Hành vi giả mạo facebook để làm nhục, vu khống người khác sẽ bị xử lí như thế nào?

00:00 12/10/2020

Hiện nay có rất nhiều người lợi dụng các trang mạng xã hội như Facebook để công khai nói xấu, làm nhục, bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, có dấu hiệu hình sự về hành vi vu khống hoặc làm nhục người khác. Chính vì vậy hãy lên tiếng tố cáo hoặc khởi kiện người đó ra tòa vì họ đã vi phạm luật pháp. Đừng im lạnh và tiếp tay cho tội phạm hoành hành.

co-duoc-to-cao-nguoi-vi-pham-phap-luat-len-facebook

Hành vi làm nhục được hiểu là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Còn hành vi vu khống là hành vi bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Hành vi giả mạo facebook của người khác để xuyên tạc, xúc phạm danh dự, uy tín của công dân là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Vấn đề này được điều chỉnh bởi Luật Công nghệ thông tin năm 2006 và Bộ luật hình sự năm 1999 (Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 – “BLHS”).

“Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm

  1. Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm mục đích sau đây:
  1. d) Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân;

Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về công nghệ thông tin thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Như vậy, đối tượng có hành vi lập facebook giả tùy theo mức độ mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc phải bồi thường nếu gây thiệt hại.

  1. a) Xử phạt vi phạm hành chính:

Hành vi giả mạo facebook, giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác có thể bị phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng (điểm b khoản 5 Điều 6 Nghị định 63/2007/NĐ-CP):

“5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  1. b) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác”.

Tùy tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

  1. b) Truy cứu trách nhiệm hình sự

Trong trường hợp người giả mạo facebook để xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, người giả mạo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội làm nhục người khác” theo quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự:

“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a - Phạm tội nhiều lần;

b - Đối với nhiều người;

c - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d - Đối với người thi hành công vụ;

đ - Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

  1. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Vì vậy, khi phát hiện hành vi pháp luật như trên, người bị hại và bất cứ ai cần thu thập chứng cứ và làm đơn tố giác đến cơ quan công an để kịp thời có biện pháp xử lý, nhằm góp phần làm trong sạch, lành mạnh môi trường mạng xã hội.

Th.s Vũ Thị Minh Huyền