Singapore đất nước của cuộc đua giáo dục

00:00 12/10/2020

DNHN: Singapore đất nước của cuộc đua giáo dục không phải đương nhiên mà chúng ta có thể nói như vậy tuy nhiên trích lời của vị Thủ Tướng đầu tiên của Singapore Lý Quang Diêu “Nếu thắng trong cuộc đua giáo dục, sẽ thắng trong phát triển kinh tế” chính vì thế Lý Quang Diệu đã chọn tiếng anh làm ngôn ngữ chính cho quốc gia mặc dù nguyên gốc của ông là người Hoa.

Lý Quang Diệu giải thích sử dụng ngôn ngữ tiếng anh sẽ giúp người dân Singapore dễ dàng tiếp xúc với các nước phát triển như Mỹ, Anh, Úc và cả thị trường mới nổi là Ấn Độ, Malaysia, những nước có số người sử dụng tiếng Anh rất cao và lại rất gần Singapore! Do đó, Chính phủ Singapore chủ trương mọi người đều phải học và sử dụng tiếng Anh. Thủ tướng Lý Quang Diệu từng nhắc nhở dân chúng rằng, nếu không học tiếng Anh, Chính phủ sẽ không đảm bảo được việc làm cho mỗi người. “Nếu chúng tôi học một thứ tiếng mẹ đẻ, chúng tôi sẽ không thể kiếm sống được” – Lý Quang Diệu viết trong hồi ký của mình.

giao-duc-singapore-2

Thủ Tướng Lý Quang Diệu " người đặt nền móng ngôn ngữ cho Singapore ( ảnh internet) Hàng năm, Chính phủ Singapore dành 20% tổng ngân sách quốc gia cho việc đầu tư vào giáo dục - chiếm tỷ trọng đầu tư lớn nhất trong tất cả các ngành. Singapore được xếp hạng là một trong những nước an toàn nhất và được CBN bình chọn là thành phố sạch nhất hành tinh. "Đảo quốc sư tử" này cũng được tổ chức y tế thế giới xếp hạng là có hệ thống chăm sóc sức khoẻ đứng thứ 6 trên toàn thế giới. Dù nguồn tài nguyên thiên nhiên ít ỏi nhưng kinh tế Singapore được xếp hàng đầu với thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 3 trên thế giới và được xếp hạng là trung tâm tài chính thứ 4 trên toàn cầu. Điều khiến quốc gia nghèo tài nguyên này có nhiều thứ hạng "nhất" như vậy, chính là yếu tố con người, là trí tuệ, sự phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức. Nguồn gốc của sự thành công này là định hướng và sự đầu tư đúng đắn cho giáo dục. Giáo dục Singapore đặt mục tiêu cao nhất cho việc phát huy khả năng của học sinh, sinh viên. Hệ thống giáo dục được phân cấp ngay từ ban đầu Ngay từ cấp tiểu học, sau khi hoàn thành lơp 3, học sinh đã bắt đầu phân cấp theo khả năng học tập, các em có kết quả học tập cao hơn có thể lựa chọn vào học chương trình khó hơn. Kết thúc giai đoạn trung học cơ sở, sau khi thi lấy chứng chỉ O-level, học sinh sẽ lựa chọn một trong 3 hướng tuỳ theo trình độ và sở thích. Đó là học 3 năm chương trình cao đẳng thực hành tại các trường công nghệ bách khoa Singapore hoặc học 2 năm bằng cao đẳng nghề để đi làm. Sự phân cấp nhưng cũng linh hoạt trong hệ thống giáo dục Singapore giúp sinh viên dễ dàng hơn trong việc định hướng kế hoạch học tập cho bản thân. Học sinh, sinh viên hoàn toàn chủ động trong việc định hướng con đường học tập và tương lai nghề nghiệp của mình dựa trên khả năng của bản thân Chất lượng giáo dục luôn luôn được chú trọng cả về cơ sở vật chất và tài sản trí tuệ. Theo QS Best student cities 2012, Singapore được xếp hạng là thành phố đào tạo đại học tốt nhất châu Á

giao-duc-singapore

Hệ thống các trường tư đào tạo bậc đại học và sau đại học tại Singapore được định hướng theo chủ trương "đi tắt đón đầu". Điều này có nghĩa là họ không tự cấp bằng đại học và sau đại học mà tìm kiếm, liên kết đào tạo với các đại học đối tác nước ngoài - những trường đã có kinh nghiệm đào tạo lâu năm và đã được thế giới công nhận về chất lượng đào tạo. Bằng cấp sẽ do các trường đại học đối tác cấp cho sinh viên khi các em hoàn thành chương trình học tại Singapore, cho phép sinh viên được học các chương trình tiên tiến của các quốc gia phát triển hơn với một mức chi phí vừa phải.

giao-duc-singapore-1

Giáo dục được kiểm soát chặt chẽ bởi Uỷ ban quản lý các trường tư Council for Private Education (CPE) trực thuộc bộ giáo dục Singapore với các chính sách ngặt nghèo, đảm bảo chất lượng đào tạo, bằng cấp và đặc biệt là chính sách bảo vệ sinh viên quốc tế đến theo học tại Singapore. PV.DNHN