn thiện bộ máy lãnh đạo, với đội ngũ cán bộ có năng lực, kinh nghiệm thực tiễn và lý lịch chính trị vững vàng.
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Kiện toàn nhân sự tỉnh Khánh Hòa – Nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới

Kiện toàn nhân sự tỉnh Khánh Hòa – Nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới

Sáng ngày 30/6, Tại Hội trường Thành ủy Nha Trang, diễn ra Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, khởi đầu cho chính quyền hai cấp mới từ 1/7/2025. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước và đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.
Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Giữa căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc vẫn thể hiện được năng lực tự chủ công nghệ, đương đầu với lệnh hạn chế xuất khẩu từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
TP. Hồ Chí Minh: 107 đồng chí uỷ viên được chỉ định vào Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố

TP. Hồ Chí Minh: 107 đồng chí uỷ viên được chỉ định vào Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố

Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính tại TP. Hồ Chí Minh.
Quảng Trị – Quảng Bình hợp nhất: Một tỉnh, một khát vọng

Quảng Trị – Quảng Bình hợp nhất: Một tỉnh, một khát vọng

Từ 1/7/2025, Quảng Trị và Quảng Bình hợp nhất thành tỉnh Quảng Trị. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt hành chính - phát triển, mở ra cơ hội liên kết vùng và phát triển bền vững.
Danh sách Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Danh sách Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Từ ngày 1/7/2025, tất cả 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới chính thức đi vào hoạt động. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định chỉ định nhân sự giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành mới sau sáp nhập.
Bước ngoặt lịch sử: Phú Thọ vận hành bộ máy mới sau sáp nhập 3 tỉnh

Bước ngoặt lịch sử: Phú Thọ vận hành bộ máy mới sau sáp nhập 3 tỉnh

Lễ công bố tổ chức hành chính mới của tỉnh Phú Thọ diễn ra ngày 30/6, đánh dấu bước chuyển lịch sử với mô hình phát triển đa trung tâm, tích hợp cao.
Hân hoan trong ngày vui lớn

Hân hoan trong ngày vui lớn

Hôm nay 30/6/2025 đã được xác định là thời điểm trọng đại, khi các tỉnh thành công bố sự kiện hợp nhất địa giới, chung hòa đơn vị hành chính. Nhiều hoạt động chào mừng, ghi nhận đang sôi nổi diễn ra.
Hải Phòng – Hải Dương công bố nghị quyết sáp nhập hành chính: Dấu ấn cải cách từ Trung ương đến cơ sở

Hải Phòng – Hải Dương công bố nghị quyết sáp nhập hành chính: Dấu ấn cải cách từ Trung ương đến cơ sở

Sáng 30/6/2025, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng diễn ra Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã; kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện; thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, xã, phường, đặc khu đã diễn ra trọng thể.
Giang sơn được sắp xếp lại: Không chỉ gọn hơn mà còn để phát triển mạnh mẽ hơn

Giang sơn được sắp xếp lại: Không chỉ gọn hơn mà còn để phát triển mạnh mẽ hơn

Sau Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu, từ ngày 1/7/2025, tất cả 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới chính thức đi vào hoạt động, giảm 29 đơn vị so với trước. Cuộc “sắp xếp lại giang sơn” được nhìn nhận “không chỉ để gọn hơn mà còn để phát triển mạnh mẽ hơn…”.
Sáp nhập tinh giản hành chính có làm đánh mất địa danh?

Sáp nhập tinh giản hành chính có làm đánh mất địa danh?

Có một nhận định chung đang rất được lan tỏa với cộng đồng, là từ ngày 01/7, nhiều địa danh tỉnh thành sẽ mất đi, khi chính quyền thay đổi cấp bậc quản lý hành chính và tinh giản địa giới một số địa phương. Song điều đó có thật không, hay chúng ta cần cởi mở góc nhìn để nhìn nhận vấn đề?
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.